Định hướng sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng mục tiêu đã đề ra theo nhóm sản phẩm chủ lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trang 63 - 65)

I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN

4. Định hướng sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng mục tiêu đã đề ra theo nhóm sản phẩm chủ lực

đáp ứng mục tiêu đã đề ra theo nhóm sản phẩm chủ lực

4.1. Nhóm sản phẩm tôm:

Dự kiến đến năm 2010 sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 483.000 tấn, để cung ứng nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu khoảng 385.000- 390.000 tấn (khoảng 75-80% tuỳ từng đối tượng). Trong đó:

a) Tôm sú: Do xác định tôm sú vấn là đối tượng chính của xuất khẩu, đảm bảo sản lượng tôm sú nuôi đến 2010 là 360.000 tấn tôm nguyên liệu (theo QĐ 224), tỷ lệ đưa vào chế biến xuất khẩu khoảng 80% để có sản phẩm xuất khẩu từ tôm sú là 160.000 tấn.

b) Tôm thẻ chân trắng: Đây được xác định là đối tượng mới, góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu xuất khẩu trong giai đoạn này. Thực tế một số nước đã chuyển sang nuôi đối tượng này có hiệu quả như Thái Lan, Trung Quốc… và một số nơi thuộc miền Trung và miền Bắc vừa qua nuôi có hiệu quả. Dự kiến diện tích cần chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng đến 2010 là 22.600 ha, để có sản lượng tôm nuôi khoảng 60.000 tấn, tương ứng cho sản phẩm xuất khẩu là 25.000 tấn. Tập trung vào khu vực miền Bắc và miền Trung, phát triển theo hướng tăng dần, vừa nuôi vừa có tổng kết đánh giá và hướng dẫn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên môi trường từng vùng.

c) Tôm hùm: Tập trung nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ( Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Định) và một số tỉnh khác để đến năm 2010 đạt 3.000 tấn, năm 2020 đạt 5.000 tấn.

d) Tôm càng xanh: Phấn đấu đạt mục tiêu của Chương trình nuôi đã đề ra đến năm 2010 là diện tích nuôi 32.000 ha, sản lượng đạt 60.000tấn. Tập trung vào nuôi tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

e) Tôm từ khai thác: Ổn định mức sản lượng tôm từ khai thác biển

khoảng 100.000 tấn/năm, tương đương với mức sản lượng khai thác tôm trong vài năm gần đây. Phấn đấu đưa tỷ trọng tôm từ khai thác vào chế biến xuất khẩu đạt 50 %.

4.2. Cá tra, cá basa

Tập trung nuôi cá tra, cá basa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long…; đến năm 2010 mở rộng diện tích nuôi ra các hồ chứa vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Năm 2020 phát triển mở rộng ra các hồ chứa phía Bắc. Chỉ tiêu phát triển đến năm 2010 đạt 800.000-850.000 tấn.

4.3. Cá ngừ đại dương

Với định hướng chuyển đổi nghề nghiệp khai thác, hướng vào khai thác các loài có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu, trước hết phải kể đến khai thác cá ngừ. Phấn đấu đến năm 2010 khai thác cá ngừ đại dương đạt 50.000 tấn. Đồng thời tăng cường công tác bảo quản, giảm tỷ lệ cá loại 3 còn dưới 20%.

4.4. Mực và bạch tuộc

Ổn định và giữ mức sản lượng nhuyễn thể chân đầu khoảng 180.000 tấn, để có 135.000 tấn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ( khoảng 75%), tương ứng có 75.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.

4.5. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Nuôi tập trung vào các vùng bãi triều ngập nước có diện tích lớn và nuôi xen với đối tượng khác tại Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nam Định, Thái Bình và một số tỉnh

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

khác. Đến 2010 đạt sản lượng là 380.000 tấn (theo Quyết định 224). Sản lượng khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng năm năm ổn định khoảng 150.000 tấn, đưa tổng sản lượng nhuyễn thể 2 vỏ lên đến 2010 đạt khoảng 530.000 tấn.

4.6. Nuôi cá biển

Nuôi cá biển là đối tượng nuôi rộng có thể nuôi khắp trên các vùng biển Việt Nam, song để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cần có quy hoạch một số vùng có điều kiện để nuôi tập trung như: vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, vùng biển Thừa Thiên Huế, Văn Phong - Khánh Hoà, Vũng Tàu, Kiên Giang. Đồng thời quan tâm đến nuôi cá ngừ ở vùng đảo Trường Sa, để năm 2010 đạt sản lượng 200.000 tấn, trong đó tỷ lệ xuất khẩu đạt 80%. Đối tượng nuôi chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: cá song, hồng, cam, vược, giò…

4.7. Cá rô phi

Đưa cá rô phi trở thành một trong những đối tượng chính, có giá trị kim ngạch đáng kể trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn tới. Tập trung vào nghiên cứu, hướng dẫn công nghệ sản xuất giống để có đủ giống với chất lượng cao; đồng thời hướng dẫn công nghệ nuôi năng suất cao, để đến 2010 có được sản lượng cá rô phi khoảng 200.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu từ 130.000-150.000 tấn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w