KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang (Trang 29)

1. Hiện trạng sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang

1.1. Những thuận lợi trong quá trình sản xuất tiêu thụ nấm rơm

Những hộ trồng nấm rơm có đƣợc những thuận lợi trong quá trình trồng nấm nhƣ hiệu quả kinh tế cao (30,6% ý kiến/87 hộ), có đƣợc nguồn rơm dồi dào (27,8% ý kiến/87 hộ), đƣợc tập huấn kỹ thuật (15,3%) (theo ý kiến của những nông hộ trồng nấm thì kỹ thuật trồng nấm rất dễ học và làm theo cũng rất dễ), và một số thuận lợi khác trong khâu sản xuất nhƣ có rơm nguyên liệu nhà (12,5%), có lao động nhà nhàn rỗi, có nhiều kinh nghiệm trong nghề trồng nấm rơm, có sẵn phƣơng tiện để phục vụ sản xuất, nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất không cao.

Bảng 3.1. Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm

Yếu tố thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Tần số Tỷ lệ (%)

Dễ bán sản phẩm 32 44,4

Đạt hiệu quả kinh tế 22 30,6

Nguồn rơm tại địa phƣơng dồi dào 20 27,8

Đƣợc tập huấn kỹ thuật 11 15,3

Có nguyên liệu nhà (rơm nhà) 9 12,5

Có kinh nghiệm trồng nấm 5 6,9

Có lao động nhà 5 6,9

Nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất không cao 3 4,2

Có sẵn phƣơng tiện sản xuất (xe kéo, máy bom, motor...) 1 1,4

Quen đƣợc nhiều bạn hàng nấm rơm 1 1,4

Thuận lợi khác 5 6,9

20

Nhƣ vậy, hầu hết ngƣời trồng nấm rơm chƣa nhận thấy đƣợc điểm mạnh của mình trong quá trình sản xuất là hiểu biết đƣợc những kỹ thuật cơ bản thông qua những kinh nghiệm mà họ tích luỹ đƣợc (Bảng 3.2), lợi nhuận từ việc trồng nấm rơm cao hơn rau màu giúp họ có thêm thu nhập để vƣợt nghèo. Tận dụng đƣợc hết các phụ phẩm từ lúa chủ yếu là rơm để trồng nấm rơm, những bã rơm sau khi thu hoạch nấm là nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng (nông hộ có thể kết hợp để sản xuất rau màu an toàn, những loại hoa kiểng phục vụ tết nguyên đán,...), Hình 3 Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nấm và tận dụng đƣợc những đất vƣờn xung quanh nhà và lƣợng rơm sẵn có nên việc sản xuất nấm rơm là không mấy khó khăn, tận dụng đƣợc thời gian nông nhàn và những lao động nhàn rỗi ở địa phƣơng, công tác quản lý cũng rất dễ do ngƣời trồng nấm chia làm nhiều đợt trong một vụ, khi có điều kiện thì dự trữ rơm làm nấm quanh năm.

21

Bảng 3.2. Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm

Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm Tấn số Tần suất (%)

Dƣới 6 năm 43 49,4 Từ 6 đến 10 năm 20 23,0 Từ 11 đến 15 năm 15 17,2 Từ 16 đến 20 năm 7 8,0 Trên 20 năm 2 2,3 Tổng 87 100

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế hộ trồng nấm năm 2009

Hiện tại, nguồn rơm tại chỗ còn nhiều, ngƣời trồng nấm có thể tận dụng hết nguồn rơm này để sản xuất, kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng do tại địa phƣơng luôn mở những lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm (trong khuôn khổ đề án phát triển ngành nghề trồng nấm của UBND tỉnh An Giang), nhƣng đa số hộ trồng nấm rơm lại chƣa tham gia tập huấn (71,3%), những hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm xử lý mỗi khi gặp khó khăn trong sản xuất là họ tìm đến những ngƣời trồng nấm khác để học hỏi.

