V. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Các chỉ tiêu theo dõi
3.1. Chỉ tiêu về bệnh trên lá
Lấy mẫu vào lúc 30, 40, 50 và 60 NSKS. Mỗi lô lấy mẫu ngẫu nhiên 12 cây lúa/lần theo hình chữ Zigzag (Z) ở hai đầu lô (Sơ đồ 2). Chọn ngẫu nhiên 3 chồi/cây, lấy tất cả các lá từ trên xuống để đo kích thước vết bệnh, phân cấp các vết bệnh trên lá và tính diện tích vết bệnh trên các lá riêng biệt, quan sát theo tiêu chuẩn đánh giá và công thức của Pinnschmidt và ctv (1993):
Đánh giá theo bảng phân cấp sau:
- Cấp 1: Chiều dài vết bệnh <0,3 cm với diện tích là 0,02 cm2 - Cấp 2: Chiều dài vết bệnh từ 0,3 - 0,5 cm với diện tích là 0,04 cm2
- Cấp 3: Chiều dài vết bệnh từ 0,7 -0,9 cm với diện tích là 0,09 cm2 - Cấp 4: Chiều dài vết bệnh từ 1,3 -1,7 cm với diện tích là 0,21cm2 - Cấp 5: Chiều dài vết bệnh >1,7 cm với diện tích là 0,45 cm2. Đánh giá bệnh theo công thức sau:
a1X1 + a1X2 + … +anXn Y(%) = x 100 L Với: Y: % diện tích bệnh a1, … , an : Diện tích vết bệnh ở cấp 1, … , n X1 , … , Xn : Số vết bệnh ở cấp 1, … ,n
L: Tổng diện tích lá quan sát (diện tích lá = dài x rộng x 0,75).
Tỉ lệ diện tích lá bị bệnh trên lô (TLDTB) (%): Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kích kháng của các hoá chất gây kích kháng. Tỉ lệ diện tích bệnh được tính theo công thức sau:
Tổng diện tích vết bệnh
TLDTB (%) = x 100
Tổng diện tích lá
Tỉ lệ giảm bệnh (TLGB) (%): Biểu hiện hiệu quả kích kháng so với đối chứng và được tính theo công thức sau:
TLDTB của đối chứng – TLDTB của nghiệm thức
TLGB (%) = x 100
TLDTB của đối chứng
3.2. Chỉ tiêu bệnh trên bông
X = [ 5n1 + 3n2 + 2n3 + 1n4 + 0 (n5 + n6)]/ N Với X: Trung bình mức độ bệnh trên bông
n1: Số bông bị bệnh 100% (có vết bệnh trên cổ bông) n2: Số bông bị bệnh 66,7 -<100%
n3: Số bông bị bệnh 50 - 66,7 % n4: Số bông bị bệnh 33,3 - <50%
n5: Số bông bị bệnh nhưng không gây thiệt hại trên hạt n6: Số bông không bệnh
N: Tổng số bông quan sát.
Bảng theo dõi thời điểm lấy chỉ tiêu tỉ lệ bệnh trên lá và trên bông.
Lần Ngày sau khi sạ (NSKS)
Ngày sau khi kích kháng lá (NSKKL)
Ngày sau khi có bệnh (NSKCB)
Ngày sau khi phun thuốc (NSPT) 1 30 5 1 5 (lần 1) 2 40 15 11 15 (lần 1) 3 50 25 21 10 (lần 2) 4 60 35 31 5 (lần 3) 5 86 61 57 21 (lần 4)
TLDTB trên lá và trên bông được đo đếm vào 5 thời điểm được trình bày ở Bảng 2.1. Lần 1 được đo đếm vào 1 NSKCB, tương ứng với 5 NSKKL, và tương ứng với 30 NSKS. Lần 2 được đo đếm vào 11 NSKCB, tương ứng với 15 NSKKL, và tương ứng với 40 NSKS. Lần 3 được đo đếm vào 21 NSKCB, tương ứng với 25 NSKKL, và tương ứng với 50 NSKS. Lần 4 được đo đếm vào 31 NSKCB, tương ứng với 35 NSKKL, và tương ứng với 60 NSKS. Lần 5 được đo đếm bệnh trên bông vào 57 NSKCB, tương ứng với 61 NSKKL, và tương ứng với 86 NSKS.
