II. KIẾN NGHỊ
3.12 Thống kê mô tả những nhân tố hiệu quả của hộ trồng nấm rơm
Biến số
Những biến định lƣợng Những biến định tính (Biến giả - Dummy)(2) Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn % nông hộ với dummy=1 % nông hộ với dummy=0 Tuổi tác 21 70 41,7 10,2
Số năm kinh nghiệm 1 25 7,83 6,01
Qui mô gia đình 1 9 4,34 1,4
Chi tiêu gia đình (1.000đ/năm) 1.000 132.000 22.566 1.9719,95 Vốn tự có để sản xuất nấm
(1.000đ) 0 100.000 11.531 17.249,3
Qui mô diện tích (ngàn M.mô) 0,16 24 3,612 3,95 Số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật 0 5 1,2 1,19 Tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay
tại địa phƣơng 28,7 71,3
Tiếp cận thông tin về kỹ thuật 69 31
Nhận thông tin thị trƣờng 60,9 39,1
Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009
(2)
30
Vốn sản xuất
Vốn tự có của những hộ trồng nấm rơm dành cho các hoạt động sản xuất trung bình là 11,5 triệu đồng. Ngoài vốn tự có, khoảng 28,7% số hộ tiếp cận đƣợc với các tổ chức tín dụng nhƣ: ngân hàng chính sách xã hội chiếm 50% trƣờng hợp, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 21,4% trƣờng hợp và vay tƣ nhân 28,6% trƣờng hợp. Qua điều tra thực tế cho thấy, nguồn vốn vay dành cho hoạt động trồng nấm chủ yếu là vay từ Ngân hàng chính sách xã hội và vay tƣ nhân, còn nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp khác. Điều này cho thấy ngƣời sản xuất nấm rơm còn thiếu và cần thêm lƣợng vốn để sản xuất, do vậy, việc hỗ trợ vốn cho ngƣời sản xuất nấm rơm là cần thiết vì vay tƣ nhân với lãi xuất cao sẽ làm tăng chí phí trong quá trình sản xuất của nông hộ. Lƣợng tiền vay đƣợc trung bình từ Ngân hàng chính sách xã hội là 5,7 triệu đồng, từ tổ chức phi chính thức là 10 triệu đồng, những khoảng vay này ngƣời sản xuất dành hết cho hoạt động trồng nấm rơm. Vay tại Ngân hàng chính sách xã hội thì lãi suất thấp chỉ 0,32%/tháng nhƣng lƣợng vốn giải ngân thấp không đủ để trang trải cho hoạt động trồng nấm rơm, chính vì vậy mà bà con buộc phải vay tƣ nhân với lãi suất cao trung bình là 5,5%/tháng với thời hạn vay từ 02 đến 03 tháng.
Ngoài việc tiếp cận nguồn vốn vay, một số ngƣời trồng nấm rơm cũng nhận đƣợc tín dụng từ các nhà cung cấp đầu vào, cụ thể, họ cung cấp meo giống hoặc ứng trƣớc một số tiền cho ngƣời trồng nấm rơm, khi thu hoạch ngƣời trồng nấm rơm đó chỉ đƣợc bán cho họ với giá ấn định trƣớc (giá đƣợc ấn định từ ngày thu hoạch đầu tiên, dựa vào loại nấm thu hoạch và giá hiện tại trên thị trƣờng mà ngƣời trồng nấm rơm và ngƣời cung cấp đầu vào thƣơng lƣợng) từ đầu vụ cho đến hết. Thực ra, hình thức này là một hợp đồng kinh tế, nhƣng chỉ có cam kết bằng miệng không có thể hiện bằng văn bản và hình thức này chỉ thực hiện một số ít ngƣời trồng nấm rơm lâu năm và có uy tín.
