Khơng gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 65 - 68)

- “cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thá gì hết Nằm trong tù rồi mà cịn dám rủ rê lão đề lao làm giặc”( lời Cả Khang ) [32,tr 36]

3.5.2.2. Khơng gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật

Khơng gian nghệ thuật cũng là khơng gian hiện thực, khơng gian đời thường. Một làng Mùi yên tĩnh nhưng u ám, khép kín, ngơ ngác xa lạ trứơc những biến động của

thời cuộc. Một ngơi làng diển hình của Trung Quốc thời cách mạng Tân Hợi, với

đầy rẫy những hủ tục, lề thĩi, với đủ mọi thành phần : từ những kẻ hạ lưu như bọn thanh niên vơ cơng rồi nghề, những cố nơng như cu D, Vương râu xồm, vú Ngị….đến tầng lớp thượng lưu như cụ Triệu, cụ Cử, cậu Tú, Tây giả. Chính thứ

văn hố lai căng cùng với những con người trong khơng gian hẹp ở làng Mùi đã gĩp phần sản sinh ra tính cách điển hình AQ.

Phần lớn trong AQ chính truyện, tác giả sử dụng thời gian hiện thực gắn với những biến cố trong đoạn đời của nhân vật AQ (từ khi xuất hiện cho đến lúc chết) khi thì gấp gáp khẩn trương, khi thì từ từđều đều phù hợp với những “thăng trầm” trong cuộc đời AQ. Thỉnh thoảng tác giả sử dụng thời gian tương lai khi kể về

những giấc mơ quyền lực của AQ với mục đích châm biếm, phê phán. Điều đĩ chứng tỏ sựđa dạng trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn .

3.5.2.3. Người k chuyn

Cũng như Thuốc, người kể chuyện trong AQ chính truyện khơng xuất hiện một cách trực tiếp, mà dẫn truyện ở ngơi thứ 3, nghĩa là người kể chuyện cũng rất khách quan. Tuy nhiên, khi cần biểu lộ một thái độ rõ ràng, một tình cảm yêu ghét dứt khốt thì người kể chuyện cũng khơng ngần ngại xuất đầu lộ diện, đối thoại trực tiếp với độc giả. Chỉ cĩ điều, nếu như trong Thuốc, ngơn ngữ của người kể chuỵên phần lớn thiên về đau xĩt, phẫn uất, ngậm ngùi, thì trong AQ chính truyện lại nghiêng về hài hước, châm biếm, đơi khi là giễu cợt.

Chúng ta bắt gặp giọng điệu hài hước của người kể chuyện ngay từ cách giới thiệu lai lịch, tên tuổi của nhân vật AQ. Ngay cả khi kể về việc AQ bị cụ Cố nhà họ

Triệu đánh, người kể chuyện cũng khơng dấu được cảm xúc khi nhận xét về uy thế

tinh thần, uy thế chính trị tuyệt đối của giai cấp địa chủở nơng thơn, cùng với thái

độ phê phán người dân làng Mùi đã trở nên mê muội đến mức chỉ biết phụ hoạ giai cấp địa chủ:

Theo lệ thường, ở làng Mùi, nếu tên Kèo đánh tên Cột, anh Ba đánh anh Năm thì xưa nay chẳng ai để ý đến cả. Nhưng cĩ dính dáng đến một nhân vật “xù”

như là cụ Cố nhà họ Triệu chẳng hạn thì mới cĩ tiếng đồn. Lúc đĩ cĩ tiếng đồn thì khơng những người đánh đã cĩ danh giá mà luơn cả người bịđánh cũng nhờ đĩ mà lẫy lừng. Cịn như nĩi đến sự phải trái thì nhất định là lỗi về AQ rồi, khơng cần phải bàn nữa. Tại sao vậy ? Thì chả lẽ cụ Cố nhà họ Triệu lại cĩ thể cĩ lỗi được hay sao ? [37,tr121]

