Chương trình kiểm toán áp dụng tại Ernst & Young Việt Nam

Một phần của tài liệu v6174 (Trang 49 - 53)

I. TỔNG QUAN VỀ ERNST & YOUNG VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển

4.Chương trình kiểm toán áp dụng tại Ernst & Young Việt Nam

Tại Ernst & Young, các cuộc kiểm toán đều được tiến hành theo một trình tự chuẩn được áp dụng trên toàn cầu dựa trên phương pháp kiểm toán GAM. Căn cứ vào các đặc điểm riêng tại mỗi nước cũng như qui mô, ngành nghề của công ty khách hàng, các kiểm toán viên sẽ xây dựng nên những chương trình kiểm toán phù hợp cho công ty được kiểm toán. Phương pháp này tuân thủ chặt chẽ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và sửa đổi phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chương trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam bao gồm 14 bước chia thành 5 giai đoạn được khái quát theo biểu đồ sau:

Sơ đồ 3: Các công việc thực hiện trong phương pháp kiểm toán GAM Error: Reference source not found

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

49

Giai đoạn 1:Công việc thực hiện trước khi kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, chỉ được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn. Giai đoạn này bao gồm hai bước như sau: Thảo luận về đề nghị kiểm toán và sự mong đợi của khách hàng; lựa chọn nhóm kiểm toán.

Ở bước thứ nhất, các trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn thực hiện việc chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán. Trong đó họ xem xét đặc điểm của cuộc kiểm toán trên một số khía cạnh như sau:

- Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng - Thảo luận về các điều khoản của hợp đồng

Ở bước thứ hai, họ thực hiện việc xác định các thành viên tham gia vào cuộc kiểm toán trên một số khía cạnh sao cho phù hợp nhất với đặc điểm của cuộc kiểm toán đã được nhận định ở bước thứ nhất.

Giai đoạn 2: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc kiểm toán gồm 6 bước như sau:

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng: các nhân viên thực hiện thủ tục thu thập thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nhằm đạt được sự hiểu biết về hoạt động của khách hàng một cách chung nhất. Sau đó kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích đối với các thông tin thu thập được nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán

- Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ: Các kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên 4 yếu tố:

+ Môi trường kiểm soát + Các thủ tục kiểm soát

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

+ Hệ thống kế toán + Kiểm toán nội bộ

- Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ: Các trưởng nhóm kiểm toán và các cấp cao hơn lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ dựa trên những thông tin có được từ các bước trên, đặc biệt là các thông tin thu thập được từ thủ tục phân tích để xác định các trọng tâm cần phải tập trung cho cuộc kiểm toán.

- Tìm hiểu, xác định và đánh giá các chu trình kế toán quan trọng và các thủ tục kiểm soát có liên quan.

- Thực hiện thủ tục kiểm soát: ở bước này, sau khi lập kế hoạch tổng quát, các thành viên của nhóm kiểm toán thực hiện theo kế hoạch đó, thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích. Từ đó đánh giá được tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời tiến hành điều chỉnh dần kế hoạch kiểm toán sao cho phù hợp.

- Thực hiện ước lượng mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán: Sau khi đã có những hiểu biết cụ thể hơn và có những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch kiểm toán tông quát, các trưởng nhóm và các cấp cao hơn sẽ thiết kế chương trình kiểm toán. Công việc này bao gồm:

+ Thiết kế các thủ tục kiểm soát + Thiết kế các thủ tục phân tích

+ Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Trên cơ sở các kế hoạch đã được lập ra về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng sẵn, Ernst & Young Việt Nam đã tiến hành thực hiện kiểm toán một cách toàn diện, theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Giai đoạn này bao gồm ba bước cơ bản, Ernst & Young sẽ thực hiện rà soát lại lần nữa hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đưa ra mức đánh giá cuối cùng về rủi ro, mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản bao gồm các thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong kiểm toán tài chính của Ernst & Young, việc kiểm tra

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

các tài khoản về hình thức là riêng biệt nhưng các kiểm toán viên luôn xem xét chúng trong các mối quan hệ nội tại có ảnh hưởng đến kiểm toán. Kiểm toán viên đã kết hợp giữa kiểm tra chi tiết với tổng hợp, kết hợp giữa tổng hợp với phân tích. Vừa nghiên cứu tổng quan, vừa đi sâu điều tra chọn mẫu, khai thác tối đa những biên bản, những kết luận sẵn có…

Giai đoạn 4: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo

Kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm tiến hành tổng hợp kết quả và lập Thư quản lý và Báo cáo kiểm toán trình lên cấp cao hơn để xét duyệt sau đó gửi cho khách hàng.

Báo cáo kiểm toán bày tỏ ý kiến của công ty Ernst & Young về Báo cáo tài chính của khách hàng.

Thư quản lý chi tiết nêu lên các điểm yếu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng mà kiểm toán viên phát hiện ra trong suốt quá trình kiểm toán.

Việc lập Báo cáo kiểm toán tuân thủ theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp thuận. Công việc kiểm toán sau khi kết thúc luôn góp phần làm cho tình hình tài chính của khách hàng trở nên tốt hơn, việc ghi chép sổ sách có khoa học hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 5: Công việc thực hiện sau kiểm toán

Giai đoạn này bao gồm hai bước: Xử lý các vấn đề phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán, mức độ thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ mà công ty cung cấp.

Khi công việc kiểm toán kết thúc cũng là lúc kiểm toán viên lập xong Báo cáo kiểm toán, nếu có một số vấn đề phát sinh liên quan đến việc điều chỉnh hay sửa đổi lại Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng thì kiểm toán viên vẫn có trách nhiệm xem xét lại từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Phần việc cuối cùng các kiểm toán viên cần tiến hành trong giai đoạn này là đánh giá hiệu quả của cuộc kiểm toán. Chất lượng công việc của các

Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44

nhân viên được đánh giá theo các tiêu thức khác nhau. Qua đó đánh giá sự thoả mãn của khách hàng đối với cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu v6174 (Trang 49 - 53)