Bảng 3.3. Số lần đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật/năm Số lần đƣợc hỗ trợ kỹ thuật/năm Tần số Tần suất (%) Số lần đƣợc hỗ trợ kỹ thuật/năm Tần số Tần suất (%) Chƣa tập huấn 62 71,3 Từ 1 đến 3 lần 19 21,8 Trên 3 lần 6 6,9 Tổng 87 100

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế hộ trồng nấm năm 2009

Đối với khâu tiêu thụ thì ngƣời trồng nấm rơm có thuận lợi là dễ dàng tiêu thụ (43,1% ý kiến/87 hộ) và quen biết nhiều thƣơng lái. Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của ngƣời trồng nấm rơm là thị trƣờng nội địa, dễ bán vì có nhiều thƣơng lái đến đặt mối trƣớc khi nấm chƣa thu hoạch. Theo lời của một số hộ trồng nấm ở xã Nhơn Mỹ, Huyện Chợ Mới thì đến đợt thu hoạch nấm luôn có nhiều thƣơng lái đến mua nhƣng thƣờng thì họ chỉ bán cho một thƣơng lái cố định do mối quen từ trƣớc hoặc thƣơng lái chính là ngƣời hỗ trợ cho họ về vốn trong quá trình sản xuất nấm. Đôi khi ngƣời sản xuất tự tìm và bán nấm cho chủ vựa ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Lƣợng nấm tiêu thụ chủ yếu tại các chợ ở địa phƣơng hoặc thƣơng lái chở đến các chợ lân cận hoặc lên tận Thành Phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Có những nông dân cũng chính là thƣơng lái, họ tự tìm thị trƣờng tiêu thụ cho mình nhƣng chủ yếu cũng ở các chợ ở địa phƣơng. Theo nhận định của ông Trần Phƣớc Linh Phó chủ nhiệm Hợp Tác Xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới

22

thì hiện nay, cung vẫn chƣa đủ cầu, do vậy mà ngƣời trồng nấm rất an tâm về đầu ra của sản phẩm. Ngoài ra, việc trồng nấm còn tạo cơ hội việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở địa phƣơng.

Giá nấm rơm tƣơng đối cao quanh năm trung bình là 17.500đ/kg, giá nấm rơm thƣờng tăng cao vào những ngày cuối tháng và giữa tháng (ngày 29-30 và 14-15 âm lịch), có lúc tăng lên đến 25.000 - 30.000đồng/kg. Do vậy, nhiều nông dân đã khẳng định rằng trồng nấm rơm chắc chắn có lời, chỉ sau gần 1 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch, nên đồng lời tạo ra rất nhanh (vòng quay vốn nhanh).

1.2. Những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Đối với nghề trồng nấm rơm thì vấn đề khó khăn lớn nhất là thời tiết nhƣ mƣa nhiều, trời lạnh lúc gió mùa đông bắc, trời nắng gắt ở thời điểm giáp mùa (64,2% ý kiến/87 hộ sản xuất) và thiếu vốn sản xuất (45,7%/87 hộ sản xuất). Tuy có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trong khuôn khổ đề án phát triển ngành nghề trồng nấm rơm của UBND tỉnh An Giang, nhƣng những hộ thực tế có trồng nấm rơm vẫn cho là kỹ thuật trồng nấm rơm của bản thân còn yếu (30,9%). Một vấn đề mà những hộ theo đuổi ngành nghề trồng nấm rơm đang gặp khó khăn và rất lo ngại trong tƣơng lai là tốc độ phát triển của máy gặt đặp liên hợp phát triển thì họ sẽ không còn rơm nguyên liệu để sản xuất nấm rơm nữa (có 19/87 trƣờng hợp). Ngoài ra, họ còn gặp một số khó khăn nhƣ: không có máy kéo rơm (16,0%), chất lƣợng meo không đƣợc bảo đảm đã làm cho năng suất bị sụt giảm (11,1%), thiếu nhân công khi vào vụ, khó khăn hơn nữa là vào thời điểm thu hoạch lúa rất khó thuê nhân công để vận chuyển rơm nguyên liệu về bãi trồng nấm. Trong những lúc nhƣ thế nếu không vận chuyển rơm nguyên liệu sớm thì chủ đất sẽ đốt rơm bỏ, hoặc bán cho ngƣời khác có điều kiện vận chuyển nhanh.

