Những nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trang 54 - 59)

II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠ

3. Những nguyên nhân chủ yếu

3.1. Những điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam:

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam còn ở mức thấp có thể đề cập tới ở đây là những yếu tố thuộc về điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam, điểm yếu của thuỷ sản Việt Nam thì có rất nhiều, nhưng rõ nhất được đánh giá trên năm điểm sau:

1- Thứ nhất, là sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nói rõ hơn, khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp được khu vực chế biến xuất khẩu. Sự mất cân đối này xuất phát từ nhiều yếu tố, như trình độ tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng cũng như sự phối hợp giữa hai khu vực còn yếu. Bên cạnh đó, trình độ quản trị doanh nghiệp của doanh nhân thuỷ sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh, nên đây cũng là một hạn chế rất lớn cần khắc phục.

2- Thứ hai, đây cũng là một trong những điểm yếu lớn nhất của ngành hàng xuất khẩu của công nghiệp hiện nay nằm ở vấn đề thương hiệu. Đây cũng là một trong những thách thức lớn mà ngành thuỷ sản phải đối mặt. Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam hiện được xuất khẩu thông qua các nhà xuất khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít chỉ là đếm trên đầu ngón tay. Việc sử dụng thương hiệu của nhà xuất khẩu trung gian, trên thực tế, cũng là hình thức giúp thúc đẩy xuất khẩu đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng về lâu dài thì đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.

3- Thứ ba, trong thời gian qua sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ta đã có sự gia tăng mạnh, đây cũng là nguyên nhân làm tăng sản lượng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự gia tăng này

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

là do chúng ta tăng liên tục diện tích nuôi trồng, dẫn đến tăng sản lượng chế biến và xuất khẩu. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 1995 là 518.000 ha năm 2000: 652.000 ha, năm 2002: 950.000 ha và năm 2006 dự kiến lên đến trên 1,050 triệu ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng dự kiến đến năm 2010 là 1,200 triệu ha. Qua số liệu này chúng ta thấy sau 11 năm diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp đôi nhưng sản lượng chỉ tăng khoảng 50%. Điều này khẳng định trong những năm qua Việt Nam chỉ tập trung khai thác lợi thế tự nhiên, ít chú ý thâm canh tăng năng suất. Công tác quy hoạch vùng nuôi thiếu đồng bộ với sự phát triển cơ sở hạ tầng trong đó đang chú ý nhất là hệ thống thủy lợi, thú y, giống đầu tư chưa tương xứng. Nhiều trận dịch tôm cá ở các vùng nuôi trọng điểm cả 3 miền (Bắc, Trung, Nam) đều có xảy ra dịch bệnh, nông dân đã phải dùng đến Chloram Phenicol Nitro Furan (đã bị cấm sử dụng) để chữa trị gây ra vấn nạn "dư lượng kháng sinh" vốn rất nhạy cảm với thị trường EU, Canada, Mỹ. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm, cá điêu đứng vì có lô hàng phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh cấm sử dụng.

4- Thứ tư, quy mô của hầu hết các trại nuôi tôm, cá của Việt Nam đều là nhỏ. Cách nuôi này đem lại hiệu quả cao do chi phí thấp, tận dụng được giá nhân công rẻ, nguồn thức ăn có thể tự chế biến. Tuy nhiên nó cũng đặt ra khó khăn lớn trong việc kiểm soát vệ sinh phòng bệnh và chống nạn bơm chích, ngâm tạp chất nguyên liệu, khó đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch. Bên cạnh đó là việc thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến, mà chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên gây ra hiện tượng các nước nhập khẩu cảnh báo và trả lại hàng. Yêu cầu truy xuất về nguồn gốc sản phẩm đang là một thách thức rất lớn đối với toàn ngành thuỷ sản nước ta. Tình trạng bơm chích tạp chất diễn ra ở nhiều nơi, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu, còn chưa được kiểm soát tốt. Mặt khác, do thiếu những cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu nên đã tạo

ra kẽ hở cho tư thương nậu vựa ép cấp, ép giá nguyên liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nông ngư dân, nhất là những thời điểm vào vụ thu hoạch.

5- Thứ năm, thêm vào đó là chúng ta chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người cung cấp nguyên liệu và các nhà máy chế biến. Đây là một thực trạng chung của hầu hết các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu trong nước của nước ta, đã xảy ra tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu khi thiếu nguyên liệu; bỏ rơi người cung cấp nguyên liệu khi bị rớt giá, có biến động lớn từ thị trường xuất khẩu. Có thể thấy rõ điều đó qua vụ kiện tôm vừa rồi, người nông dân thực sự lao đao khi vừa phải đối mặt với việc tôm sú bị rớt giá (chỉ còn khoảng 20.000-30.000đ/kg, bình thường là 115.000đ/kg), trong khi đó tôm lại bị dịch bệnh chết hàng loạt; nhiều hộ nông dân không những trở nên trắng tay mà còn trở thành con nợ lớn của các ngân hàng.