Hỗ trợ kỹ thuật
Trong những hộ đƣợc khảo sát có đến 31% hộ không đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật, 69% hộ đƣợc hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Kỹ sƣ Bùi Văn Đằng (Trung tâm khuyến nông tỉnh An Giang), cán bộ kỹ thuật ở địa phƣơng, Trạm khuyến nông huyện và hội nông dân ở địa phƣơng.
Do vậy, cần tăng cƣờng việc hỗ trợ kỹ thuật cho ngƣời sản xuất bằng cách tăng cƣờng các lớp tập huấn kỹ thuật, tƣ vấn trực tiếp (có thể bằng điện thoại) khi ngƣời sản xuất gặp khó khăn cần hỗ trợ, đổi mới phƣơng pháp tập huấn không đơn thuần chỉ là dạy lý thuyết, tăng cƣờng chỉ dẫn thực hành và cho các học viện thực hành từng giai đoạn trong việc trồng nấm. Mỗi địa phƣơng (xã) cần đào tạo ít nhất 2 kỹ thuật viên tại chỗ, những kỹ thuật viên này sẽ trực tiếp chỉ dẫn, tiếp xúc với ngƣời sản xuất nấm rơm khi họ gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ.
Chính quyền địa phƣơng và các sở ban ngành chƣa thực sự quan tâm đến ngƣời trồng nấm rơm. Qua khảo sát cho thấy có đến 80,5% hộ chƣa đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng và các sở ban ngành, chỉ có 19,5% hộ đƣợc sự quan tâm chủ yếu là hỏi thăm về quá trình sản xuất nấm, quá trình áp dụng kỹ thuật, giúp đỡ hỗ trợ vay vốn sản xuất ƣu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội và tập huấn kỹ thuật. Trung bình hàng năm, mỗi hộ nhận đƣợc khoảng 2 lần hỗ trợ kỹ thuật với các hình thức nhƣ tập huấn kỹ thuật, tham gia hội thảo, hội thảo đầu bờ, hay tƣ vấn trực tiếp…
31
15%
3% 13%
69% Trung tâm khuyến nông tỉnh An
Giang
Cán bộ kỹ thuật địa phương Hội nông dân
Khuyến nông huyện
Hình 4. Nguồn hỗ trợ kỹ thuật
Mức độ tiếp cận thông tin thị trƣờng
Trong những hộ đƣợc khảo sát có 39,1% số hộ không thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin thị trƣờng, còn lại 60,9% số hộ thƣờng xuyên nhận đƣợc thông tin về thị trƣờng chủ yếu là giá nấm (98,5% số trƣờng hợp), ngoài ra ngƣời sản xuất nấm rơm còn nhận đƣợc các thông tin khác nhƣ: loại sản phẩm (13,3%), nơi tiêu thụ nấm (6,3%), thƣơng lái, nhu cầu về sản lƣợng nấm và loại thuốc phun cho nấm. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ:
80.0% 2.5% 1.3% 1.3% 5.0% 10.0% Giá nấm rơm Loại sản phẩm Nơi tiêu thụ thương lái
Nhu cầu về số lượng Loại thuốc phun
Hình 5. Loại thông tin thị trƣờng
Nguồn thông tin thị trƣờng mà các hộ sản xuất nấm rơm nhận đƣợc chủ yếu là những nông dân khác cùng làm nấm (39,7% trƣờng hợp) do họ canh tác gần nhau hoặc cùng địa phƣơng nên thƣờng xuyên trao đổi thông tin lẫn nhau, bạn hàng ở chợ (31,7%), thƣơng lái cung cấp (25,4%) và một số nguồn khác nhƣ: chủ vựa nấm; truyền hình, tivi; sách báo; nhà cung cấp meo giống; cán bộ nông nghiệp…
Trong số những hộ nhận đƣợc thông tin thị trƣờng, có 50% số hộ nhận đƣợc thông tin thị trƣờng cho rằng chất lƣợng thông tin thị trƣờng nhận đƣợc là chính xác, 48,5% nhận đƣợc thông tin thị trƣờng ở mức tƣơng đối chính xác và có 1,5% hộ cho rằng những
32
thông tin họ nhận đƣợc là không chính xác. Qua đó, cho thấy những nông hộ sản xuất nấm rơm thƣờng xuyên theo dõi những thông thị trƣờng một cách chính xác.
