Hiệu quả của lần xử lý hạt với chất kích kháng

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng CuCl2 và Oxalic Acid (Trang 47)

II. HIỆU QUẢ KÍCH KHÁNG CỦA CLORUA ĐỒNG VÀ OA LÊN BỆNH

1. Hiệu quả của các lần kích kháng

1.1. Hiệu quả của lần xử lý hạt với chất kích kháng

1.1.1. Hiệu quả của lần xử lý hạt với clorua đồng

Qua Hình 2.4, lần xử lý hạt với clorua đồng có hiệu quả giảm bệnh khá tốt trong suốt giai đoạn tăng trưởng của cây lúa, thể hiện ở:

- Chỉ xử lý hạt vẫn cho hiệu quả giảm bệnh đến 60 NSKS nếu so với đối chứng không thuốc (NT 8) cũng như so với NT 10.

- Bệnh có cao hơn NT 7 và NT 2.

Như vậy xử lý hạt với clorua đồng có hiệu quả kích kháng kéo dài đến cuối giai đoạn tăng trưởng của cây lúa, nhưng hiệu quả không cao bằng nếu có thêm lần kích kháng phun trên lá.

Nếu xét về bệnh trên bông thì clorua đồng có tỉ lệ bệnh tuy có cao hơn so với NT 2, NT 7 và NT 10 nhưng không có khác biệt có ý nghĩa (Hình 2.5 và Bảng 1.3). Như vậy, xử lý kích kháng trên hạt với clorua đồng cũng giúp giảm bệnh trên bông so với nghiệm thức đối chứng không phun thuốc (NT 8) và tương đương với nghiệm thức có phun thuốc (NT 7 và NT 10).

Nếu xét về năng suất thì chỉ xử lý hạt với clorua đồng và có phun ngừa TCB thì cho năng suất tương đương với phun thuốc 2 lần cuối (NT 10) và với nghiệm thức phun thuốc 4 lần (Hình 2.6). Như vậy về năng suất, xử lý kích kháng trên hạt tuy có hiệu quả giảm bệnh trên lá kém, nhưng có hiệu quả giúp gia tăng năng suất so với nghiệm thức đối chứng không phun thuốc và giữ năng suất tương đương với nghiệm thức bảo vệ hoàn toàn (NT 7).

Hình 2.4: Hiệu quả kích kháng của clorua đồng lên TLDTB trên lá (%) ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS.

1.1.2. Hiệu quả của lần xử lý hạt với OA

Từ kết quả ghi nhận ở Bảng 1.1 và Hình 2.7, lần xử lý hạt với OA cũng có hiệu quả kích kháng khá tốt, thể hiện ở:

- Chỉ xử lý hạt vẫn cho hiệu quả giảm bệnh đến 60 NSKS nếu so với đối chứng không thuốc (NT 8) cũng như so với NT 10.

- Bệnh có cao hơn NT 7 và NT 5.

Như vậy xử lý hạt với OA có hiệu quả kích kháng kéo dài đến cuối giai đoạn tăng trưởng của cây lúa, nhưng hiệu quả không cao bằng nếu có thêm lần kích kháng phun trên lá (NT 5).

Nếu xét về bệnh trên bông thì OA khi được xử lý hạt có tỉ lệ bệnh tuy có cao hơn so với NT 7 và NT 10 nhưng không có khác biệt có ý nghĩa (Hình 2.8 và Bảng 1.3). Như vậy, xử lý kích kháng trên hạt với OA cũng giúp giảm bệnh trên bông so với nghiệm thức đối chứng không phun thuốc (NT 8) và tương đương với nghiệm thức có phun thuốc (NT 7 và NT 10).

Qua Hình 2.9, thì năng suất ở nghiệm thức chỉ xử lý hạt với chất kích kháng và có ngừa TCB lại có năng suất thuộc nhóm cao nhất trong thí nghiệm, tương đương với nghiệm thức phun thuốc 4 lần (NT7). Kết quả nầy có thể do mẫu thu hoạch năng suất rơi vào nơi ít bệnh hơn và chịu ảnh hưởng của các dịch hại khác (bệnh đốm nâu, lem lép hạt…)

Hình 2.7: Hiệu quả kích kháng của OA lên TLDTB trên lá (%) ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS.

1.2. Hiệu quả của biện pháp kích kháng hai lần vừa xử lý hạt vừa phun lên lá vào 25 NSKS NSKS

1.2.1. Với clorua đồng

Qua Hình 2.10, hiệu quả kích kháng của biện pháp vừa xử lý hạt vừa phun lên lá vào 25 NSKS với clorua đồng được thể hiện rõ:

-Clorua đồng có hiệu quả kích kháng giúp giảm bệnh trên lá ở 40, 50 và 60 NSKS khi so với NT 8 cũng như so với NT 10.

-So với NT 7 và NT 9, kích kháng hai lần cho TLDTB trên lá ở 40 NSKS tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 9). Tuy nhiên, đến thời điểm 50 và 60 NSKS thì TLDTB trên lá của kích kháng hai lần với clorua đồng và có hay không phun thuốc ngừa TCB đều cao hơn so với phun thuốc (NT 7 và NT 9), đồng thời kích kháng hai lần và không ngừa TCB (NT 3) lại có TLDTB trên lá ở 60 NSKS cao hơn với kích kháng hai lần và có ngừa TCB (NT 2), do nhờ lần phun thuốc ở 55 NSKS nên bệnh ở 60 NSKS có bị kiềm chế.

Nếu xét về bệnh TCB, thì kích kháng hai lần với clorua đồng và phun ngừa TCB (NT 2) có giúp giảm bệnh trên bông tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 10), nhưng lại cao hơn so với NT 8 và NT 9 (Hình 2.11). Bên cạnh đó NT 3 có tỉ lệ bệnh trên bông cao hơn NT 2. Điều này cho thấy việc kích kháng hai lần với clorua đồng và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông được tốt hơn.

Về mặt năng suất, thì kích kháng hai lần với clorua đồng có giúp gia tăng năng suất tương đương với phun thuốc hoàn toàn (NT 7), tuy nhiên để năng suất đạt cao nhất thì kích kháng hai lần với clorua đồng và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông và đảm bảo đạt năng suất tốt nhất (Hình 2.12).

Như vậy, kích kháng hai lần với clorua đồng có giúp giảm bệnh trên lá và trên bông trong suốt giai đoạn phát triển của cây lúa so với NT 8 và việc phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để đạt năng suất tốt nhất tương đương với phun thuốc 4 lần (NT 7).

Hình 2.10: Hiệu quả lần xử lý hạt vừa phun lên lá của clorua đồng lên TLDTB trên lá (%) ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS.

Hình 2.11: Hiệu quả lần xử lý hạt vừa phun lên lá của clorua đồng lên tỉ lệ bệnh TCB (%) ở thời điểm 86 NSKS.

1.2.2. Với OA

Qua Hình 2.13, hiệu quả kích kháng của OAkhi vừa xử lý hạt vừa phun lên lá vào 25 NSKS khá tốt, thể hiện ở:

- OA có hiệu quả kích kháng giúp giảm bệnh trên lá ở 40, 50 và 60 NSKS khi so với NT 8 cũng như so với NT 10.

- So với NT 7 và NT 9, kích kháng hai lần cho TLDTB trên lá ở 40 NSKS tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 9). Tuy nhiên, đến thời điểm 50 và 60 NSKS thì TLDTB trên lá của kích kháng hai lần với OA và có hay không phun thuốc ngừa TCB đều cao hơn so với phun thuốc (NT 7 và NT 9). Đồng thời kích kháng hai lần và có ngừa TCB (NT 5) lại có TLDTB trên lá ở 60 NSKS thấp hơn với kích kháng hai lần và không ngừa TCB (NT 6), do nhờ lần phun thuốc ở 55 NSKS nên bệnh ở 60 NSKS có bị kiềm chế.

Nếu xét về bệnh TCB, thì kích kháng hai lần với OA và phun thuốc ngừa TCB có giúp giảm bệnh trên bông tương đương với phun thuốc (NT 7 và NT 10), nhưng lại cao hơn so với NT 8 và NT 9 (Hình 2.14). Bên cạnh đó NT 6 có tỉ lệ bệnh trên bông cao hơn NT 5. Điều này cho thấy việc kích kháng hai lần với OA và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông được tốt hơn.

Về mặt năng suất, thì kích kháng hai lần với OA có giúp gia tăng năng suất tương đương với phun thuốc hoàn toàn (NT 7), tuy nhiên để năng suất đạt cao nhất thì kích kháng hai lần với OA và có phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để bảo vệ bệnh trên bông và đảm bảo đạt năng suất tốt nhất (Hình 2.15).

Như vậy, kích kháng hai lần với OA có giúp giảm bệnh trên lá và trên bông trong suốt giai đoạn phát triển của cây lúa so với NT 8 và việc phun thêm thuốc ngừa bệnh trên bông là cần thiết để đạt năng suất tốt nhất tương đương với phun thuốc 4 lần (NT 7).

0,10 0,72 0,65 0,11 0,85 1,31 0,09 0,18 0,18 2,56 3,67 3,54 0,110,21 0,43 2,23 2,12 1,74 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 T ỉ lệ d iệ n t íc h b ện h ( % ) Nghiệm thức Oxalic acid 40NSKS 50NSKS 60NSKS

Hình 2.13: Hiệu quả lần xử lý hạt vừa phun lên lá của OA lên TLDTB trên lá (%) ở các thời điểm 40, 50 và 60 NSKS.

