Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến nay:

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên- tỉnh HÀ Giang đến 2010 (Trang 45 - 48)

I Đặc điểm tự nhiên, kinhtế xã hội của huyện vị xuyên:

3.2:Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến nay:

2- Đặc điểm kinhtế xã hội

3.2:Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến nay:

Sau khi Luật đất đai 1993 ra đời, theo Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 và quyết định số: 222/QĐ-UB ngày 22/5/1994 của UBND tỉnh Hà Giang, bộ máy tổ chức ngành Địa chính của Hà Giang đợc thành lập. Phòng Địa chính huyện Vị Xuyên, cán bộ địa chính của các xã, thị trấn trọng huyện đợc kiện toàn tổ chức và

đã đi vào hoạt động theo ngành dọc, thực hiện chức năng và nội dung của quản lý Nhà nớc về đất đai. Kết quả đã đạt đợc nh sau:

a) Công tác đo đạc và thành lập bản đồ:

Trên địa bàn huyện đã xác định địa giới hành chính xã và huyện theo Chỉ thị 364/CT, đến nay tất cả 21 xã và 2 thị trấn có bản đồ địa giới hành chính với các đờng ranh giới, mốc giới rõ ràng.

Đã đo đạc chỉnh lý bản đồ giải thửa, sử dụng ảnh hàng không để xác định đất canh tác, đất lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lý nhà nớc về đất đai.

Công tác điều tra lập bản đồ thổ nhỡng đã hoàn thành năm 1999, tỷ lệ bản đồ thổ nhỡng 1: 50.000.

b) Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Đã giao, cho thuê đất với diện tích 53.101,51ha, đạt 36,58% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp 12,37%, đất lâm nghiệp 23,20% còn lại 1,01% là đất ở và đất chuyên dùng. Trong đó: Giao cho hộ gia đình, cá nhân 15,0%; cho các tổ chức kinh tế 0,36%, UBND các xã quản lý 0,57% và cho các đối tợng khác 20,65%.

Hộ gia đình đợc giao quản lý 94,74% diện tích đất nông nghiệp, 100% đất ở và 4,62% đất lâm nghiệp.

Các tổ chức kinh tế đợc giao và quản lý 1,41% diện tích đất nông nghiệp, 0,33% đất lâm nghiệp và 1,15% đất chuyên dùng.

Uỷ ban nhân dân các xã đang quản lý 0,5% đất nông nghiệp, 87,79% đất chuyên dùng.

Các đối tợng khác quản lý, sử dụng 0,02% đất nông nghiệp 38,83% đất lâm nghiệp, 11,06% đất chuyên dùng.

Đất cha đợc giao gồm 3,33% đất nông nghiệp, 56,22% đất lâm nghiệp và 100% đất cha sử dụng, chiếm 63,42% so với tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Đã lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất ở hầu hết các xã. Giao đất nông nghiệp đợc hầu hết các hộ gia đình.

Phối hợp với ngành kiểm lâm hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức và hộ gia đình trên thực địa, tiến tới cấp đợc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ cá nhân sử dụng đất.

Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để thực hiện quyền của ngời sử dụng đất.

Cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho 7 tổ chức do tỉnh quản lý 1,62ha.

c) Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất.

Công tác điều tra kiểm kê đất đã tiến hành qua 2 đợt, năm 1995 và năm 2000 với 23 xã, thị trấn và tổng kiểm kê đất đai toàn huyện. Việc thống kê đất đai đợc tiến tiến hành theo định kỳ hàng năm, đã giúp cho công tác quản lý đất đai từng bớc đi vào nề nếp. Cuối năm 2000 đã hoàn thành việc điều tra thống kê đất cha sử dụng trên địa bàn huyện ở tất cả các xã và thị trấn. Số liệu và bản đồ đã đa vào sử dụng có hiệu quả.

Công tác quy hoạch sử dụng đất: Đã hoàn thành xây dựng phơng án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang đến năm 2010, đợc Chính phủ phê duyệt tháng 6 năm 2001, đây là căn cứ quan trọng để lập quy hoạch sử dụng đất các huyện và cấp xã, làm cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Trên địa bàn huyện Vị Xuyên, hầu hết các cụm trung tâm xã đã lập quy hoạch chi tiết. Thị trấn Vị Xuyên và thị trấn Việt Lâm, cửa khẩu Thanh Thuỷ đã có quy hoạch xây dựng đô thị. Đã và đang triển khai quy hoạch sử dụng đất ở một số xã. Một số quy hoạch khu vực trồng cây ăn quả xuất khẩu cũng đã hình thành và đang thực thi.

Hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp để chuyển v ào mục đích khác, đợc UBND tỉnh thông qua và phê duyệt. Qua đó cũng đã tạo điều kiện tốt cho các tổ chức, doanh nghiệp có đất để phát triển kinh tế ngày càng tốt hơn.

d) Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Việc chấp hành Luật Đất đai của các cấp, các ngành và một số bộ phận dân c trên địa bàn huyện cha thực sự nghiêm túc, nên đã có nhiều đơn th khiếu nại, tố cáo. UBND huyện đã giao cho các phòng chức năng giải quyết. Các vụ việc vi phạm xảy ra nh tự ý lập vờn, đào ao, làm nhà trên đất ruộng trồng lúa, đồng bào tuyến II hồi hơng đòi đất cũ, sử dụng đất sai mục đích, sai luật của 1 số tổ chức, xí

nghiệp lâm nghiệp. Hàng năm trung bình có 20 vụ, đã giải quyết đợc 60% số sự vụ khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, bộ luật dân sự cho cán bộ địa chính và cho nhân dân các dân tộc, đồng thời tăng cờng công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thiết lập một trật tự quản lý đất đai trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên- tỉnh HÀ Giang đến 2010 (Trang 45 - 48)