Bảng 3.4 Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm

Yếu tố khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Tần số Tỷ lệ (%)

Thời tiết 52 64,2

Thiếu vốn sản xuất 37 45,7

Kỹ thuật trồng nấm rơm bản thân còn yếu 25 30,9

Sự phát triển của máy gặt đập liên hợp ngày càng nhiều 19 23,5

Thiếu nhân công 15 18,5

Thiếu máy kéo rơm 13 16,0

Ép giá 11 13,6

Chất lƣợng meo kém 9 11,1

Chƣa có cơ sở tiêu thụ nấm tại địa phƣơng 7 8,6

Khó khăn khác 6 7,4

Nguồn: Kết quảđiều tra thực tế hộ trồng nấm rơm năm 2009

Nhƣ vậy, ngƣời trồng nấm cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất nấm, đặc biệt là khó khăn về vốn do hầu hết những ngƣời làm nấm đều là những hộ nghèo,

23

thiếu vốn trong khâu mua rơm, máy kéo rơm,.. Kỹ thuật trồng nấm rơm của đa số ngƣời dân là dựa vào kinh nghiệm sẵn có hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những hộ sản xuất nấm rơm có hiệu quả khác. Quy mô sản xuất còn nhỏ do không có mặt bằng hoặc có mặt bằng nhƣng nguyên liệu không có, sản phẩm không đồng đều nên chất lƣợng sản phẩm chƣa cao. Một số hộ nông dân thuê đƣợc mặt bằng, nhƣng lại rơi vào những mặt bằng cũ, những mặt bằng đã qua sản xuất, nó đã ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất. Đôi lúc, mƣớn nhân công gặp nhiều khó khăn nhất là ở khâu thu hoạch nên đôi lúc chất lƣợng nấm không đƣợc đảm bảo vào ngày hôm sau.

Trong khâu tiêu thụ, ngƣời trồng nấm gặp khó khăn chủ yếu là những lúc lƣợng cung quá nhiều mà đặc thù nấm rơm phải tiêu thụ trong ngày, nếu không tiêu thụ hết, nấm sẽ hỏng hoặc chất lƣợng bị giảm sút. Nên những lúc nhƣ thế dễ bị thƣơng lái ép giá (13,6%) và làm cho giá thị trƣờng giảm xuống. Những lúc nhƣ vậy thì ngƣời trồng nấm rơm rất mong muốn có cơ sở thu mua nấm rơm tại địa phƣơng và họ cũng cho đó là vấn đề khó khăn trong khâu tiêu thụ (8,6%). Tuy nhiên, khó khăn này không đáng kể vì giá nấm chỉ giảm nhẹ, ngƣời trồng nấm chia số lƣợng ra và đi bán ở nhiều chợ khác nhau để giải quyết khó khăn đó.

Việc mua bán nấm cho thƣơng lái chủ yếu bằng miệng dựa trên mối làm ăn lâu năm và sự tin tƣởng lẫn nhau nên ngƣời sản xuất nấm rơm đôi lúc cũng chịu thiệt vì bị ép giá. Thƣơng lái bao tiêu giá bằng phƣơng thức là mua giá chết, giá cố định trong suốt vụ nấm. Một số thƣơng lái không thực hiện đúng theo lời cam kết, khi giá nấm trên thị trƣờng giảm thì họ không mua đúng theo cam kết ban đầu, nhƣng lúc giá lên cao thì họ chỉ tăng giá mua lên một ít, thấp hơn giá thị trƣờng. Vì nấm rơm là sản phẩm dễ hỏng nên phải bán hết trong ngày, vì vậy những lúc nhƣ thế thì ngƣời nông dân đành “buộc bụng” bán cho họ. Tuy có cam kết (hợp đồng bằng lời hứa), nhƣng ngƣời nông dân sản xuất nấm rơm vẫn là ngƣời chịu thiệt.

