Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất nấm rơm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang (Trang 45)

II. KIẾN NGHỊ

3.16Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất nấm rơm

Số hộ TECRS TEVRS SE 1 1.000 1.000 1.000 2 0.296 0.911 0.325 3 0.833 0.854 0.975 4 0.513 0.768 0.668 5 1.000 1.000 1.000 ... ... ... ... 85 1.000 1.000 1.000 86 1.000 1.000 1.000 87 0.855 1.000 0.855 Trung bình 76.347 85.353 86.790

Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009 Chú thích: TECRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp hiệu quả không đổi theo qui môi và TEVRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo qui mô

Theo định nghĩa thì hệ số hiệu quả phân phối chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lƣợng với các tỷ lệ tối ƣu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành. Do vậy, hệ số hiệu quả phân phối thấp có liên quan đến những độ lệch từ các tỷ số

36

nhập lƣợng với chi phí tối thiểu. Hiệu quả phân phối rất thấp, trung bình 31,24%, điều này có nghĩa là những nông dân không có khả năng sử dụng đúng sự phối trộn nhập lƣợng với giá cả đƣợc đƣa ra. Nói cách khác, những nông dân không có khả năng tính toán đƣợc sự cân bằng sản phẩm biên của một nhân tố với giá cả của nhân tố đó trong thị trƣờng. Những kết quả ƣớc lƣợng về hiệu quả kinh tế cho thấy những hộ sản xuất nấm rơm trong vùng nghiên cứu thấp là do hiệu quả kỹ thuật và phân phối nguồn lực thấp. Điều này có nghĩa là việc xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật và phân phối nguồn lực rất cần thiết cho các mục tiêu về mặt chính sách.

4. Sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa các nông hộ sản xuất nấm rơm 4.1. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế (EE hoặc CE) 4.1. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế (EE hoặc CE)

Thông qua việc phân tích hàm hồi qui Tobit để giải thích sự khác biệt về mặt hiệu quả kinh tế giữa các hộ sản xuất nấm rơm trong mẫu điều tra. Những kết quả hồi qui và các ƣớc lƣợng về hiệu quả biên đƣợc trình bày trong Bảng 4.17 dƣới đây (xem chi tiết kết quả hồi qui trong phần Phụ lục 2.2).

Bảng 3.17 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm

Biến số Tham số hồi qui Sai số chuẩn Giá trị xác suất

Hằng số 0,102 0,097 0,300

Tiếp cận với các tổ chức tín dụng -0,044 0,055 0,432

Tiếp cận thông tin về kỹ thuật 0,071 0,062 0,256

Số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật -0,002 0,024 0,925

Quy mô diện tích -0,004 0,006 0,528

Chi tiêu gia đình -3,08E-07 1,18E-06 0,795

Quy mô gia đình 0,005 0,015 0,749

Số năm kinh nghiệm -0,006 * 0,003 0,068

Tuổi 0,00097 0,002 0,660

Tiếp cận thông tin thị trƣờng 0,125 ** 0,040 0,003

Vốn tự có của gia đình 2,89E-07 1,40E-06 0,837

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009

* Ý nghĩa tại mức alpha 10%; ** Ý nghĩa tại mức alpha 5%, *** Ý nghĩa tại mức alpha 1%

Kết quả hồi qui ở Bảng 3.17 chỉ ra rằng số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm có tác động (tại mức ý nghĩa 10%) đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm. Số năm kinh nghiệm càng cao thì hiệu quả kinh tế càng thấp. Điều này có thể chƣa hoàn toàn hợp lý với thực tế. Nhƣng kết quả xử lý này phù hợp với thực trạng sản xuất tại địa bàn bởi đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu. Đa số những hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, lao động có độ tuổi tƣơng đối cao, ít đƣợc tập huấn kỹ thuật, có tính bảo thủ, có xu hƣớng sử dụng các nhập lƣợng đầu vào một cách chƣa hợp lý, do vậy sẽ đạt hiệu quả phân phối thấp hơn so với những hộ khác. Kết quả phân tích ở Bảng 3.17 cũng chỉ

37

ra xu hƣớng rằng, khi các hộ sản xuất có thêm một năm kinh nghiệm trong sản xuất sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế lên trung bình 0,63%.