3.3. Chỉ tiêu về năng suất
Năng suất thực tế được lấy trong khung 4 m2 ở giữa các lô.
3.4. Phân tích thống kê
20
REP 1 Hàng rào bảo vệ
8 6 4 10 7 5 9 3 1 2 REP 2 1 6 7 8 3 9 10 4 2 5 REP 3 8 5 1 10 6 7 9 2 4 3 Sơ đồ 1: Bố trí thí nghiệm
21
3m 2m 3m
5m Vị
trí lấy mẫu
Khung lấy năng suất thực tế Khung lấy bệnh thối cổ gié
(Kích thước khung: 2m x 2m) (Kích thước khung: 0,5m x 0,4 m)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM
I. GHI NHẬN TỔNG QUÁT KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM
Trong vụ đông xuân 2003-2004, bệnh cháy lá lúa phát triển trên khu vực xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang vào khoảng tháng giêng năm 2004. Trên ruộng thí nghiệm, bệnh bắt đầu xuất hiện ở nghiệm thức đối chứng vào 30 NSKS.
Bệnh phát triển trong khu vực ở mức vừa, nơi bố trí thí nghiệm, nhưng không quá nghiêm trọng như ở vụ đông xuân trước. Do đó bệnh xuất hiện trên toàn thí nghiệm ở mức vừa, ở lô đối chứng của thí nghiệm có vết bệnh đạt đến cấp 3 (theo bảng phân cấp của Pinnschmidt và ctv, 1993) vào 30 NSKS, càng về sau bệnh càng phát triển nặng hơn và dẫn đến mức cháy rụi cả lá ở một vài chổ trong lô đối chứng. Bên cạnh đó, ở vùng tạo nguồn bệnh và ruộng của nông dân cạnh bên thí nghiệm thì càng về sau bệnh làm cháy rụi cả lá. Như vậy kết quả của thí nghiệm đạt được trong bối cảnh áp lực nguồn bệnh hơi nặng.
Đánh giá chung, thí nghiệm thành công vì bệnh ở lô đối chứng nặng hơn nghiệm thức phun thuốc trừ bệnh, do đó dẫn đến có sự chênh lệch về năng suất ở hai nghiệm thức này. Song song đó, các nghiệm thức có xử lý kích kháng đã phát huy tác dụng và đã thể hiện hiệu quả giúp giảm bệnh trên lá, bông và gia tăng năng suất cao hơn so với đối chứng.
II. KHẢO SÁT KẾT QUẢ TRUNG BÌNH CỦA TOÀN THÍ NGHIỆM
1. Ảnh hưởng của các biện pháp áp dụng các chất kích kháng lên bệnh trên lá
Kết quả của thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1.1, Bảng 1.2, Hình 1.1 và Hình 1.2. Ở thời điểm 30 NSKS bệnh xuất hiện trên khu vực thí nghiệm chưa cao, tỉ lệ diện tích vết bệnh (TLDTB) trên lá ở nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 0,1 %, do đó kết quả không khác biệt nhau về mặt thống kê. Tuy nhiên, sau đó, càng ngày bệnh càng phát triển nặng hơn nên hiệu quả của chất kích kháng thể hiện rõ hơn ở TLDTB có khác biệt so với đối chứng ở cả ba thời điểm ghi nhận (Bảng 1.1 và Hình 1.1).