2.3 Bán sản phẩm
Trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nông dân trồng nấm hầu hết là không lo lắng trong khâu tiêu thụ, hầu nhƣ sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết. Theo ông Trần Phƣớc Linh Phó chủ nhiệm Hợp Tác Xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, kỹ sƣ Bùi Văn Đặng (Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang) thì hiện tại số lƣợng nấm rơm sản xuất ra chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trƣờng, nên trong khâu tiêu thụ chƣa phải là vấn đề lo ngại.
Qua kết quả khảo sát, hầu hết ngƣời trồng nấm rơm bán sản phẩm không qua sơ chế, họ chỉ bán nấm tƣơi và họ bán sản phẩm chủ yếu cho thƣơng lái(3) và bạn hàng(4). Có 48,8% số nông hộ trồng nấm rơm bán sản phẩm cho các thƣơng lái, 34,5% bán cho bạn hàng, 13,1% bán lẻ cho ngƣời tiêu dùng (đem nấm rơm bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng ở các chợ tại địa phƣơng), và 3,6% bán cho chủ vừa. Địa điểm bán chủ yếu của hộ trồng nấm rơm là bán tại địa phƣơng (80,8%), kế đến là bán ngoài tỉnh nhƣ: chủ vựa tại huyện Lấp Vò - tỉnh Đồng Tháp, Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang. Đƣợc thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
80.8%
7.7% 11.5%
Tại địa phương Huyện lân cận trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Hình 6. Địa điểm bán nấm rơm
Nguyên nhân bán cho các đối tƣợng trên, thì có 27, 3% trƣờng hợp bán cho các mối quen biết trƣớc, 22,1% trƣờng hợp bán cho ngƣời mua đến tận bãi nấm, 19,5% đem ra chợ bán lẻ, 16,9% trƣờng hợp bán cho những ngƣời mua không kén chọn nấm, không gây khó dễ, gần nhà-tiện cho việc liên lạc (13%), số lƣợng ít (9,1%), mƣợn tiền trƣớc để mua nguyên liệu sản xuất (9,1%). Ngoài ra, việc bán sản phẩm của hộ sản xuất nấm rơm cho thƣơng lái còn do những nguyên nhân sau: thƣơng lái mua nấm với số lƣợng lớn; cân nấm trọn gói với giá cao từ đầu đến cuối vụ sản xuất cho nên ngƣời trồng nấm không sợ các rủi ro về giá hay những sản phẩm không đạt chất lƣợng, bán không ai mua
(3)
Thƣơng lái đƣợc hiểu là những ngƣời mua nấm với số lƣợng lớn và bán lại cho những chủ vựa, công ty hoặc các thƣơng lái khác và hầu nhƣ không bán lẻ cho các bạn hàng hay hộ tiêu dùng tại địa phƣơng hoặc các chợ.
(4)
Bạn hàng đƣợc hiểu là những ngƣời mua nấm với số lƣợng ít sau đó bán sản phẩm tại các chợ hoặc bán lẻ tiêu dùng tại địa phƣơng.
33
và thanh toán nhanh, một số thƣơng lái còn gợi ý về thị trƣờng tiêu thụ nấm rơm và thời điểm trồng nấm bán có giá, .... đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.18.
