IV: Nhiệm vụ dạy nghề
2.4. Tổ chức sản xuất, dịch vụ qui mô nhỏ
Đây là lĩnh vực hoạt động có tính chất bổ trợ của các trung tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động dạy nghề, tận dụng năng lực có sẵn, tạm thời giải quyết việc làm cho số người đã được đào tạo nghề nhưng chưa tìm được việc làm; đồng thời góp phần nâng cao nguồn thu cho các trung tâm (vì đây là hoạt động mà các trung tâm có quyền thu phí).
Hoạt động sản xuất, dịch vụ qui mô nhỏ của các trung tâm rất đa dạng và phong phú thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau như: Sửa chữa cơ khí; may dân dụng; sửa chữa ô tô, xe máy, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, sửa chữa điện và điện lạnh… Các ngành nghề này thường được tổ chức dưới nhiều hình thức như: tự tổ chức sản xuất, dịch vụ độc lập, liên doanh, liên kết…
Trong những năm qua, có một số trung tâm được sự hỗ trợ rất ít của Nhà nước trong việc cấp kinh phí đầu tư cho các hoạt động của mình, nhiều trung tâm cũng không nhận được sự hỗ trợ về lương của Nhà nước. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất, dịch vụ qui mô nhỏ đã góp phần cung cấp kinh phí hoạt động cho các trung tâm, nó có ý nghĩa không nhỏ đối với sự tồn tại của các trung tâm và thúc đẩy hoạt động khác cùng phát triển.
Bên cạnh các lợi ích trên thì nhiệm vụ này cũng gây không ít các khó khăn cho hoạt động của các trung tâm. Nên trong các trung tâm đây vẫn được coi là hoạt động phụ, mang tính chất bổ trợ cho các hoạt động khác. Kết quả chủ yếu của hoạt động này là nâng cao tay nghề cho những người đang được đào tạo việc làm, thu nhập tạm thời cho một số lao động đang chờ việc, mặt khác tận dụng năng lực thiết bị sẵn có để tăng nguồn thu giải quyết một phần khó khăn cho các hoạt động của trung tâm.
Từ thực trạng hoạt động của hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm trong thời gian qua, có thể rút ra một số đánh giá; nhận định tổng quát về những kết quả, ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại sau: