II. HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG CỦA CLORUA ĐỒNG VÀ OA LÊN BỆNH
1. Hiệu quả của các lần kích kháng
1.2. Hiệu quả của biện pháp kích kháng hai lần vừa xử lý hạt
NSKS
NSKS
-Clorua đồng có hiệu quả kích kháng giúp giảm bệnh trên lá ở 40, 50 và 60 NSKS khi so với NT 8 cũng như so với NT 10.
-So với NT 7 và NT 9, kích kháng hai lần cho TLDTB trên lá ở 40 NSKS tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 9). Tuy nhiên, đến thời điểm 50 và 60 NSKS thì TLDTB trên lá của kích kháng hai lần với clorua đồng và có hay không phun thuốc ngừa TCB đều cao hơn so với phun thuốc (NT 7 và NT 9), đồng thời kích kháng hai lần và không ngừa TCB (NT 3) lại có TLDTB trên lá ở 60 NSKS cao hơn với kích kháng hai lần và có ngừa TCB (NT 2), do nhờ lần phun thuốc ở 55 NSKS nên bệnh ở 60 NSKS có bị kiềm chế.
Nếu xét về bệnh TCB, thì kích kháng hai lần với clorua đồng và phun ngừa TCB (NT 2) có giúp giảm bệnh trên bông tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 10), nhưng lại cao hơn so với NT 8 và NT 9 (Hình 2.11). Bên cạnh đó NT 3 có tỉ lệ bệnh trên bông cao hơn NT 2. Điều này cho thấy việc kích kháng hai lần với clorua đồng và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông được tốt hơn.
Về mặt năng suất, thì kích kháng hai lần với clorua đồng có giúp gia tăng năng suất tương đương với phun thuốc hoàn toàn (NT 7), tuy nhiên để năng suất đạt cao nhất thì kích kháng hai lần với clorua đồng và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông và đảm bảo đạt năng suất tốt nhất (Hình 2.12).
Như vậy, kích kháng hai lần với clorua đồng có giúp giảm bệnh trên lá và trên bông trong suốt giai đoạn phát triển của cây lúa so với NT 8 và việc phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để đạt năng suất tốt nhất tương đương với phun thuốc 4 lần (NT 7).