Bảng 3.13 Nguyên nhân bán cho các đối tƣợng
Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)
Quen biết 21 27,3
Ngƣời mua đến tận nơi sản xuất 17 22,1
Bán lẻ ở chợ tại địa phƣơng 15 19,5
Dễ bán 13 16,9
Gần nhà, tiện việc liên lạc 10 13,0
Số lƣợng ít 7 9,1
Cho mƣợn tiền mua nguyên liệu sản xuất 7 9,1
Giá cao 6 7,8 Cân nấm trọn gói 5 6,5 Mua số lƣợng lớn 4 5,2 Có uy tín 4 5,2 Không kén chọn nấm 2 2,6 Không ép giá 2 2,6
Thanh toán tiền nhanh 1 1,3
Chi phí vận chuyển thấp 1 1,3
Lý do khác 7 9,1
Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009
Về phƣơng thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Khi bán sản phẩm cho các đối tƣợng trên, ngƣời trồng nấm rơm hầu hết đều đƣợc thanh toán bằng tiền mặt (57,7% trƣờng hợp) và trƣờng hợp còn lại ngƣời bán cho ngƣời mua gối đầu, tuỳ theo thoả thuận của ngƣời mua và ngƣời bán mà có thời gian gối đầu khác nhau. Thanh toán sau 1 đến 2 ngày chiếm tỷ lệ 29,5%, từ 3 đến 4 ngày chiếm 3,8%, thanh toán lúc cuối vụ (5,1%) và đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 3.14. Từ đó, đã khẳng định vòng quay nguồn vốn của ngƣời trồng nấm nhanh, đã giúp họ có nguồn chi phí để chi trả cho việc thuê mƣớn nhân công và chi tiêu gia đình.
34
Bảng 3.14 Thời gian thanh toán
Thời gian thanh toán Mô hình nấm rơm
Tần số Tần suất (%) Bằng tiền mặt 45 57,7 Từ 1 đến 2 ngày 23 29,5 Từ 3 đến 4 ngày 3 3,8 Từ 5 đến 7 ngày 2 2,6 Trên 30 ngày 1 1,3 Cuối vụ 4 5,1 Tổng 78 100,0
Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009
3. Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm rơm
Các hệ số hiệu quả kinh tế và kỹ thuật đƣợc ƣớc lƣợng thông qua những mô hình DEAP (3.8) và (3.9) bởi việc sử dụng chƣơng trình DEAP. Còn hiệu quả phân phối đơn giản là tỷ số giữa hiệu quả kinh tế trên hiệu quả kỹ thuật. Các hệ số hiệu quả nói trên đƣợc trình bày trong Bảng 3.15 dƣới đây (xem chi tiết kết quả xử lý số liệu ở phần phụ lục 2.1, phụ lục 2.2 và 2.3).
Bảng 3.15 Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật của các hộ sản xuất nấm rơm Hiệu quả Hiệu quả (%) Tần số Tần suất (%) TE AE EE TE AE EE 1-10 0 19 25 0 21,8 28,7 11-20 0 22 24 0 25,3 27,6 21-30 0 15 11 0 17,2 12,6 31-40 1 6 3 1,1 6,9 3,4 41-50 2 4 5 2,3 4,6 5,7 51-60 8 8 8 9,2 9,2 9,2 61-70 10 5 4 11,5 5,7 4,6 71-80 10 1 2 11,5 1,1 2,3 81-90 6 2 5 6,9 2,3 5,7 91-100 50 5 25 57,5 5,7 28,7 Tổng 87 87 87 100,00 100,00 100,00 Trung bình 85,35 31,24 28,00 Độ lệch chuẩn 18,38 26,30 26,57 Thấp nhất 30,7 1,5 1,4 Cao nhất 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009 Chú thích: TE được tính toán dựa vào giả định hiệu quả thay đổi theo qui mô
Từ số liệu đƣợc tổng hợp trong Bảng 3.15 cho thấy rằng hệ số hiệu quả kỹ thuật đƣợc dẫn ra từ những mô hình DEA tập trung nhiều nhất từ 91%-100% (57,5% trên tổng số
35
