Đặc điểm tự nhiên:

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên- tỉnh HÀ Giang đến 2010 (Trang 32 - 37)

I Đặc điểm tự nhiên, kinhtế xã hội của huyện vị xuyên:

1.Đặc điểm tự nhiên:

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của Tỉnh Hà Giang có tiềm năng về đất đai, tài nguyên phong phú, đa dạng có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triền nền kinh tế toàn tỉnh. Đây là địa bàn c trú của 16 dân tộc với nhiều truyền thống văn hóa, vật chất tinh thần mang nét đặc trng, nếu đợc xác định đúng đắn chiến lợc đầu t và giải pháp phát triển thích hợp thì sẽ khai thác tốt thế mạnh của vùng.

Vị Xuyên còn có vị trí quan trọng trong phùng thủ đất nớc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự án toàn xã hội.

Mặc dù có nhiều tiềm năng thế mạnh, song nền kinh tế - xã hội của huyện đang ở điểm xuất phát thấp, hàng năm thu không đủ chi, cuộc sống ngời dân ở đây còn rất khó khăn nhân dân còn thiếu đói, trình độ dân trí thấp. Đây là trở ngại lớn trên đờng phát triển của huyện Vị Xuyên.

1.1: Vị trí địa lý:

Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng từ 22029'30" đến 23002'30" vĩ độ Bắc, từ 104023'30 đến 150009'30 kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên cách Thị xã Hà Giang khoảng 20km về phía Nam.

Về địa giới của huyện:

- Phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc và huyện Quản Bạ. - Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì.

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang

- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.

1.2: Địa hình:

Huyện Vị Xuyên nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình trên 500m so với mực nớc biển. Sông, suối có độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng mang những đặc điểm, điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nớc tơng đối đa dạng, thích hợp phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là cây chè, cây ăn quả có múi, lúa nớc và phát triển nghề rừng làm nguyên liệu giấy. Do đặc điểm địa hình và khí hậu có thể chia lãnh thổ của huyện làm 3 tiểu vùng sinh thái nông - lâm nghiệp sau đây:

* Tiểu vùng 1:

Bao gồm các xã vùng cao (dọc theo dãy núi Tây Côn Lĩnh) nh: Thợng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Phơng Tiến và Phơng Thiện. ở vùng này hớng tới phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản nh: Chè Shan tuyết, quế, thảo mộc, trúc, song, mây, đậu tơng, các loại cây lơng thực. Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ, công nghiệp chế biến chè.

* Tiểu vùng 2:

Bao gồm các xã vùng thấp nh: Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Tùng Bá, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên và các thôn vùng thấp thuộc 3 xã Phơng Độ, Phơng Tiến và Phơng Thiện. Hớng phát triển chính là sản xuất lơng thực, thực phẩm, cây ăn quả có múi, chè, công nghiệp chế biến và dịch vụ.

* Tiểu vùng 3:

Bao gồm các xã Phong Quang, Thuận Hoà, Minh Tân. Hớng phát triển là cây lơng thực, cây dợc liệu và bảo vệ rừng.

1.3: Khí hậu:

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tợng thủy văn Hà Giang cho thấy:

Huyện Vị Xuyên có khó hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chịu ảnh hởng của chế độ gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hởng của ma bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió có độ tơng phản rõ: Mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, ma nhiều. Giò mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít ma.

Các yếu tố đặc trng về khí hậu nh sau: Nhiệt độ trung bình năm: 22,60C Nhiệt độ cao trung bình năm: 27,50C Nhiệt độ thấp trung bình năm: 19,60C Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 1,50C Độ ẩm không khí bình quân năm: 0,8% Số giờ nắng trung bình năm: 1500giờ

Số ngày có sơng mù trong năm từ 33-34 ngày

1.4: Các nguồn tài nguyên:

a) Tài nguyên đất:

Theo số liệu nghiên cứu về đất đai của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1999) và một số taì liệu có liên quan cho thấy: Huyện Vị Xuyên có những loại đất chính nh sau:

a1: Đất phù sa sông suối (ký hiệu Py): Diện tích 4835 ha, chiếm 3,23% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố rải rác ven sông Lô và các suối lớn trong huyện. Đất có độ dốc dới 30, tầng đất dày trên 100m, đất chua (pHKCI 5,3 - 5,5) là loại đất tốt thích hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.

a2: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 820ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên thuộc xã Linh Hồ, đất có độ dốc 8-150, tầng dày trên 100cm, thành phần cơ giới thịt nặng, pHKCL từ 4,5 - 5,0, đất thích hợp trồng cây lâu năm và cây ăn quả.

a3:Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Diện tích 6130ha, chiếm 4,09% diện tích tự nhiên,. đất có đá lộ đầu, đá lẫn ở nơi tầng mỏng < 70cm, PhKCL 6-6,5 thích hợp trồng cây ăn quả, hoa màu và cà phê nhng cần có biện pháp chống xói mòn để sản xuất đợc lâu bền.

a4: Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 37776ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở các xã phía nam huyện, địa hình bát úp kéo dài thành dải, pHKCL 4,5 - 5,0 thích hợp trồng chè, cây ăn quả và cây lơng thực.

a5: Đất đỏ vàng trên đá biến chất (fj): Diện tích 9290ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên, đất có tầng dày và độ dốc cao, pHKCL từ 4,4 - 4,7 thích hợp cho trồng chè, cây có múi và cây ăn quả khác.

a6: Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Diện tích 32786ha, chiếm 21,87% diện tích tự nhiên, có độ dốc từ 15 - 250 và trên 250, pHKCL 4,5 - 5,0 thích hợp cho trồng chè, mơ, mận, hồng và màu nơng rẫy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a7: Đất đỏ vàng trên đá cát (fq): Diện tích 19686ha, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên, độ dốc 15 - 250, pHKCL từ 4,5 - 5,5, dới 150 có thể trồng chè và cây ăn quả.

a8: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (fp): Diện tích 1425ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên, độ dốc 0 - 80. Đất thích hợp trồng màu, cam, quýt, nhãn, vải...

a9: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nớc (fl): Diện tích 4662ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên.

a10: Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích 330 ha

a11: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao, đá cát (Hq): Diện tích 1410ha, không có ý nghĩa sản xuất.

