Một số thủ tục kiểm toán doanh thu vẫn chưa được kiểm toán viên quan tâm

Một phần của tài liệu v6174 (Trang 102 - 106)

III. NHẬN XÉT VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO ERNST & YOUNG THỰC HIỆN

2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán doanh thu áp dụng tại Ernst & Young Việt Nam

2.2. Một số thủ tục kiểm toán doanh thu vẫn chưa được kiểm toán viên quan tâm

quan tâm

- Đối với thủ tục phân tích:

Thủ tục phân tích là một thủ tục rất quan trọng được sử dụng trong kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán doanh thu nói riêng. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 "quy trình phân tích" quy định: "Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán".

Trong kiểm toán doanh thu, các kiểm toán viên của Ernst & Young Việt Nam đã thực hiện các thủ tục phân tích và coi đây là thủ tục quan trọng nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực tế kiểm toán doanh thu tại khách hàng là công ty ABC và công ty XYZ, em nhận thấy việc phân tích được các kiểm toán viên tiến hành mới chỉ chú trọng tới một số tỷ suất tài chính và so sánh doanh thu giữa các khách hàng khác nhau của công ty được kiểm toán trong các thời kỳ (quý, tháng, năm) chứ không so sánh doanh

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

thu của công ty được kiểm toán với các công ty khác cùng quy mô hoạt động trong ngành để thấy rõ hơn hiệu suất và năng lực cũng như xu hướng phát triển của công ty khách hàng.

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng không so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch của khách hàng hay so sánh giữa doanh thu thực tế của khách hàng với doanh thu theo ước tính của kiểm toán viên.

Theo em, bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu mà kiểm toán viên đã thực hiện trong quy trình kiểm toán doanh thu của 2 công ty ABC và XYZ, kiểm toán viên nên xây dựng các ước tính đối với khoản mục doanh thu để so sánh và đánh giá mức độ hợp lý của doanh thu. Kiểm toán viên cũng có thể so sánh doanh thu bán hàng giữa các kỳ trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán để kiểm tra tính hợp lý của doanh thu và chi phí. Việc so sánh này có thể thực hiện như biểu sau:

Biểu số 27: So sánh doanh thu bán hàng trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán của công ty XYZ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Chênh lệch

Số tiền %

Doanh thu bán hàng 384,120,059,174 252,823,727,239 131,296,331,935 51.9 Giá vốn hàng bán 309,097,477,321 208,032,870,477 101,064,606,844 48.6

GVHB/DTBH (%) 80.5 82.3

Như vậy thông qua việc tính toán trên có thể thấy doanh thu bán hàng tăng lên với mức tăng lớn hơn so với giá vốn hàng bán, điều này thể hiện tình

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

hình kinh doanh của doanh nghiệp là rất tốt. Mặt khác qua tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu bán hàng có thể thấy tỷ lệ này giảm đi so với năm trước càng khẳng định cho kết luận trên. Kiểm toán viên có thể tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, theo dự đoán có thể là do giá bán tăng lên trong khi các chi phí đầu vào vẫn không thay đổi, cũng có thể doanh nghiệp đã tìm ra phương pháp làm giảm chi phí…

Việc xây dựng số ước tính kiểm toán đối với doanh thu dựa vào các nguồn tài liệu độc lập như: xu hướng bán hàng và hàng bán bị trả lại năm trước và năm nay; giá vốn hàng bán, đơn giá hàng bán năm trước và năm nay; doanh thu từ khách hàng chủ yếu …

Cụ thể với khách hàng là công ty XYZ, kiểm toán viên xây dựng số ước tính dựa vào số lượng hàng hoá tiêu thụ từng tháng do phòng bán hàng cung cấp và căn cứ theo đơn giá của từng mặt hàng để tiến hành ước tính doanh thu tiêu thụ trong kỳ theo biểu sau:

Biểu số 28: Ước tính doanh thu bán hàng của công ty XYZ

Ernst & Young Việt Nam

Khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: S3-2

Niên độ kế toán: 31/12/2005 Người lập: ngày tháng Bước công việc: Ước tính doanh thu bán hàng Người soát xét: ngày tháng