Phê phán thái độ “sợ người ác, nhưng lại bắt nạt người lành” để giải toả, tìm cách quên đi hiện trạng bị áp bức của AQ, người kể chuyện hết sức hài hước song cũng khơng kém phần phẫn nộ :

….rồi AQ véo một cái vào má cơ tiểu. Bao nhiêu người trong quán lại cười ồ

lên một thơi nữa.AQ đắc ý. Muốn cho bấy nhiêu “khán giả” được hài lịng y rán sức véo luơn một cái nữa thật mạnh vào má cơ bé rồi buơng tay. Sau khi lập được chiến cơng này, AQ quên cả Vương râu xồm, quên cả lãoTây giả rồi ; và hình như

bao nhiêu nỗi bất bình, bao nhiêu điều xúi quẩy ngày hơm ấy đã rửa sạch sành sanh. Mà lạ lùng thay, lúc bấy giờ y nghe hình như người y nhẹ hẳn đi, nhẹ hơn hẳn lúc bị mấy ba-toong đánh đốp ! đốp vào dầu nữa. AQ hớn hở tựa hồ như bay bổng lên tít mãi trên mấy từng mây [37,tr127]

Song đơi khi người kể chuyện cũng tỏ ra thương cảm, xĩt xa cho thân phận làm thuê của người nơng dân AQ : muốn đem sức lao động của mình đổi lấy miếng cơm nuơi thân mà cũng khơng được, bị đồng loại tẩy chay, bị đẩy vào bứơc đường cùng mà phải làm liều, nên dường như người kể chuyện đã khơng ngần ngại nhập vai vào nhân vật để bộc lộ thái độ, tâm tư

…..thế rồi, cũng như mọi hơm , sau khi ngủ dậy, AQ bước ra đi rong trên con

đường làng. Bây giờ y khơng nghe da thịt buốt như lúc ở trần nữa, nhưng dần dần y lại cứ cảm thấy trên đời cĩ cái gì là lạ thật. Tuồng như tất cả bọn đàn bà con gái làng Mùi từ hơm nay trở đi bỗng dưng đau nhau mà hổ ngươi. Cứ thấy mặt AQ ở đâu là chúng nĩ xơ nhau trốn biệt vào tận trong cửa(….)Rồi đến những ngày sau, AQ càng thấy nhiều sự lạ lùng khác nữa. Một là lão chủ quán rượu nhất định khơng bán chịu cho y nữa. Hai là lão từởđền Thổ Cốc cũng nĩi lẩm bẩm như muốn ngỏ ý thúc giục y dọn đi chỗ khác. Ba là khơng nhớ rõ bao nhiêu ngày trời rồi nhưng đã

khá lâu khơng hề cĩ người nào gọi y đi làm nữa. Cửa hàng rượu khơng bán chịu thì nhịn đi cũng xong, lão từ muốn đuổi thì lần lữa cịn cĩ thểđược, chỉ cĩ điều khơng ai gọi đi làm thì chết đĩi” [37,tr 137-138]

Như vậy cĩ thể thấy, vai trị dẫn dắt của người kể chuyện trong AQ chính

truyện khá linh động, đa dạng. Nhờ sự xáo trộn đan chéo giữa lời tác giả và lời nhân vật tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn sinh động của lối kể chuyện, đồng thời soi sáng

được tâm lý, tính cách nhân vật. Điều đĩ giúp cho câu truyện trở nên hấp dẫn người

đọc hơn

Tĩm lại : qua hai tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện, người đọc hình dung

được một Lỗ Tấn yêu thương và căm giận, lạnh lùng khách quan nhưng đầy ưu ái sâu xa “một tài năng nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu của nhà tư tưởng, nhiệt tình của nhà yêu nước và sự chắt lọc của cây bút cổ Trung Hoa” [12,tr 24]. Nhà văn đã tạo ra tác phẩm song tác phẩm cũng tạo ra nhà văn, nĩi như nhà thơ Đức H.Hainơ : cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ khơng nên tìm ở đâu khác, mà phải chính trong tác phẩm của họ.

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)