Số liệu ở Bảng 3.17 cũng chỉ ra tiếp cận thông tin thị trƣờng có ảnh hƣởng ý nghĩa đến hiệu quả kinh tế của những hộ sản xuất nấm rơm trong vùng nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy nếu hộ trồng nấm rơm tiếp cận thông tin thị trƣờng thƣờng xuyên có hiệu quả kinh tế cao hơn hộ trồng nấm rơm tiếp cận thông tin thị trƣờng không thƣờng xuyên trung bình 12,48%.

Tóm lại, có hai yếu tố tác động đối với hiệu quả kinh tế đạt đƣợc của những hộ sản xuất nấm rơm: (1) số năm kinh nghiệm sản xuất nấm rơm (tại mức alpha 10%), (2) tiếp cận thông tin thị trƣờng (tại mức alpha 5%).

Nhƣ đã đƣợc đề cập trong Phần 3, nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm trong mẫu điều tra thấp là do hiệu quả phân phối nguồn lực thấp, và do vậy việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực trở nên cần thiết để làm cơ sở cho việc áp dụng chính sách, cũng nhƣ đƣa ra các kiến nghị cho việc phát triển nghề trồng nấm rơm cho tỉnh An Giang.

4.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực

Phân tích phƣơng trình hồi qui Tobit cũng đƣợc sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng có ý nghĩa đến hiệu quả phân phối. Ở đó, biến phụ thuộc sẽ là các hệ số hiệu quả phân phối tìm đƣợc từ các mô hình DEA (1) và (2), các biến độc lập giống với các biến đã đƣợc sử dụng trong phƣơng trình hồi qui Tobit đã đƣợc sử dụng trong phần 4.1. Kết quả phân tích hồi qui đƣợc thể hiện trong Bảng 3.18 (xem chi tiết trong phần Phụ lục 2.3).

Bảng 3.18 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phân phối nguồn lực của các hộ sản suất nấm rơm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến số Tham số hồi qui Sai số chuẩn Giá trị xác suất

Hằng số 0,213 0,101 0,037

Tiếp cận thông tin về kỹ thuật 0,089 0,063 0,166

Số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật -0,013 0,024 0,585

Quy mô diện tích -0,004 0,005 0,426

Chi tiêu gia đình -2,61E-07 1,13E-06 0,818

Quy mô gia đình -0,003 0,016 0,855

Số năm kinh nghiệm -0,007 0,003 0,105

Tuổi -7,2E-05 0,002 0,974

Tiếp cận thông tin thị trƣờng 0,125 ** 0,041 0,003

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009

* Ý nghĩa tại mức alpha 10%; ** Ý nghĩa tại mức alpha 5%, *** Ý nghĩa tại mức alpha 1%

Số liệu ở Bảng 3.18 cho thấy có một yếu tố tác động tích cực và có ý nghĩa đến hiệu quả phân phối là tiếp cận thông tin thị trƣờng tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, ngƣời sản xuất nhận đƣợc thông tin thị trƣờng một cách thƣờng xuyên sẽ giúp

38

họ gia tăng hiệu quả phân phối cao hơn trung bình 12,5% so với các hộ sản xuất nhận thông tin thị trƣờng không thƣờng xuyên.

Tóm lại, đối với hiệu quả phân phối của ngƣời sản xuất đạt đƣợc chịu ảnh hƣởng của hai yếu tố giống nhƣ đối với hiệu quả kinh tế. Kết quả này phù hợp với thực tế là do việc nắm đƣợc thông tin thị trƣờng về giá cả, sản phẩm càng nhiều sẽ giúp cho ngƣời sản xuất sử dụng và phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý hơn (tiết kiệm chi phí), và do vậy sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả phân phối đạt đƣợc của các hộ sản xuất.