Ở thời điểm 40 NSKS, biện pháp xử lý hạt với clorua đồng hoặc với OA có TLDTB thấp hơn so với đối chứng (không kích kháng và không phun thuốc ngừa bệnh) mặc dù có cao hơn nghiệm thức không kích kháng và có phun thuốc vào 25 và 40 NSKS. Điều này chứng tỏ khi xử lý hạt với clorua đồng hoặc với OA thì hiệu quả kích kháng của hai chất kích kháng này vẫn còn kéo dài đến 40 NSKS, mặc dù hiệu quả giảm bệnh không sánh được với phun thuốc ngừa bệnh vào 25 NSKS.
Các nghiệm thức vừa xử lý hạt vừa phun thêm clorua đồng hoặc OA lên lá đều giúp gia tăng tính kháng bệnh so với chỉ xử lý hạt, thể hiện ở TLDTB có thấp hơn. Điều này chứng tỏ clorua đồng và OA khi được phun lên lá vào giai đoạn 25 NSKS giúp gia tăng hiệu quả kích kháng ở 40 NSKS một cách rõ rệt. Kết quả này phù hợp với báo cáo thí nghiệm của Vương Tuấn Tài (2003) và Nguyễn Minh Kiệt (2003), cho rằng phun hóa chất kích kháng trên lá
trong giai đoạn tăng trưởng của cây lúa có giúp giảm bệnh kéo dài đến 43 NSKS tương đương với nghiệm thức phun hai lần thuốc đặc trị bệnh cháy lá.
Sang đến thời điểm 50 NSKS và 60 NSKS, TLDTB của biện pháp chỉ xử lý hạt với clorua đồng hoặc với OA vẫn còn thấp hơn so với đối chứng không kích kháng và không phun thuốc mặc dù có cao hơn so với biện pháp vừa xử lý hạt vừa phun lên lá với hai chất kích kháng nầy. Điều nầy chứng tỏ biện pháp xử lý hạt với chất kích kháng vẫn còn kéo dài hiệu quả kích kháng đến hai thời điểm nầy, nhưng hiệu quả có kém dần.
Với các nghiệm thức vừa xử lý hạt vừa phun chất kích kháng lên lá của clorua đồng và của OA, TLDTB có giảm hơn so với chỉ xử lý hạt và đặc biệt thấp hơn so với đối chứng không kích kháng và không phun thuốc. Như vậy, biện pháp phun chất kích kháng lên lá vào 25 NSKS là cần thiết để giúp tăng cường hiệu quả kích kháng của lần xử lý hạt.
Kết quả kích kháng của các chất clorua đồng và OA cũng tương tự khi khảo sát thông qua số liệu hiệu quả giảm bệnh (Hình 1.2). Các nghiệm thức chỉ xử lý hạt với clorua đồng hoặc với OA tuy có giúp giảm bệnh ở các thời điểm 40 NSKS, 50 NSKS và 60 NSKS nhưng hiệu quả giảm bệnh không ở mức thật cao (từ 53% đến 55%). Trong khi đó, nếu có thêm lần phun chất kích kháng lên lá thì hiệu quả giảm bệnh tăng lên đến trên 78% ở thời điểm 40 NSKS. Sau đó, hiệu quả giảm bệnh có giảm dần vào 50 NSKS và 60 NSKS. Dù có giảm sút, hiệu quả kích kháng vẫn có và ở mức đáng kể, từ 52% đến 67%. Điều nầy cho thấy lần xử lý hạt với chất kích kháng tuy có hiệu quả giảm bệnh kéo dài đến 60 NSKS, nhưng hiệu quả không đủ cao so với nếu được thêm một lần phun chất kích kháng vào 25 NSKS. Khi thêm một lần phun chất kích kháng lên lá thì hiệu quả giảm bệnh có tăng thêm đáng kể mặc dù không thể so sánh với biện pháp phun thuốc ngừa bệnh vào 25, 40 và 55 NSKS.
