I. KẾT LUẬN
2. Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hƣởng
Qua những số liệu phân tích cho thấy mô hình trồng nấm rơm tại tỉnh An Giang mang lại hiệu quả về mặt tài chính rất cao, chi phí đầu tƣ thấp, lợi nhuận cao. Tổng chi phí trung bình đầu tƣ trên 1.000 mét mô 8.049 nghìn đồng, mức lợi nhuận trung bình thu đƣợc sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí (chƣa tính công lao động gia đình) là 18.284 nghìn đồng. Mặt khác, trên ngàn mét mô tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 69%. Điều này cho thấy tính khả thi của mô hình là khá cao, đồng thời còn cho thấy mức rủi ro của mô hình thấp, một đồng doanh thu có thể tạo ra 0,69 đồng lợi nhuận. Nếu so sánh với trồng lúa thì đây là mô hình mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
Mặc dù hiệu quả về mặt tài chính khá cao, nhƣng kết quả sau khi phân tích DEA chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực còn rất hạn chế. Hiệu quả kỹ thuật chỉ đạt trung bình 85%, hiệu quả phân phối là 31% và hiệu quả kinh tế là 28%. Đây chính là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
Hiệu quả của mô hình còn thể hiện ở chỗ tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho ngƣời nông dân, tận dụng triệt để các phụ phẩm từ lúa, hạn chế sử dụng thuốc nông dƣợc trong quá trình canh tác, có thể giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phƣơng, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Có 02 yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất nấm rơm là (1) số năm kinh nghiệm sản xuất nấm rơm, (2) tiếp cận thông tin thị trƣờng. Có một yếu tố tác động
41
tích cực đến hiệu quả phân phối nguồn lực là tiếp cận thông tin thị trƣờng. Còn hiệu quả kỹ thuật có 05 yếu tố tác động tích cực là (1) tiếp cận với tổ chức tín dụng, (2) số lần đƣợc tập huấn kỹ thuật, (3) tiếp cận với thông tin kỹ thuật, (4) quy mô gia đình và (5) tiếp cận thông tin thị trƣờng.