Hình 2.14: Hiệu quả lần xử lý hạt vừa phun lên lá của OA lên tỉ lệ bệnh TCB (%) ở thời điểm 86 NSKS.

5,44 5,36 5,66 4,52 5,32 5,33 0,00 2,00 4,00 6,00 N ă n g su ất (t ấn /h a) Nghiệm thức Oxalic acid

2. Ảnh hưởng của hai chất kích kháng lên thất thu năng suất

2.1. Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông lên thất thu năng suất năng suất

Qua Bảng 1.4 và Hình 2.16, nghiệm thức chỉ phun thuốc bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông giúp gia tăng năng suất 0,81 tấn/ha tương đương 1,63 triệu đồng/ha với giá lúa 2.000 đồng/kg khi so sánh với đối chứng (NT 8). Nếu không bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông lúa mà chỉ bảo vệ giai đoạn bệnh lá thì giúp gia tăng năng suất 0,80 tấn/ha tương đương 1,6 triệu đồng/ha. Như vậy một trong hai giai đoạn phát triển của cây lúa được bảo vệ, sẽ giúp tăng năng suất tương đương nhau.

Tương tự như trên khi so sánh với nghiệm thức phun thuốc bảo vệ hoàn toàn (NT 7), nghiệm thức chỉ phun thuốc bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông giảm năng suất 0,32 tấn/ha tương đương 0,65 triệu đồng/ha. Nếu không bảo vệ giai đoạn bệnh trên bông lúa mà chỉ bảo vệ giai đoạn bệnh trên lá thì năng suất bị giảm đi 0,34 tấn/ha tương đương 0,67 triệu đồng/ha (Hình 2.17).

2.2. Hiệu quả của các chất kích kháng lên thất thu về năng suất

Qua Bảng 1.4 và Hình 2.18, các nghiệm thức có kích kháng bằng cách “xử lý hạt, phun lên lá ở 25 NSKS và không phun thuốc ngừa TCB”, giúp gia tăng năng suất so với đối chứng không bảo vệ bệnh hoàn toàn, lần lượt là 1,02 tấn/ha tương đương 2,04 triệu đồng/ha (clorua đồng) và 0,84 tấn/ha tương đương 1,69 triệu đồng/ha (OA). Đối với các nghiệm thức có kích kháng bằng cách “xử lý hạt, phun lên lá ở 25 NSKS và có phun thuốc ngừa TCB”, giúp gia tăng năng suất so với đối chứng không bảo vệ bệnh hoàn toàn, lần lượt là 1,23 tấn/ha tương đương 2,47 triệu đồng/ha (clorua đồng) và 0,93 tấn/ha tương đương 1,85 triệu đồng/ha (OA).

Tuy nhiên, nếu phun thuốc hoàn toàn để bảo vệ thì năng suất gia tăng đến 1,14 tấn/ha tương đương 2,29 triệu đồng/ha. Do đó, nếu so sánh với nghiệm thức có năng suất cao nhất, tức nghiệm thức phun thuốc bốn lần để bảo vệ ruộng lúa hoàn toàn thì việc sử dụng chất kích kháng mà không phun thuốc ngừa TCB có làm giảm mất năng suất 0,12 tấn/ha tương đương 0,24 triệu đồng/ha (với clorua đồng) và 0,29 tấn/ha tương đương 0,59 triệu đồng/ha (với OA). Nếu sử dụng chất kích kháng và có phun thuốc ngừa TCB thì năng suất sẽ cao tương đương với nghiệm thức phun thuốc bốn lần, năng suất khác biệt không ý nghĩa (Bảng 1.4).

Như vậy, việc phun thêm một lần thuốc ngừa bệnh TCB, sau khi đã áp dụng hai lần kích kháng với biện pháp xử lý hạt giống và phun lên lá vào 25 NSKS, là cần thiết để đảm bảo cho vụ lúa đạt hiệu quả năng suất tối đa.

So với Không thuốc 0.82 0.81 0 0.3 0.6 0.9

9. Thuốc-2 lần đầu 10. Thuốc-2 lần cuối Nghiệm thức N ăn g su ất ( tấ n /h a)

Hình 2.16: Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông lên thất thu về năng suất so với đối chứng Không thuốc (NT 8); của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003-2004.

So với Thuốc - 4 lần -0.34 -0.32 0 0.2 0.4 9. Thuốc-2 lần đầu 10. Thuốc-2 lần cuối Nghiệm thức N ăn g su ất ( tấ n/ ha ) -0.2 -0.4

Hình 2.17: Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông lên thất thu về năng suất so với đối chứng thuốc- 4 lần (NT 7); của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003-2004.