1.3. Những giải pháp đã thực hiện

Trên cơ sở những khó khăn mà ngƣời trồng nấm rơm thƣờng gặp thì họ đã sử dụng một số giải pháp để khắc phục nhƣ sau:

Bảng 3.5. Những giải pháp đã thực hiện của ngƣời sản xuất

Giải pháp Tần số Tỷ lệ (%)

Tự xử lý khó khăn theo kinh nghiệm bản thân 48 73,8

Vay vốn tƣ nhân 23 35,4

Di chuyển đến nơi có rơm nguyên liệu sản xuất 14 21,5

Học hỏi kinh nghiệm ngƣời trồng nấm rơm khác 9 13,8

Dữ trữ rơm nguyên liệu 6 9,2

Mƣớn xe kéo rơm 3 4,6

Dùng thuốc xử lý theo hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật 2 3,1

Giải pháp khác 28 43,1

24

Những khó khăn mà ngƣời trồng nấm rơm gặp phải, thì thời tiết là một trong những khó khăn đƣợc ngƣời dân nhắc đến nhiều nhất cụ thể: mƣa nhiều, trời lạnh, gió nhiều hay nắng gắt,... Mƣa nhiều sẽ làm cho nhiệt độ của dòng nấm sẽ giảm xuống, khi đó tơ nấm sẽ không phát triển tốt, hoặc làm cho nấm con dộp (nấm rơm hỏng). Những lúc nhƣ thế ngƣời trồng nấm tự xử lý theo kinh nghiệm bản thân (73,8% ý kiến) nhƣ là: khi thu hoạch nấm bà con vừa thu hoạch vừa nén dòng mô lại, dùng tay nén đều trên dòng mô, mô nấm đƣợc nén chặt trở lại thì có thể giữ đƣợc nhiệt cho dòng nấm. Cách khác nữa, có thể vét rơm lên trên cho nƣớc mƣa chảy xuống dƣới rãnh mô hoặc đào rãnh thoát nƣớc hay rải rơm áo dày để giữ nhiệt. Cũng có thể đậy hoặc che chắn gió bằng mũ cao su nhƣng công việc này ít đƣợc áp dụng do làm tăng thêm chi phí trong sản xuất nấm. Hoặc lấy lớp rơm ƣớt ở bên trên ra sau đó lấy rơm khô để vào lớp trong, rơm ƣớt để bên ngoài. Thời tiết lạnh thì rắc vôi, tƣới nƣớc đều để giữ nhiệt độ; trở rơm nhiều lần; chất nấm trong vƣờn vào vụ nắng gắt; khi nấm thiếu nhiệt độ thì tƣới vôi và khí đá; tƣới rơm áo trộn với thuốc dƣỡng hoặc phun thuốc giữ độ cho mô nấm. Bên cạnh đó, một số hộ còn dùng thuốc để xử lý theo sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật (3,1%), hoặc học hỏi kinh nghiệm ngƣời trồng nấm khác (13,8%).

Khi thiếu vốn, các hộ trồng nấm rơm thƣờng vay tƣ nhân bên ngoài (35,4% số ý kiến), để phục vụ cho quá trình sản xuất nấm rơm. Theo số liệu báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2009 đã giải ngân đƣợc 181 hộ sản xuất nấm rơm (Bảng 2.3), trung bình mỗi hộ đƣợc giải ngân 5 triệu đồng. Nguồn vốn này theo bà con trồng nấm thì quá ít, không đủ để sản xuất, nên bà con phải vay bên ngoài. Hơn nữa, số hộ tiếp cận đƣợc nguồn vốn này rất ít (Bảng 2.3), đồng thời, vòng quay vốn trong sản xuất nấm rơm ngắn nên bà con mạnh dạn tìm đến nguồn vay bên ngoài.

