II. Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm công ở việt nam đến năm
2. Giải pháp chi tiết nhằm phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc là mở Việt
2.3. Đối với hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động
- Để hoạt động thông tin thị trường lao động thu được kết quả cao thì cần trang bị cho cán bộ, nhân viên trong các trung tâm các phương pháp tiếp cận thị trường lao động, bao gồm:
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp kiểm tra, đánh giá thông tin
Phương pháp dự báo thông tin thị trường lao động
Bên cạnh đó cần trang bị cho đội ngũ nhân viên kiến thức về việc quản lý các thông tin hiện có, đặc biệt là cung cấp cho mạng lưới cộng tác viên của các trung tâm cách thức thu thập thông tin ở các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động.
- Để thực hiện hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động đạt hiệu quả cao thì các trung tâm cần tiến hành thường xuyên các cuộc gặp gỡ và tham quan các doanh nghiệp, những nơi sử dụng lao động; thu thập các thông tin về nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của người công nhân cần có từ đó sẽ có các kế hoạch hợp lý cho việc cung cấp thông tin cho khách hàng.
- Cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, quy trình thu thập và tổng hợp thông tin thị trường lao động cho các trung tâm để các trung tâm có thể đưa ra các thông tin chính xác cho khách hàng. Xây dựng và chuẩn hoá các bản ghi, bản danh mục, mã hoá các thông tin trong các trung tâm.
- Nên thiết lập một mạng thông tin chung (quốc gia) hoặc hình thành “Trung tâm thông tin và dự báo thị trường lao động” để tổ chức thu thập, tổng hợp và cung ứng thông tin thị trường lao động cho tất cả các trung tâm một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Các thông tin này thường tập trung vào việc xác định nhu cầu lao động, cung ứng lao động. Nên xây dựng một phần mềm riêng cho việc xử lý các thông tin thu thập được của từng trung tâm
- Tổ chức các khoá đào tạo tin học (tin học cơ bản, tin học nâng cao, quản trị mạng). Tổ chức cho cán bộ trong các trung tâm các lớp đào tạo về nghiệp vụ thống kê thông tin thị trường lao động để nâng cao nhận thức của các cán bộ về nghiệp vụ của mình, cung cấp thêm
kỹ năng cho người cán bọ trong việc thu thập thêm các thông tin thị trường lao động để cung cấp cho khách hàng.
2.4. Đối với hoạt động tổ chức sản xuất, dịch vụ qui mô nhỏ
- Nên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để hiệu quả của hoạt động này được tăng lên
- Cần có các biện pháp khuyến khích lao động chỉ nên tham gia hoạt động này trong một thời gian ngắn, vì đây chỉ là công việc mang tính thạm thời giải quyết nhu cầu lao động học nghề trước mắt chưa có việc làm và không nên lạm dụng công việc này, nên tìm một công việc khác tốt hơn.
- Cần có các qui định cụ thể để chỉ rõ đây là một hoạt động mang tính chất bổ sung cho các hoạt động khác của trung tâm. Chính vì vậy các trung tâm không nên quá lạm dụng hoạt động này làm chệch các mục tiêu và nhiệm vụ chính của trung tâm
Kết luận
Trung tâm Giới thiệu việc làm ra đời là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của trung tâm trong những năm qua đã phần nào khẳng định tính đúng đắn của nó: không những góp phần hoàn thiện thị trường lao động nước ta mà còn góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Trong quá trình phân tích, đánh giá hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2004 chúng ta nhận thấy có nhiều thành quả đã đạt được, song bên cạnh những thành công đó thì vẫn còn rất nhiều bất cập trong hoạt động của các trung tâm. Qua quá trình phân tích, đánh giá trên luận văn đã phần nào đưa ra những hạn chế trong quá trình phát triển của các trung tâm và làm rõ được nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Trên cơ sở nguyên nhân của những tồn tại trên, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong quá trình phát triển của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm ở nước ta. Em mong rằng những giải pháp được đưa ra trong luận văn tốt nghiệp cuả mình có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm trong tương lai và giải quyết được một phần những bất cập trong giai đoạn hiện nay.
Phụ lục 1: tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giai đoạn 1998 – 2004 đơn vị tính:% Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Toàn quốc 6.85 6.74 6.24 6.31 6.03 5.81 5.60 Đồng Bằng Sông Hồng 8.25 8.00 7.34 7.22 6.62 6.42 6.02 Đông Bắc 6.95 6.59 6.48 6.38 6.15 5.97 5.41 Tây Bắc 5.92 5.87 6.02 5.83 5.19 5.13 5.36 Bắc Trung Bộ 7.26 7.15 6.87 6.68 5.83 5.44 5.40
Duyên Hải Nam Trung Bộ 6.67 6.55 6.31 6.04 5.54 5.50 5.69 Tây Nguyên 5.88 5.4 5.16 5.13 4.89 4.41 4.52 Đông Nam Bộ 6.44 6.33 6.16 5.93 6.31 6.18 5.90 Đồng Bằng Sông Cửu Long 6.45 6.4 6.15 6.11 5.52 5.30 5.01
Nguồn: Kết quả điều tra lao động – việc làm hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Phụ lục 2:
Báo cáo kết quả hoạt động của các Trung tâm Giới thiệu việc làm giai đoạn 1998 – 2004
Lĩnh vực hoạt động
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tư vấn 332650 456849 492827 450499 472246 509866 520130
Giới thiệu việc làm 175973 220943 272878 298456 301325 332380 355196 Dạy nghề 132875 144276 155247 198400 210268 230886 241777 Chuyển giao công nghệ 36575 32900 32490 31199 32275 33458 34487
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của các sở Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động giới
thiệu việc làm hàng năm
2. Bộ luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3. Tổng quan phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
4. Tác giả Robert Heron – Người dịch Lê Thị Lâm Ngà; năm 2000. “Báo cáo hội thảo quốc gia về dịch vụ việc làm trong khuôn khổ dự án RAS/M11/JPN”
5. Tác giả Nguyễn Hữu Dũng – Trần Hữu Trung; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; năm
1997. “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”
- Tạp chí thông tin thị trường lao động - Tạp chí Lao động – Xã hội
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế - Tạp chí Cộng Sản
- Báo đầu tư - Báo thanh niên