Toàn huyện có 13 loại đất gồm 4 nhóm chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn trên núi cao và nhóm đất thung lũng dốc tụ. Độ dốc từ 0 - 150 chiếm 26% diện tích tự nhiên, độ dốc từ 15 - 250 chiến 47,93%, còn lại là độ dốc > 250.

Độ phì của đất thuộc loại khá, hàm lợng mùn trong đất từ nghèo đến trung bình khá. Hàm lợng các nguyên tố dinh dỡng trong đất từ nghèo đến trung bình, phản ứng của đất từ chua đến ít chua.

b) Tài nguyên nớc:

Toàn lãnh thổ Vị Xuyên có sông Lô chảy theo hớng Bắc Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, thuỷ chế rất phức tạp, có sự khác biệt rất lớn giữa mùa ma và mùa khô, vì vậy lu lợng dòng chảy ở mùa ma và mùa khô cũng rất lớn. Ngoài ra là hệ thóng suối, rạch thuộc lu vực sông Lô phân bố tơng đối đều. Nguồn nớc mặt dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa nớc và sinh hoạt.

Hệ thống suối, lạch có độ dốc lớn đã tạo ra tiềm năng thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt.

Tuy nhiên việc khai thác nguồn nớc sông Lô phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế vì mặt nớc sông về mùa khô có độ chênh lớn so với mặt đất sản xuất nông nghiệp.

Nớc ngầm hiện cha có kết quả thăm dò, song sơ bộ khảo sát ở các giếng n- ớc ăn của dân ở độ sâu > 20m cho thấy nớc đủ dùng cho sinh hoạt của ngời dân kể cả mùa khô. Do địa hình đồi núi dốc lớn, nguồn nớc ngầm sâu nên việc đầu t khai thác rất phức tạp và kém hiệu quả.

c) Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng khoảng 76.921,18ha, chiếm 52,98% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng tự nhiên còn 45,43%. Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là tre, nứa, cây gỗ tạp, kháo, dẻ và cây lùm bụi. Các loại cây gỗ quý hiếm và

thú rừng đã trở nên cạnh kiệt do tệ nạn phá rừng làm nơng rẫy của những năm trớc đây.

d) Tài nguyên khoáng sản:

Mặc dù cha đợc thăm dò và khảo sát đầy đủ, nhng Vị Xuyên cũng không có kháng sản gì đáng kể. Vàng sa khoáng có Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch ngọc nhng trữ lợng ít, chì kẽm có ở Tùng Bá với trữ lợng không đáng kể, khai thác thủ công là chính. Nớc khoáng Quảng Ngần với trữ lợng lớn đang khai thác cho sinh hoạt và du lịch, đá vôi, cát sỏi có thể khai thác với quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

1.5: Đánh giá chung:

a) Thế mạnh:

Là một huyện có lợi thế về vị trí địa lý, có cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ, sát kề với Thị xã Hà Giang, có quốc lộ 2 nối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đây là thế mạnh cho phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và giao lu hàng hóa với các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Thế mạnh của huyện là tài nguyên đất rất lớn, tài nguyên rừng phong phú, đây là cơ sở chính để khai thác tiềm năng kinh tế của huyện Vị Xuyên theo hớng lâm nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và cây dợc liệu. Tuy nhiên để khai thác nguồn tài nguyên này cần phải huy động nguồn vốn đủ mạnh.

Tài nguyên đất nớc, khí hậu cho phép phát triển một nền nông - lâm nghiệp đa dạng phong phú, sinh thái bền vững. Nông sản phẩm hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp chế bioến nông lâm sản phẩm và dịch vụ cơ cấu kinhtế cũng nh tăng trởng kinh tế trong những năm tới.

b) Hạn chế:

Cơ sở hạ tầng còn yếu, nhiều công trình giao thông do thiếu vốn bảo dỡng, nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số doanh nghiệp Nhà nớc với trình độ và kỹ thuật lạc hậu không theo kịp yêu cầu thị trờng, một số doanh nghiệp t nhân phát triển còn chậm, quy mô nhỏ, năng suất và hiệu quả thấp.

Quỹ đất rất nhiều, nhng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn ít, phân tán. Hơn nữa do địa hình bị chia cắt, đi lại của nhân dân và lu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn. Lao động d thừa gây sức ép lớn về việc làm thu nhập và các vấn đề xã hội.

Đất chua nghèo dinh dỡng, đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, đặc biệt là khó điều tiết nớc, cây trồng thờng bị khô hạn.

ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trờng cha tốt. Hiện tợng khai thác vàng, khoáng sản bừa bãi, làm mất cảnh đẹp, cảnh quan văn hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là trên dòng sông Lô.

Một phần của tài liệu định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên- tỉnh HÀ Giang đến 2010 (Trang 32 - 37)