Nông - lâm nghiệp là 2 ngành kinh tế quan trọng đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện, là ngành sản xuất then chốt và quyết định đến thu nhập của ngời dân. Vì vậy quan điểm khai thác sử dụng đất của huyện phải dựa trên những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân Vị Xuyên đang thực hiện, đó là: Tập trung sử dụng đất nhằm khai thác thế mạnh của 3 vùng sinh thái với 5 cụm kinh tế - xã hội miền núi đã đợc triển khai.
Việc sử dụng đất phải đảm bảo an toàn lơng thực, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Do vậy định hớng sử dụng đất của huyện đợc xây dựng theo hệ thống các quan điểm sau:
1. Quan điểm khai thác triệt để quỹ đất:
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế, diện tích cố định và là điều kiện không thể thiếu đợc trong sự phát triển của xã hội. Do đất hẹp, ngời đông, nên việc khai thác và sử dụng phải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên từng đơn vị diện tích. Vì vậy giai đoạn 2001 - 2010 mục tiêu cơ bản là khai thác triệt để quỹ đất cha sử dụng và khai thác tốt nhất loại đất này vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, theo phơng châm giao đất cho các hộ sử dụng lâu dài để phát triển mô hình trang trại vừa và nhỏ. Hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất bị bỏ hoang hoá không sử dụng.
Tạo nguồn vốn đầu t để xây dựng hệ thống hồ đập chứa nớc phục vụ tới tiêu, khai hoang, phục hoá, bảo vệ đất đai và sinh thái tự nhiên. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, phủ xanh đất đồi núi theo chơng trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Phấn đấu nâng tỷ lệ phủ xanh rừng lên 70% theo kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và xa hơn nữa.
2. Quan điểm chuyển mục đích sử dụng:
Thực hiện chủ trơng, đờng lối chính sách của Đảng và Nhà nớc, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Huyện Vị Xuyên sẽ tiến tới đầu t xây dựng các khu công nghiệp tập trung với quy mô vừa
và lớn theo đặc thù của từng vùng sinh thái (kể cả công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác). Do đó, đất đai sẽ có sự biến động, chuyển mục đích sử dụng để phù hợp với nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần tham gia. Tạo cơ chế mở cửa để thu hút các nhà đầu t trong và ngoài nớc vào làm giàu cho huyện. Tuy nhiên, phải tập trung đất u tiên cho sản xuất nông lâm nghiệp, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác. Chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
3. Quan điểm bảo vệ và duy trì đất nông lâm nghiệp:
Cần phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn huyện, đảm bảo an toàn lơng thực, thoả mãn nhu cầu lơng thực cho các đồng bào miền núi. Muốn vậy, cần ổn định diện tích trồng cây lơng thực, cây thực phẩm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hớng hàng hoá phù hợp với điều kiện đất đai của địa phơng. Khai thác tiềm năng đất đồi có độ dốc < 250để trồng cây ăn quả tập trung, chú trọng phát triển cây công nghiệp dài ngày nh chè, cây ăn quả có múi và các loại cây khác có giá trị kinh tế cao.
Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng hiện có, quản lý tốt diện tích rừng trồng theo chơng trình 327, 661, đẩy mạnh công tác trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, khoanh nuôi rừng hợp lý, kết hợp với khai thác nguyên liệu gỗ cho chế biến và nguyên liệu giấy, góp phần bảo vệ môi trờng sinh thái.
4. Quan điểm khai thức sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, làm giàu đất:
Trong những năm qua, việc sử dụng đất của các ngành còn có sự chồng chéo bất hợp lý, gây lãng phí đất. Cần phải có quy hoạch tổng thể và quản lý thống nhất, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo từng thời điểm phát triển. Kết hợp với tăng cờng công tác quản lý Nhà nớc về đất đai để sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm cho hiệu quả cao. Kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với an ninh biên giới và nội địa tốt. Bố trí hợp lý quỹ đất cho quốc phòng an ninh đã đợc phê duyệt theo quyết định của Chính phủ năm 1996.
5. Quan điểm bảo vệ môi trờng sinh thái:
Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với các biện pháp bảo vệ môi trờng. Mở rộng, xây dựng các công trình công nghiệp phải có các giải pháp xử lý chất thải, tránh ô nhiễm đất và môi trờng.
Bố trí luân canh, xen canh cây trồng hợp lý, tích cực trồng cây phân tán để tăng độ che phủ, chống rửa trôi, xói mòn đất, bảo đảm cho việc sử dụng đất ổn định, lâu dài, giữ cho môi trờng sinh thái bền vững.
6. Quan điểm khai thác và giữ vững đất an ninh quốc phòng:
Để giữ vững an ninh quốc phòng toàn diện trên mọi lĩnh vực, cần bảo đảm diện tích ở các chốt biên giới và các doanh trại quân đội đóng trên địa bàn. Kết hợp giữa mục tiêu quốc phòng với mục tiêu phát triển kinh tế để khai thác tốt hơn quỹ đất nà diện tích ở các chốt biên giới và các doanh trại quân đội đóng trên địa bàn. Kết hợp giữa mục tiêu quốc phòng với mục tiêu phát triển kinh tế để khai thác tốt hơn quỹ đất này.