Do thiếu nguyên liệu tại chỗ (21,5%) nên ngƣời trồng nấm thƣờng xuyên di chuyển, thay đổi nơi trồng nấm (trồng nấm phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch lúa tại địa phƣơng), ngoại trừ những hộ có khả năng về tài chính (dự trữ rơm để đảm bảo hoạt động trồng nấm đƣợc liên tục (9,2%)). Ngƣời trồng nấm tại vùng sản xuất 2 vụ lúa di chuyển đến những vùng sản suất 3 vụ lúa (huyện Chợ Mới) hoặc đi ra vùng khác ngoài tỉnh nhƣ tỉnh Kiên Giang để sản xuất nấm.

Ngoài ra, để ổn định nguồn cung cấp sẩn phẩm đối phó với việc biến động về giá, ngƣời trồng nấm rơm tiến hành sản xuất theo từng thời điểm khác nhau để tránh rớt giá,...

1.4. Những nhu cầu, giải pháp đề xuất thực hiện trong thời gian tới

Trong quá trình sản xuất nấm rơm, ngƣời nông dân đã gặp nhiều khó khăn, những khó khăn đó đã đƣợc một số hộ nông dân tự giải quyết bằng những giải pháp đã nêu ra ở trên, nhƣng cũng có những hộ chƣa khắc phục đƣợc thì họ có những nhu cầu, giải pháp đề xuất để có thể khắc phục khó khăn nhƣ sau: đƣợc vay vốn từ ngân hàng (78,5% ý kiến), vay vốn từ ngân hàng để có đƣợc lãi suất thấp, vay từ ngân hàng để mua xe kéo rơm, một số dụng cụ hỗ trợ sản xuất và mua rơm dự trữ,...; đƣợc học thêm kỹ thuật trồng nấm rơm (46,2%), tuy có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật do Trung tâm khuyến nông kết hợp với địa phƣơng tổ chức nhƣng bà con vẫn mong muốn đƣợc học thêm kỹ thuật mỗi khi gặp khó khăn; có nơi cung cấp meo giống đáng tin cậy tại địa phƣơng (7,7%), đối với những hộ sản xuất nấm rơm quy mô lớn thì có khả năng tiếp cận với nguồn meo chất lƣợng tốt, nếu nhƣ meo giống tại địa phƣơng kém chất lƣợng, hoặc họ không hài lòng thì họ đến huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long hoặc TP.Hồ Chí Minh, .... để mua meo giống, còn những hộ sản xuất quy mô nhỏ thì ít có khả năng lựa chọn và tiếp cận với nguồn meo giống tốt.

25

Ngoài ra, ngƣời sản xuất còn có một số nhu cầu khác nhƣ: hỗ trợ phƣơng tiện để vận chuyển rơm nguyên liệu, đƣợc cung cấp thông tin thị trƣờng cho ngƣời sản xuất qua tivi; ngân hàng tăng định mức cho vay; tăng cƣờng hỗ trợ đầu vào cho sản xuất; ổn định giá cả nấm rơm để đảm bảo lợi nhuận của ngƣời sản xuất, làm cho ngƣời sản xuất yên tâm hơn trong việc đầu ra của sản phẩm.

Bảng 3.6. Những nhu cầu, giải pháp đề xuất của ngƣời sản xuất

Yếu tố Tần số Tỷ lệ (%)

Vay vốn 51 78,5

Đƣợc tập huấn kỹ thuật 30 46,2

Có nơi cung cấp meo giống đáng tin cậy 5 7,7

Hỗ trợ phƣơng tiện chở rơm 1 1,5

Nhu cầu khác 9 13,8

Nguồn: Kết quảđiều tra trực tiếp hộ trồng nấm rơm năm 2009

1.5. Định hƣớng phát triển nấm rơm trong thời gian tới

Trong những hộ sản xuất nấm rơm đƣợc phỏng vấn có 4 hộ không tiếp tục sản xuất nấm rơm trong thời gian tới (chiếm 4,6%) với lý do thiếu vốn sản xuất và không có thời gian,

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang (Trang 29)