II. Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm công ở việt nam đến năm
1. Giải pháp tổng thể nhằm phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc là mở Việt Nam đến năm 2010.
1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về Trung tâm Giới thiệu việc làm
1.1.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ cho các trung tâm
Để tránh sự phát triển tràn lan của các Trung tâm Giới thiệu việc làm thì Nhà nước cần có các biện pháp để xoá bỏ các trung tâm làm việc không hiệu quả, hơn nữa Nhà nước cần xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, trong đó có qui định các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, Trung tâm Giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm báo một phần
chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ; là tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng, được phép giao dịch thông qua ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Thứ hai, điều kiện thành lập trung tâm: Trung tâm được thành lập phải có đủ năm điều kiện:
Phải có địa điểm làm việc đặt ở nơi thuận tiện cho việc giao dịch với diện tích sử dụng ít nhất là 500 m2 đất
Phải có trang thiết bị và phương tiên phù hợp với từng nhiệm vụ theo qui định chung của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Mỗi trung tâm phải có ít nhất 5 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật và ngoại ngữ
Đội ngũ cán bộ trong trung tâm phải có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực như: lao động, việc làm, thị trường lao động…
Trung tâm dự kiến được thành lập phải trong qui hoạch Trung tâm Giới thiệu việc làm
của địa phương đã được phê duyệt
Thứ ba, các trung tâm được thành lập có nhiệm vụ là: Tư vấn việc làm, học nghề, chính
sách có liên quan đến quan hệ lao động theo qui định của pháp luật lao động; Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu cần tìm việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và của cả nứơc; Ngoài các nhiệm vụ trên, các Trung tâm Giới thiệu vịêc làm được tổ chức dạy nghề và thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
1.1.2. Hoàn thành việc sắp xếp lại hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong cả nước để tiến hành qui hoạch hoặc sắp xếp lại. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một trung tâm thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu của thị trường lao động ở địa phương đó mà có thể tiến hành xây dựng thêm một số trung tâm thuộc các đoàn thể quần chúng và một số ngành đặc thù quản lý.
Các Trung tâm Giới thiệu việc làm đã thành lập nhưng không đủ điều kiện, chức năng hoạt động giới thiệu việc làm hoặc chỉ dạy nghề thì chuyển thành cơ sở dạy nghề theo Nghị định 90/CP; sang một số lĩnh vực khác hoặc giải thể.
Xác lập và thực hiện thống nhất vai trò quản lý nhà nước của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các Trung tâm Giới thiệu việc làm trên tất cả các mặt hoạt động. Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải giúp Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố sắp xếp, hướng dẫn hoạt động và quản lý các Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa phương. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan được quyền thoả thuận để UBND các tỉnh, thành phố, trung ương các tổ chức Chính trị xã hội – nghề nghiệp, các bộ, ngành đặc thù thành lập các Trung tâm Giới thiệu việc làm. Các đơn vị không được thỏa thuận cho thành lập sẽ không được tiến hành hoạt động giới thiệu việc làm. Có như vậy, hệ thống Trung tâm Giới
thiệu việc làm trong cả nước mới được sắp xếp hợp lý góp phần giải quyết cân đối cung – cầu trên thị trường lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng.
1.1.3. Xây dựng và ban hành các văn bản qui định chính sách tài chính đối với hoạt động của các trung tâm.
Xây dựng và ban hành Chính sách tài chính đối với các trung tâm qui định rõ: trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể nguồn thu, chi của trung tâm:
- Về nguồn thu của các trung tâm vẫn chủ yếu là thuộc trợ cấp của Nhà nước thông qua chương trình Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, một phần là nguồn thu từ công tác dạy nghề và hoạt động sản xuất dịch vụ qui mô nhỏ.
- Đơn vị giới thiệu việc làm được phép thu các khoản lệ phí như:
+ Được phép thu phí tư vấn việc làm, tư vấn nghề nghiệp cho các cá nhân tổ chức: khoản phí này do 02 bên tự thoả thuận.
+ Thu phí cung ứng lao động, giới thiệu việc làm đối với các cá nhân, tổ chức người sử dụng lao động có nhu cầu cần tuyển lao động thông qua đơn vị giới thiệu việc làm, phí này do hai bên tự thoả thuận nhưng không vượt quá 10% mức lương tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, sơ cấp nghiệp vụ, lao động phổ thông; không vượt quá 50% mức lương tháng đầu ghi trong hợp đồng cung ứng lao động đối với nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao (thạc sĩ trở nên), cán bộ sản xuất kinh doanh lao động là người nước ngoài.
- Trong giai đoạn tới cũng cần đa dạng các nguồn thu của các trung tâm như: tiếp tục cho phép thu phí đối với hoạt động dạy nghề và hoạt động xuất khẩu lao động đi nước ngoài nhưng đây chỉ là một mức phí nhỏ. Mức phí này nên do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định và Bộ cũng nên qui định biên độ giao động của mức phí (tức là Bộ nên qui định rõ mức phí thấp nhất và cao nhất mà một trung tâm có thể thu và Bộ nên đưa ra các điều kịên cụ thể để một trung tâm có thể thu ở mức phí như thế nào).
- Các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thể thực hiện quá trình kiểm tra giám sát hoạt động thu phí của các trung tâm. Để áp dụng được chế độ thu phí này thì các trung tâm trước hết cần nâng cao chất lượng hoạt động của mình, có như vậy mới tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng và khách hàng sẵn sàng trả một khoản phí để được tham gia dịch vụ của trung tâm.
1.1.4. Xây dựng chế độ chính sách cho cán bộ trong trung tâm
Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác giới thiệu việc làm vừa cần có kiến thức kinh tế xã hội tổng hợp, vừ cần phải có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ lao động – xã hội, đồng thời phải tâm huyết với nghề nghiệp. Muốn vậy trước hết cần xây dựng được một hệ thống giáo trình về giới thiệu việc làm về những nội dung và phương pháp hoạt động để trang bị chung cho cán bộ làm công tác này.
Cần trang bị cho cán bộ, nhân viên trong các Trung tâm Giới thiệu việc làm những kiến thức về tổ chức và quản lý trung tâm, kiến thức về tiếp đón và khai thác khách hàng.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên các Trung tâm Giới thiệu việc làm cần phải chú ý đến những nội dung, phương pháp hoạt động giới thiệu việc làm cho người tàn tật. Cần tổ chức một số lớp bòi dưỡng riêng cho cán bộ trong trung tâm về hoạt động giới thiệu việc làm dành cho người tàn tật.
Xây dựng chế độ, chính sách rõ ràng đối với các cán bộ của trung tâm như: chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng đào tạo… có như vậy mới khuyến khích các cán bộ tận tâm với công việc được giao. Bên cạnh đó, các cán bộ cũng cần có trách nhiệm thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình đáp ứng nhu cầu của công việc…
Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tiến hành các hoạt động tập huấn cho các cán bộ trung tâm hoặc thường xuyên tạo điều kiện cho các trung tâm tổ chức giao lưu nhằm bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các cán bộ. Các trung tâm nên có chế độ khuyến khích những cán bộ có các sáng kiến hay hoặc với những cán bộ luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình.