Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng CuCl2 và Oxalic Acid (Trang 63)

II. HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG CỦA CLORUA ĐỒNG VÀ OA LÊN BỆNH

2. Ảnh hưởng của hai chất kích kháng lên thất thu năng suất

2.1. Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông

2.1. Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông lên thất thu năng suất năng suất

Qua Bảng 1.4 và Hình 2.16, nghiệm thức chỉ phun thuốc bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông giúp gia tăng năng suất 0,81 tấn/ha tương đương 1,63 triệu đồng/ha với giá lúa 2.000 đồng/kg khi so sánh với đối chứng (NT 8). Nếu không bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông lúa mà chỉ bảo vệ giai đoạn bệnh lá thì giúp gia tăng năng suất 0,80 tấn/ha tương đương 1,6 triệu đồng/ha. Như vậy một trong hai giai đoạn phát triển của cây lúa được bảo vệ, sẽ giúp tăng năng suất tương đương nhau.

Tương tự như trên khi so sánh với nghiệm thức phun thuốc bảo vệ hoàn toàn (NT 7), nghiệm thức chỉ phun thuốc bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông giảm năng suất 0,32 tấn/ha tương đương 0,65 triệu đồng/ha. Nếu không bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông lúa mà chỉ bảo vệ giai đoạn bệnh trên lá thì năng suất bị giảm đi 0,34 tấn/ha tương đương 0,67 triệu đồng/ha (Hình 2.17).

Tương tự như trên khi so sánh với nghiệm thức phun thuốc bảo vệ hoàn toàn (NT 7), nghiệm thức chỉ phun thuốc bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông giảm năng suất 0,32 tấn/ha tương đương 0,65 triệu đồng/ha. Nếu không bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông lúa mà chỉ bảo vệ giai đoạn bệnh trên lá thì năng suất bị giảm đi 0,34 tấn/ha tương đương 0,67 triệu đồng/ha (Hình 2.17). không bảo vệ bệnh hoàn toàn, lần lượt là 1,02 tấn/ha tương đương 2,04 triệu đồng/ha (clorua đồng) và 0,84 tấn/ha tương đương 1,69 triệu đồng/ha (OA). Đối với các nghiệm thức có kích kháng bằng cách “xử lý hạt, phun lên lá ở 25 NSKS và có phun thuốc ngừa TCB”, giúp gia tăng năng suất so với đối chứng không bảo vệ bệnh hoàn toàn, lần lượt là 1,23 tấn/ha tương đương 2,47 triệu đồng/ha (clorua đồng) và 0,93 tấn/ha tương đương 1,85 triệu đồng/ha (OA).

Tuy nhiên, nếu phun thuốc hoàn toàn để bảo vệ thì năng suất gia tăng đến 1,14 tấn/ha tương đương 2,29 triệu đồng/ha. Do đó, nếu so sánh với nghiệm thức có năng suất cao nhất, tức nghiệm thức phun thuốc bốn lần để bảo vệ ruộng lúa hoàn toàn thì việc sử dụng chất kích kháng mà không phun thuốc ngừa TCB có làm giảm mất năng suất 0,12 tấn/ha tương đương 0,24 triệu đồng/ha (với clorua đồng) và 0,29 tấn/ha tương đương 0,59 triệu đồng/ha (với OA). Nếu sử dụng chất kích kháng và có phun thuốc ngừa TCB thì năng suất sẽ cao tương đương với nghiệm thức phun thuốc bốn lần, năng suất khác biệt không ý nghĩa (Bảng 1.4).

Như vậy, việc phun thêm một lần thuốc ngừa bệnh TCB, sau khi đã áp dụng hai lần kích kháng với biện pháp xử lý hạt giống và phun lên lá vào 25 NSKS, là cần thiết để đảm bảo cho vụ lúa đạt hiệu quả năng suất tối đa.

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng CuCl2 và Oxalic Acid (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)