So với Không thuốc 1.23 0.84 0.93 1.02 0 0.4 0.8 1.2 1.6 2. Cu- (Hạt+Lá)+Thuốc 2 lần cuối 3. Cu-(Hạt+Lá) 5. OA- (Hạt+Lá)+Thuốc 2 lần cuối 6. OA-(Hạt+Lá) Nghiệm thức N ăn g su ất ( tấ n/ ha )

Hình 2.18: Hiệu quả của các biện pháp kích kháng lên thất thu về năng suất so với đối chứng Không thuốc (NT 8); của thí nghiệm tại Thoại Sơn, An Giang; vụ đông xuân 2003-2004.

56

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của hai chất kích kháng lên lên năng suất lúa và thất thu về kinh tế.

BIỆN PHÁP KÍCH KHÁNG Năng suất

(kg /ha)

Tăng năng suất so với NT 8

(kg/ha)

Tăng so với NT8 (triệuđồng/ha)*

Giảm năng suất so với NT 7

(kg/ha)

Giảm so với NT 7 (nghìn

đồng/ha)*

1.CuCl2 xử lý hạt và phun ngừa TCB 5.328 c + 812 +1,624 - 331 -662

2.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và phun ngừa TCB

5.750 ab + 1.234 +2,468 + 91 -182

3.CuCl2 xử lý hạt, phun CuCl2 lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB

5.540 bc + 1.024 +2,048 - 119 -238

4.OA xử lý hạt và phun ngừa TCB 5.908 a + 1.392 +2,784 + 249 -498

5.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và ngừa TCB

5.442 bc + 926 +1,852 - 217 -434

6.OA xử lý hạt, phun OA lên lá vào 25 NSKS và không ngừa TCB

5.360 c + 844 +1,688 - 299 -598

7.Không kích kháng và phun thuốc 4 lần vào 25, 40, 55 và 65NSKS

5.659 abc + 1.143 +2,286 0 0

8.Đối chứng không kích kháng và không phun thuốc 4.516 d 0 0 - 1.143 -2.286

9. Không kích kháng và phun thuốc 25 và 40NSKS 5.320 c + 804 +1,608 - 339 -678

10. Không kích kháng và phun thuốc 55 và 65NSKS 5.333 c + 817 +1,634 - 326 -652

Ý nghĩa **

CV(%) 6,17

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một cột giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 1% *: Với giá lúa 2.000 đồng/kg.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Cả hai giai đoạn của bệnh cháy lá, giai đoạn bệnh trên lá và giai đoạn bệnh trên bông đều gây thất thu về năng suất và kinh tế tương đương nhau và trong quản lý bệnh cháy lá, chúng ta phải quan tâm đến cả hai giai đoạn trên lá và trên bông.

Hai chất kích kháng, clorua đồng và OA, đều có hiệu quả kích kháng chống bệnh cháy lá khi được sử dụng tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Kích kháng với biện pháp chỉ xử lý hạt giống trước khi sạ tuy có hiệu quả giúp giảm bệnh trên lá và cả TCB, nhưng hiệu quả kém.

Kích kháng với biện pháp vừa xử lý hạt giống trước khi sạ vừa phun lên lá vào 25 NSKS, với một trong hai chất kích kháng trên, cho hiệu quả cao hơn, giúp gia tăng năng suất tương đương như phun thuốc ngừa bệnh ở giai đoạn tăng trưởng của cây lúa. Tuy nhiên nếu sau khi áp dụng biện pháp kích kháng, phun thêm thuốc ngừa TCB sẽ tạo hiệu quả cao tương đương như biện pháp phun thuốc 4 lần để bảo vệ ruộng lúa hoàn toàn. Áp dụng biện pháp kích kháng bằng cách vừa xử lý hạt trước khi sạ vừa phun lên lá vào 25 NSKS giúp giảm được hai lần phun thuốc đặc hiệu để ngừa bệnh cháy lá lúa.

ĐỀ NGHỊ

Có thể sử dụng clorua đồng 0,05 mM hoặc OA 0,5 mM làm chất kích kháng tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Cần kích kháng hai lần trong vụ lúa: ngâm hạt giống trong chất kích kháng trước khi ủ và sạ, và phun chất kích kháng lên lá vào 25 NSKS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Anderson, A. J. 1989. “The biology of glycoproteins as elicitors”. In Plant: Microbe interactions: Molecular and Genitic Perspectives, New York: McGraw 3: 87-130.

Agrios, G. N. 1997. “How plant defend themselves against pathogens”. In Agrios, G. N. Plant Pathology, Academic Press: 93-114.

Asai, T and H. Nakai. 1988. “Induction of mutants of rice resistant to bacterial leaf blight through

Một phần của tài liệu ứng dụng chất kích kháng CuCl2 và Oxalic Acid (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)