Kết quả này chứng minh hai điều, thứ nhất là hai chất kích kháng trên đây đều có hiệu quả kích kháng chống bệnh cháy lá lúa và thứ hai là lần phun chất kích kháng lên lá vào 25 NSKS là cần thiết để duy trì khả năng kháng bệnh của cây lúa cho đến khi lúa trổ.
Hình 1.1: Biểu đồ biểu diễn TLDTB trên lá của các biện pháp kích kháng; ở thời điểm 40-50- 60 NSKS; của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003 - 2004. Ghi chú: Oxalic acid: OA; Thối cổ bông: TCB
1. CuCl2 xử lý hạt và phun ngừa TCB
2. CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và phun ngừa TCB 3. CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 4. OA xử lý hạt và phun ngừa TCB
5. OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và ngừa TCB 6. OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 7. Không kích kháng và phun thuốc 4 lần vào 25, 40, 55 và 65 NSKS 8. Đối chứng không kích kháng và không phun thuốc
9. Không kích kháng và phun thuốc 25 và 40 NSKS
25
Bảng 1.1 Ảnh hưởng trung bình của hai chất kích kháng lên TLDTB trên lá ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS, của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003 - 2004.
BIỆN PHÁP KÍCH KHÁNG TLDTB trên lá (%)
40 NSKS 50 NSKS 60 NSKS
1.CuCl2 xử lý hạt và phun ngừa TCB 0,866 c 1,279 c 1,103 cd
2.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và phun ngừa TCB 0,095 d 0,827 de 0,535 f
3.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 0,113 d 0,584 e 0,900 de
4.OA xử lý hạt và phun ngừa TCB 0,876 c 1,292 c 1,108 cd
5.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và ngừa TCB 0,096 d 0,718 de 0,647 ef
6.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 0,112 d 0,848 d 1,308 c
7.Không kích kháng và phun thuốc 4 lần vào 25, 40, 55 và 65 NSKS 0,088 d 0,177 f 0,183 g
8.Đối chứng không kích kháng và không phun thuốc 2,560 a 3,675 a 3,536 a
9. Không kích kháng và phun thuốc 25 và 40 NSKS 0,107 d 0,207 f 0,433 fg
10. Không kích kháng và phun thuốc 55 và 65 NSKS 2,228 b 2,124 b 1,740 b
Ý nghĩa ** ** **
CV(%) 28,78 22 26,90
Ghi chú: Các chữ số trong cùng một cột giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
26
Bảng 1.2 Ảnh hưởng trung bình của hai chất kích kháng lên hiệu quả giảm bệnh trên lá ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS, của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003 - 2004.
BIỆN PHÁP KÍCH KHÁNG Hiệu quả giảm bệnh (%)
40 NSKS 50 NSKS 60 NSKS
1.CuCl2 xử lý hạt và phun ngừa TCB 54,25 b 53,84 e 55,63 e
2.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và phun ngừa TCB 79,68 a 61,68 d 67,99 b
3.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 78,46 a 66,56 b 59,57 d
4.OA xử lý hạt và phun ngừa TCB 54,18 b 53,75 e 55,69 e
5.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và ngừa TCB 79,55 a 63,81 c 64,56 c
6.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB 78,53 a 61,61 d 52,41 f
7.Không kích kháng và phun thuốc 4 lần vào 25, 40, 55 và 65 NSKS 80,04 a 77,92 a 77,56 a
8.Đối chứng không kích kháng và không phun thuốc 0,00 d 0,00 g 0,00 h
9. Không kích kháng và phun thuốc 25 và 40 NSKS 78,80 a 76,77 a 69,79 b
10. Không kích kháng và phun thuốc 55 và 65 NSKS 20,89 c 40,53 f 44,76 g
Ý nghĩa ** ** **
CV(%) 8,03 4,45 7,7
Ghi chú: Các chữ số trong cùng một cột giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Số liệu được chuyển sang arcsin√x khi xử lý thống kê.
