II. Một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm công ở việt nam đến năm
2. Giải pháp chi tiết nhằm phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc là mở Việt
2.1. Đối với hoạt động dạy nghề gắn với giải quyết việc làm
- Thứ nhất, tập trung vào công tác định hướng nghề nghiệp trong đó cần:
+ Thông qua các cuộc đàm thoại giữa cán bộ trong trung tâm và đối tượng lao động có thể giúp đối tượng lao động hiểu rõ mình là ai, biết được hứng thú nghề nghiệp của họ, hoàn cảnh và truyền thống gia đình của họ… có như vậy cán bộ trong trung tâm mới có thể tư vấn giúp họ một nghề nghiệp phù hợp.
+ Nhân viên trong trung tâm có thể giúp người lao động làm quen với nghề nghiệp của họ thông qua các tài liệu mô tả về ngành, nghề đang được đào tạo, các ngành nghề đang có trong thực tế cuộc sống… hoặc có thể giúp thông qua các cuộc thăm quan thực tế nhà trường, thăm quan các cơ sở sản xuất kinh doanh… để từ đó giúp cho người lao động có được định hướng đúng đắn nhất về nghề nghiệp mà mình có thể lựa chọn.
- Thứ hai, các học viên trong trung tâm không chỉ đào tạo về lý thuyết mà còn phải đào tạo cho họ một năng lực thực hành, tức là năng lực phát triển, sáng tạo để họ có thể ứng dụng ngay vào tình hình thực tế. Các trung tâm cần đa dạng hoá hơn các ngành đào tạo của mình và nên chú trọng vào các ngành đào tạo đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, cần nhiều trình độ chuyên môn có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
- Thứ ba, cần tiếp tục nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ dạy nghề trong các trung tâm:
+ Giáo viên dạy nghề được tuyển chọn và ký kết hợp đồng trong các trung tâm cần đáp ứng được yêu cầu và đạt được trình độ chuẩn theo qui định. Có thể tuyển chọn giáo viên dạy nghề thông qua: tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp trong các trường cao đẳng, đại học và bồi dưỡng thêm kiến thức thiếu cho họ để họ trở thành giáo viên dạy nghề; hoặc tuyển chọn thông qua việc chuẩn hoá các giáo viên dạy nghề trong các trường trung học chuyên nghiệp để trở thành đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các trung tâm. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện để giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nhằm cập nhập những kiến thức, tiến bộ khoa học công nghệ mới và phương pháp giảng dạy hiện đại.
+ Đổi mới cơ bản phương thức đào tạo nghề trong các Trung tâm Giới thiệu việc làm theo mô hình tự học – tự đào tạo có như vậy người lao động mới có cơ hội phát huy các sáng kiến của mình trong quá trình được đào tạo
+ Đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề trong các trung tâm như: các chế độ đãi ngộ với những giáo viên dạy giỏi, những giáo viên yêu nghề, nhiệt huyết với nghề. Cần cải tiến chế độ tiến lương cho giáo viên dạy nghề trong các trung tâm có như vậy mới đảm bảo cuộc sống cho giáo viên và họ mới có thể dồn hết tâm huyết vào công việc của mình.
- Thứ tư, cần nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề trong các trung tâm bằng cách trang bị cho các trung tâm các thiết bị như: máy Slile, Projector, TV và VRC, máy tính, tranh ảnh minh hoạ, các mô hình… cá như vậy học viên mới có thêm các cơ hội tiếp xúc với thực tế và sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nghề trong các trung tâm.
- Thứ năm, các trung tâm cần tiến hành đào tạo các ngành trước hết là đáp ứng được nhu
cầu phát triển trong địa phương của mình, sau đó mới đào tạo các ngành đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các vùng khác (thực hiện sự trao đổi lao động)
- Thứ sáu, các trung tâm cần có một cơ cấu ngành nghề đào tạo cụ thể với các trình độ đào taọ cụ thể, nên chú trọng vào việc đào tạo ngắn hạn đồng thời tập trung đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, có chất lượng cao làm chuẩn mực, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, thiết bị kỹ thuật tiên tiến.
- Thứ bảy, các trung tâm có thể tiến hành đào tạo công nhân có tay nghề kỹ thuật cao trong các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin… phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm và để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc…
2.2. Đối với hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động
- Để thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động thì trước tiên các trung tâm cần phải có một hệ thống các thông tin chính xác, đầy đủ, chất lượng có như vậy hiệu quả của hoạt động này mới cao.
- Các trung tâm cần tiến hành phân loại các đối tượng khi tham gia trung tâm theo trình độ như: lao động cơ bản, lao động có tay nghề… hay theo yêu cầu nghề nghiệp theo định hướng công việc… sau đó sẽ tiến hành tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc giới thiệu học nghề.
- Các trung tâm cần có một hệ thống cán bộ chuyên trách để mở rộng tăng cường các chức năng có liên quan đến tư vấn, sắp xếp và giới thiệu việc làm cũng như cung ứng lao động cho người sử dụng lao động
- Để hoạt động này có hiệu quả thì các trung tâm nên tiến hành đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn, ít nhất các trung tâm nên có một hệ thống máy tính kết nối với nhau nhằm cung cấp cho nhau các thông tin về: xu hướng phát triển nghề nghiệp, xu hướng biến đổi của thị trường lao động, các thông tin về các chủ sử dụng lao động … có như vậy hoạt động tư vấn, giới thiệu và cung ứng mới đạt hiệu quả cao.
- Các trung tâm cần tiến hành bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm. Cần có nhiều chính sách khuyến khích để cán bộ tự nâng cao trình độ của mình như: chính sách lương, thưởng… Giám đốc các trung tâm cần tạo điều kiện cho cán bộ của các trung tâm giao lưu với nhau nhiều hơn như: tiến hành các cuộc hội thảo, các cuộc thi, tổ chức các khoá đào tạo ngắn cho các cán bộ để nâng cao nghiệp vụ của mình… qua đó các bộ trong các trung tâm có thể tăng cường, bổ sung kiến thức cho nhau về lĩnh vực hoạt động của mình.