3.2. Những yếu tố cạnh tranh khác:

Mặt khác Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu thuỷ sản khác cũng phải đối mặt với những yếu tố cạnh tranh khác như:

1- Cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu: Trước đây những nước cung cấp sản phẩm thuỷ sản truyền thống (nhất là mặt hàng tôm sú - mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam) sang thị trường Mỹ là Mỹ la tinh, nhưng tình hình đã có sự thay đổi lớn từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đó là sự phát triển mạnh của tôm nuôi châu Á đã đưa khu vực này thay thế Mỹ la tinh và trở thành khu vực cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ với việc tăng cung cấp của Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Mỹ được coi là thị trường có tiềm năng lớn, là nơi tranh giành thị phần của các cường quốc xuất khẩu thuỷ sản trong đó Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ nặng ký như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… nhất là khi mà mặt hàng chủ lực của Việt Nam cũng là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của các quốc gia này.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

2- Cạnh tranh từ các nguồn trong nước: Sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản của Mỹ mặc dù rất lớn, song đã có sự giảm sút lớn nhất là hai mặt hàng tôm sú và cá. Có thể thấy rõ qua số liệu thống kê sản lượng đánh bắt của Mỹ từ những năm 90 trở lại đây có sự giảm sút. Đối với mặt hàng tôm, từ 180,8 triệu lbs -82 ngàn tấn năm 1990 đã giảm xuống mức thấp nhất là 139,9 triệu lbs- 63,4 ngàn tấn năm 1993 và 1994, phục hồi chút ít năm 1995 và lại tiếp tục giảm qua các năm 1996 -1997, năm đánh bắt chỉ còn 140 triệu lbs. Nếu so với nhu cầu tiêu thụ thì sản lượng tôm Mỹ chỉ đáp ứng được 25% (1990) giảm xuống chỉ còn đáp ứng được chưa đầy 18% nhu cầu tiêu thụ của Mỹ năm 1997, nghĩa là cạnh tranh với nguồn nhập khẩu ngày càng yếu. Đây cũng là một phần trong những nguyên nhân quan trọng đẩy đến vụ kiện chống bán phá giá của liên minh các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ, kiện 6 nước đã bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ gây tổn hại cho các nhà sản xuất tôm nội địa. Song việc Mỹ áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu có nguồn gốc từ 6 nước này trong đó có Việt Nam chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận các nhà sản xuất tôm miền Nam Hoa Kỳ mà thôi, còn xét trên cục diện tổng thể thì thiệt hại lại không chỉ mình các nhà xuất khẩu vào thị trường Mỹ mà còn bao gồm người tiêu dùng Mỹ, và một khối lượng lớn người lao động Mỹ hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Trong khi đó xét về sản lượng đánh bắt, Mỹ đứng hàng thứ tư sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Cơ quan hải sản Quốc gia (National Marine Fisheries Service) ước tính hiện có đến 62 loại cá trên lãnh thổ hải Hoa Kỳ đã bị khai thác quá mức và có tới 109 loài có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.

Hàng năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 1.5-1.7 triệu tấn hải sản kể cả tôm và tôm sú, chiếm phần lớn nhất (40%). Châu Á trở thành nơi cung cấp chính cho thị trường hải sản của Mỹ (50% tổng lượng nhập khẩu). Ở Mỹ, với hệ thống phân phối hiện đại sử dụng kho lạnh, việc cung ứng hải sản kể cả hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng yêu cầu về thời gian vừa

đảm bảo chất lượng cao. Các nhà cung cấp có thể xuất khẩu hải sản sang Mỹ thông qua các Hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc hợp đồng chỉ định hoặc thông qua các đại lý bán hàng hưởng hoa hồng.

3- Cạnh tranh từ các loại thực phẩm thay thế khác: Cũng tương tự như ở Nhật nhưng ở mức độ thấp hơn người Mỹ cũng nhạy cảm với vấn đề giá cả, khi giá thuỷ sản tăng cao do cung cấp thiếu thì họ sẽ chuyển sang các loại sản phẩm thay thế khác và việc tiêu thụ thuỷ sản sẽ giảm. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, thời tiết, chính trị và sự gia tăng của các sản phẩm khác như giá xăng dầu, giá vàng hay giá đồng USD…

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Chương III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM

XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w