2. Ảnh hưởng của các biện pháp áp dụng các chất kích kháng lên bệnh TCB
Trong thí nghiệm này, hiệu quả kích kháng của các chất kích kháng có ảnh hưởng lên giai đoạn TCB và năng suất của vụ lúa. Qua Bảng 1.2 và Hình 1.3 cho thấy các biện pháp sử dụng chất kích kháng và không phun thuốc ngừa TCB (nghiệm thức 3 và 6) có tỉ lệ bệnh TCB thấp hơn so với đối chứng không phun thuốc. Như vậy, biện pháp kích kháng có giúp giảm bệnh TCB, 26% với clorua đồng và 38% với OA. Tuy nhiên sự giảm bệnh nầy còn quá thấp khi so với việc phun thuốc đặc trị ngừa bệnh vào giai đoạn nầy. Các nghiệm thức có phun thuốc ngừa TCB vào 55 và 65 NSKS thì hiệu quả giảm bệnh TCB ở mức khá cao, từ 53% đến 67%. Tất cả các nghiệm thức có phun thuốc ngừa bệnh TCB đều có tỉ lệ TCB tương đương nhau về mặt thống kê.
3. Ảnh hưởng của các biện pháp áp dụng các chất kích kháng lên năng suất lúa
Qua Bảng 1.2 và Hình 1.4, trong thí nghiệm nầy, năng suất cao nhất ở nghiệm thức phun thuốc bốn lần trong vụ lúa, đạt 5,66 tấn/ha, và năng suất thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng không phun thuốc ngừa bệnh, chỉ ở mức 4,52 tấn/ha. Như vậy sử dụng thuốc ngừa bệnh giúp gia tăng năng suất 1,14 tấn/ha.
Nghiệm thức xử lý kích kháng hai lần với clorua đồng và có phun thuốc ngừa TCB đạt năng suất tương đương với nghiệm thức phun thuốc bảo vệ ruộng lúa bốn lần, tức tương đương với mức năng suất cao nhất, đạt 5,75 tấn/ha. Trong khi đó, chỉ xử lý hạt với clorua đồng và có phun thuốc ngừa TCB cho năng suất, tuy cao hơn đối chứng (không phun thuốc ngừa bệnh), nhưng vẫn thấp hơn và chỉ đạt 5,33 tấn/ha. Qua kết quả nầy, sử dụng chất kích kháng clorua đồng hai lần và phun thuốc ngừa TCB sẽ giúp ruộng lúa đạt năng suất cao nhất, tương đương với phun thuốc bốn lần để ngừa bệnh hoàn toàn.
Với chất kích kháng OA, biện pháp xử lý hạt và phun thuốc ngừa TCB cho năng suất cao nhất trong thí nghiệm và tương đương với phun thuốc ngừa bệnh bốn lần. Nếu xét lại về TLDTB trên lá của nghiệm thức nầy thì kết quả về năng suất có chổ chưa hợp lý. Bởi vì, chỉ xử lý hạt với OA (nghiệm thức 4), không giúp kéo dài hiệu quả giảm bệnh trên lá và có TLDTB cao hơn hơn nghiệm thức vừa xử lý hạt vừa phun lên lá với OA (nghiệm thức 5), nhưng năng suất lại cao hơn. Kết quả nầy có thể do mẫu thu hoạch năng suất rơi vào nơi ít bệnh hơn và chịu ảnh hưởng của các dịch hại khác (bệnh đốm nâu, lem lép hạt…). Vì vậy, khó kết luận được là chỉ xử lý hạt với OA và phun thuốc ngừa TCB là nghiệm thức có hiệu quả cao hơn nghiệm thức vừa xử lý hạt vừa phun lên lá và phun thuốc ngừa TCB.
Kết quả của thí nghiệm cũng cho thấy là giữa hai giai đoạn bệnh, bệnh trên lá và bệnh