4.3. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật

Số liệu ở Bảng 3.19 cho thấy có 5 yếu tố tác động tích cực và có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật, đó là vay vốn, tiếp cận thông tin về kỹ thuật, số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật, qui mô gia đình và tiếp cận thông tin thị trƣờng. Trong đó, có hai yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật tại mức alpha 5%, ba yếu tố còn lại tác động đến hiệu quả kỹ thuật tại mức alpha 10%. Kết quả phân tích cho thấy, ngƣời sản xuất tiếp cận với tổ chức tín dụng (vay vốn nhằm mục đích sản xuất nấm rơm) thì có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn với ngƣời sản xuất không tiếp cận đƣợc tín dụng trung bình là 20,1%. Điều này cũng tƣơng đối phù hợp với thực tế tại tỉnh An Giang. Những hộ đƣợc vay vốn để sản xuất nấm rơm tại vùng nghiên cứu đa số là ngƣời nghèo, trình độ thấp nên hiệu quả kỹ thuật đƣợc áp dụng vào sản xuất sẽ thấp hơn; các hộ sản xuất có thêm một lần tập huấn kỹ thuật thì hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc tăng thêm trung bình 11,7%; qui mô gia đình càng lớn thì hiệu quả đạt đƣợc về kỹ thuật của những hộ trồng nấm rơm cũng tăng lên; đồng thời, những hộ này tiếp cận đƣợc thông tin thị trƣờng một cách thƣờng xuyên sẽ giúp họ gia tăng hiệu quả kỹ thuật cao hơn trung bình 13,2% so với hộ tiếp cận thông tin thị trƣờng không thƣờng thƣơng xuyên.

Bảng 3.19 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất nấm rơm Biến số Tham số hồi qui Sai số chuẩn Giá trị xác suất Hằng số 0,892 0,182 0,000 Tiếp cận với tổ chức tín dụng -0,21 ** 0,102 0,043

Tiếp cận thông tin về kỹ thuật -0,227 * 0,12 0,062

Số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật 0,117 ** 0,052 0,027

Vốn tự có 2,19E-06 2,75E-06 0,430

Quy mô diện tích -0,0097 0,011 0,359

Chi tiêu gia đình -4,75E-07 2,10E-06 0,822

Quy mô gia đình 0,053 * 0,03 0,081

Số năm kinh nghiệm -0,0068 0,006 0,284

Tuổi -0,002 0,004 0,696

Tiếp cận thông tin thị trƣờng 0,132 * 0,075 0,082

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009

* Ý nghĩa tại mức alpha 10%; ** Ý nghĩa tại mức alpha 5%, *** Ý nghĩa tại mức alpha 1% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

Theo kết quả xử lý Bảng 3.19, yếu tố tiếp cận thông tin về kỹ thuật cho biết những hộ tiếp cận đƣợc thông tin kỹ thuật lại có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn những hộ không tiếp cận đƣợc thông tin kỹ thuật. Điều này có thể lý giải là những hộ tiếp cận đƣợc thông tin kỹ thuật theo kênh không chính thức, chƣa đƣợc thực hành, hoặc tiếp cận đƣợc những không đủ khả năng, năng lực thực hiện theo, nên hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc thấp hơn với những hộ không tiếp cận đƣợc thông tin kỹ thuật.

5. Giải pháp phát triển mô hình trồng nấm rơm tại An Giang

Dựa vào hiện trạng sản xuất nấm rơm tại An Giang và qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả phân phối trong quá trình sản xuất nấm rơm của nông hộ, nghiên cứu này đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

Để giúp những hộ trồng nấm rơm nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế, Khuyến nông địa phƣơng phải kết hợp chặt chẽ với nhà khoa học, trƣờng Đại học An Giang tăng cƣờng tập huấn kỹ thuật trồng nấm rơm cho những hộ sản xuất nấm rơm. Đồng thời, cũng cần tập huấn kiến thức kinh tế cơ bản để họ có thể sử dụng nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả hơn, từ đó có thể nâng cao đƣợc hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nấm rơm.

Để tạo lƣợng cung ổn định với chi phí sản xuất thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nấm rơm ngày càng tăng, cần qui hoạch vùng sản xuất nấm rơm trên cơ sở kinh tế hợp tác giữa các hộ sản xuất.

Để giúp ngƣời trồng nấm rơm nắm đƣợc thông tin thị trƣờng liên quan đến việc đƣa ra những quyết định trong sản xuất, cần xây dựng bản tin chuyên về thị trƣờng nấm rơm. Bản tin này đƣợc chuyển tải qua hệ thống thông tin đại chúng ( Tivi, radio, báo An Giang, loa phát thanh địa phƣơng) để ngƣời trồng nấm rơm nắm đƣợc chất lƣợng và giá cả các yếu đầu vào, sản phẩm đầu ra.