hộ điều tra), với mức trung bình là 85,35%, thấp nhất là 30,7% và cao nhất là 100% với độ lệch chuẩn là 18,38%. Hiệu quả phân phối thấp, tập trung dƣới 30% (64,3% trên tổng số hộ điều tra), bình quân của mẫu điều tra là 31,24% với mức thấp nhất là 1,5% và cao nhất là 100%. Do vậy, hiệu quả kinh tế bình quân đạt đƣợc của các hộ trong mẫu điều tra là 28% với mức thấp nhất là 1,4% và mức cao nhất là 100%. Điều này chỉ ra tính không hiệu quả về mặt kinh tế và phân phối nguồn lực trong quá trình sản xuất và sự tồn tại của tính không hiệu quả về mặt kỹ thuật của các nông hộ sản xuất nấm rơm. Tuy nhiên, những hệ số hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và phân phối thấp chỉ ra rằng có một khả năng cho việc nâng cao sản lƣợng mà không cần phải đầu tƣ thêm các yếu tố nhập lƣợng với kỹ thuật sản xuất hiện tại. Hệ số hiệu quả kinh tế 28% cho thấy, nếu nhƣ những hộ sản xuất này hoạt động tại mức hiệu quả hoàn toàn thì họ đã có thể giảm hoặc tiết kiệm đến 72% chi phí sản xuất mà vẫn giữ đƣợc mức sản lƣợng không đổi. Số liệu ở Bảng 3.15 cũng chỉ ra rằng, phần lớn hiệu quả kinh tế đạt đƣợc của các hộ dƣới 30%. Đây là điểm chƣa thật sự hợp lý với kết luận về mặt hiệu quả tài chính mang lại từ mô hình sản xuất.
Những kết quả đạt đƣợc từ việc ƣớc lƣợng các hệ số kỹ thuật trong trƣờng hợp thu nhập thay đổi theo qui mô (TEVRS) và thu nhập không đổi theo qui mô (TECRS) từ các mô hình DEA (3.8) và (3.9) (xem chi tiết trong Phụ lục 2.4 và Phụ lục 2.5) cho thấy hầu hết các hộ sản xuất đều đạt hệ số hiệu quả về mặt qui mô (SE) (trung bình hệ số SE là 86,79%). Điều này cho thấy là không tồn tại tính không hiệu quả về mặt qui mô sản xuất của các hộ trong mẫu điều tra trong vùng nghiên cứu. Đây là điểm đặc trƣng cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ, hay nói cách khác là các hộ sản xuất với qui mô lớn sẽ thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn (Coelli et al. 2005). Abrar (1995) cũng đã tìm ra những kết quả tƣơng tự và cho là tính không hiệu quả về qui mô sẽ không đóng góp nhiều vào hiệu quả kỹ thuật của ngƣời nông dân.
Bảng 3.16 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất nấm rơm
Số hộ TECRS TEVRS SE 1 1.000 1.000 1.000 2 0.296 0.911 0.325 3 0.833 0.854 0.975 4 0.513 0.768 0.668 5 1.000 1.000 1.000 ... ... ... ... 85 1.000 1.000 1.000 86 1.000 1.000 1.000 87 0.855 1.000 0.855 Trung bình 76.347 85.353 86.790
Nguồn: Kết quả tính toán trên cơ sở điều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009 Chú thích: TECRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp hiệu quả không đổi theo qui môi và TEVRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp hiệu quả thay đổi theo qui mô
Theo định nghĩa thì hệ số hiệu quả phân phối chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lƣợng với các tỷ lệ tối ƣu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành. Do vậy, hệ số hiệu quả phân phối thấp có liên quan đến những độ lệch từ các tỷ số
36
nhập lƣợng với chi phí tối thiểu. Hiệu quả phân phối rất thấp, trung bình 31,24%, điều này có nghĩa là những nông dân không có khả năng sử dụng đúng sự phối trộn nhập lƣợng với giá cả đƣợc đƣa ra. Nói cách khác, những nông dân không có khả năng tính toán đƣợc sự cân bằng sản phẩm biên của một nhân tố với giá cả của nhân tố đó trong thị trƣờng. Những kết quả ƣớc lƣợng về hiệu quả kinh tế cho thấy những hộ sản xuất