0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Những vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 51 -54 )

II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠ

2. Những vấn đề còn tồn tạ

So với những năm trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành hơn rất nhiều, song năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp. Thời gian qua, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể song cũng đặt ra nhiều vấn đề còn tồn tại, những khó khăn, thách thức cũng như rủi ro đối với xuất khẩu thuỷ sản nói chung. Đó là:

1- Cạnh tranh về thuỷ sản trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản của ta còn thấp như đã nêu trên, cộng thêm các yếu tố đầu vào như điện, nước, thông tin, vận tải… của ta cao hơn so với các nước; tỷ trọng cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất chưa cao. Vì vậy, giá thành một số loại sản phẩm cao hơn so với mặt hàng cùng loại của các nước.

2- Quy mô các loại nuôi thuỷ sản quá nhỏ; việc tổ chức liên kết lại và quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ; và việc áp dụng công nghệ

mới trong nuôi thuỷ sản còn nhiều bất cập, là những thách thức không nhỏ trước yêu cầu đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, ATVS của thị trường thế giới, và trước yêu cầu về thị trường thế giới, và trước yêu cầu về môi trường cho phát triển bền vững.

3- Việc các nước nhập khẩu luôn đưa ra những rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, cùng với những bất cập và lúng túng trong quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản ở các khẩu sản xuất nguyên liệu, bảo quản và dịch vụ, và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, là những thách thức không nhỏ và dễ xảy ra cho doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tâm lý kinh doanh, và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.

4- Với diễn biến về giá và xu hướng tiêu dùng hiện nay, thì xuất khẩu dưới dạng sơ chế, đông block sẽ khó có hiệu quả. Đây là thách thức và ảnh hưởng đáng kể tới khả năng duy trì và tăng cường xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đầu tư công nghệ và thiết bị mới.

5- Yếu kém trong công tác quản lý cũng như hệ thống cơ chế chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, là một khó khăn chưa thể khắc phục trong thời gian ngắn để động viên tính năng động và thu hút nhanh vốn đầu tư trong và ngoài nước. Phần lớn các nhà quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản về khả năng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

6- Tình hình thiếu nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng giảm, nguồn nguyên liệu từ khai thác ngày càng suy giảm, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng có thời vụ.

7- Bước sang năm 2006, một năm được dự báo là có khá nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam khi Việt Nam thực sự trở thành thành viên của WTO. Những thách thức và cơ hội đối với thuỷ sản Việt

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Nam đều liên quan đến thị trường. Đây luôn là một trong những vấn đề quan trọng đối với ngành thuỷ sản nước nhà, cũng như đối với hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực nói chung. Khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng thì vấn đề thị trường càng nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Trên thực tế, trong thời gian qua, ngành thuỷ sản Việt Nam đã phải đối mặt với vấn đề này.

Bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với giá xăng dầu trong nước, cũng như thế giới tăng mạnh (trong năm vừa qua nhà nước đã 3 lần tăng giá xăng dầu). Trong khi đó giá cá lại không tăng, thậm chí còn giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới, điều này khiến nhiều tàu đánh cá đã phải ngưng sản xuất trong một số thời điểm. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu thuỷ sản, nhất là các tháng không phải vụ mùa thu hoạch. Diễn biến bất lợi của thời tiết và khí hậu cũng là một khó khăn không nhỏ. Trong khi đó, các nước tiếp tục có những rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu, áp đặt các quy định khắt khe về dư lượng kháng sinh cũng như thiết bị kiểm tra phát hiện dư lượng.

Riêng đối với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu và phân phối nơi đây đang lo ngại nhiều về mức tiền đặt cọc phải đóng để nhập khẩu tôm. Bên cạnh thuế chống phá giá và khoản tiền đặt cọc do Bộ Thương mại Mỹ đặt ra, các công ty bảo hiểm cho các nhà nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ còn đang đòi mức phí bảo hiểm và các khoản ký quỹ cao hơn nhiều nhằm tránh bị mắc kẹt trong các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Vì vậy, các đối tác đều e ngại nhập khẩu tôm từ nước bị kiện như Việt Nam.

Xuất phát từ những khó khăn, những thách thức cũng như cơ hội và những tồn tại của ngành thuỷ sản Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể và triệt để nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản nước nhà.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 51 -54 )

×