Mỗi xã cần thành lập một tổ hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ nấm rơm để ký kết hợp đồng tiêu thụ với Nông Trƣờng Sông Hậu, Tổng Công Ty Cổ phần Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây Cần Thơ, Công ty Xuất khẩu nông sản Cần Thơ, Công ty Hoàng Mai Thảo (Tp Hồ Chí Minh), Công ty Xuất nhập khẩu quận 5, Meco food, Agrex Sài Gòn, Công ty Rau quả Việt Nam (VEGETECO) từng bƣớc xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho địa phƣơng trồng nấm rơm nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

40

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

1. Thực trạng sản xuất

Mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang chỉ rải rác ở khắp các xã trong các huyện của tỉnh, chƣa có vùng tập trung sản xuất, do vậy, mà quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Mặc dù thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣng sản phẩm bán ra chủ yếu của ngƣời nông dân là nấm tƣơi nên giá trị kinh tế chƣa cao, các sở ban ngành và chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quan tâm đến việc sản xuất nấm rơm của ngƣời sản xuất, chủ yếu chỉ là hỗ trợ vốn, mở các lớp hội thảo hay tập huấn kỹ thuật nhƣng khả năng ứng dụng của các hộ sản xuất vào thực tiễn sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa quan tâm đến việc giúp ngƣời nông dân tạo sự khác biệt cho sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, hoặc thƣơng hiệu, chƣa giúp ngƣời sản xuất kết nối đƣợc với thị trƣờng tiêu thụ.

Trong quá trình sản xuất, ngƣời sản xuất có những thuận lợi và cơ hội chủ yếu: kinh nghiệm sản xuất; lợi nhuận từ nấm rơm cao; thị trƣờng tiêu thụ (luôn có thƣơng lái hay bạn hàng đến mua nấm hay đặt hàng trƣớc); nguồn rơm ở địa phƣơng nhiều; giá nấm luôn ở mức cao (trung bình 17.500đ/kg nấm tƣơi) và chỉ giảm nhẹ ở những lúc cao điểm, do vậy, trồng nấm luôn đảm bảo có lợi nhuận; nhân công địa phƣơng nhiều. Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, ngƣời sản xuất cũng gặp không ít những khó khăn và rủi ro. Mặc dù đƣợc sự hỗ trợ về vốn và tập huấn kỹ thuật của địa phƣơng, nhƣng ngƣời sản xuất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật trong quá trình trồng nấm, những rủi ro về thời tiết; thiếu rơm nguyên liệu tại một số địa phƣơng; meo giống kém chất lƣợng. Đây là những trở ngại có thể khắc phục đƣợc nếu chính quyền địa phƣơng và các sở ban ngành liên quan có sự quy hoạch vùng nguyên liệu hay tìm những nguyên liệu thay thế rơm, kiểm tra những cơ sở cung cấp meo giống chặt chẽ, để đảm bảo nguồn meo giống chất lƣợng cho ngƣời sản xuất vì meo giống ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng và năng suất nấm sau này.

2. Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hƣởng

Qua những số liệu phân tích cho thấy mô hình trồng nấm rơm tại tỉnh An Giang mang lại hiệu quả về mặt tài chính rất cao, chi phí đầu tƣ thấp, lợi nhuận cao. Tổng chi phí trung bình đầu tƣ trên 1.000 mét mô 8.049 nghìn đồng, mức lợi nhuận trung bình thu đƣợc sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí (chƣa tính công lao động gia đình) là 18.284 nghìn đồng. Mặt khác, trên ngàn mét mô tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 69%. Điều này cho thấy tính khả thi của mô hình là khá cao, đồng thời còn cho thấy mức rủi ro của mô hình thấp, một đồng doanh thu có thể tạo ra 0,69 đồng lợi nhuận. Nếu so sánh với trồng lúa thì đây là mô hình mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.

Mặc dù hiệu quả về mặt tài chính khá cao, nhƣng kết quả sau khi phân tích DEA chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực còn rất hạn chế. Hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt trung bình 85%, hiệu quả phân phối là 31% và hiệu quả kinh tế là 28%. Đây chính là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Hiệu quả của mô hình còn thể hiện ở chỗ tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho ngƣời

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang (Trang 45)