STT Mặt hàng

Số lượng (nghìn chiếc) Đơn giá Số tiền Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 1 Honda 590 570 600 720 780 850 4,110 30 123,300 2 Suzuki 84 75 70 80 50 1 360 35.5 12,780 3 Yamaha 140 130 135 125 170 190 890 54 48,060 4 Khác 40 35 30 30 35 50 220 28.5 6,270

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

5 Xuất khẩu 20 25 25 20 25 40 155 65 10,075

6 GMN 6 - 7 30 25 45 113 47.5 5,367.5

Cộng 205,852.5

Số trên sổ 207,546.5

C/lệch 1,694

Số liệu ước tính của kiểm toán viên nhỏ hơn so với số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp khoảng 1,694 triệu. Tuy nhiên sự chênh lệch này là do trong quá trình ước tính, kiểm toán viên đã sử dụng đơn giá từng mặt hàng cố định cho tất cả các tháng và số lượng hàng bán ra đã được làm tròn một cách tương đối cho dễ tính toán. Trên thực tế giá bán của các mặt hàng này không ổn định và có xu hướng ngày càng tăng, do đó kiểm toán viên xác định doanh thu bán hàng của doanh nghiệp không có những sai sót lớn.

- Khi tiến hành kiểm tra hàng bán bị trả lại của công ty XYZ, kiểm toán viên mới chỉ thực hiện phân tích hàng bán bị trả lại của kỳ này so với kỳ trước, so sánh tỷ lệ hàng bán bị trả lại trên tổng doanh thu… xem xét các biến động của chúng và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tuy nhiên kiểm toán viên lại không tiến hành kiểm tra chi tiết và kiểm tra tính đúng kỳ của hàng bán bị trả lại để đánh giá tính trung thực và hợp lý.

- Đối với doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, kiểm toán viên chỉ thực hiện việc so sánh đối chiếu giữa số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên bảng cân đối thử của kiểm toán viên và với số tổng cộng trên sổ chi tiết tài khoản tương ứng. Kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ cụ thể để xem xét tính có thực, tính đầy đủ hay việc phân loại… của các khoản thu nhập này; kiểm toán viên cũng không thực hiện phân tích các khoản thu nhập này giữa các kỳ với nhau để tìm ra xu hướng biến động, những thay đổi bất thường và tìm hiểu nguyên nhân.

- Ngoài ra, thực hiện so sánh tỷ lệ giữa số dư các tài khoản phải thu với doanh thu bán chịu của kỳ này so với kỳ trước cũng có thể cho phép kiểm toán viên nhận định về tính trung thực của các khoản doanh thu bán chịu.

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

Việc sử dụng hài hoà các tỷ suất trong thủ tục phân tích sẽ giúp kiểm toán viên có sự nhìn nhận về vấn đề một cách rõ ràng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Còn đối với việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, đây không phải là công việc khó khăn vì bước công việc này chỉ là xem xét các nghiệp vụ có thực sự phát sinh hay được ghi nhận một cách đầy đủ không, hoặc xem xét các số liệu có được ghi chép đẩy đủ chính xác lên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp không, các chứng từ có đầy đủ các chữ ký của những người có liên quan hay không…công việc này thường tốn thời gian nhưng để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các khoản doanh thu kiểm toán viên nên thực hiện một cách đầy đủ.

Trên đây là toàn bộ những ý kiến nhận xét về chương trình kiểm toán doanh thu áp dụng tại Ernst & Young Việt Nam và những đề xuất của em nhằm nâng cao công tác kiểm toán phần hành này góp phần đẩy mạnh sự phát triển và thành công của Ernst & Young Việt Nam hơn nữa. Để thực hiện được những điều đó, theo em trước hết phải đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn không chỉ của các kiểm toán viên và Ban Giám đốc Ernst & Young Việt Nam mà còn cần được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng của nhà nước.

Về phía các kiểm toán viên, Ernst & Young Việt Nam đã có được một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao nhưng các kiểm toán viên cũng cần không ngừng tự nâng cao hơn nữa và cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, thực hiện kiểm toán theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế được thừa nhận rộng rãi, tuân thủ đầy đủ các thủ tục theo quy trình kiểm toán mà Ernst & Young Việt Nam đã xây dựng.

Về phía công ty, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác soát xét hồ sơ kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán, thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và cập nhận kiến thức cho các kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu v6174 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w