0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 49 -51 )

II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠ

1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam

Đến nay, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả các thị trường lớn và khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam đuợc cấp mã số xuất khẩu vào thị trường EU, 295 doanh nghiệp đuợc phép xuất khẩu vào Hàn Quốc và 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP đủ điều kiện XK sang Mỹ.

Như vậy sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, nhìn chung là có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới do sản phẩm của ta phong phú, có nhiều mặt hàng xuất khẩu giá trị cao và đặc thù như tôm sú, cá tra, cá basa, tôm hùm; trình độ công nghệ trong chế biến đã và sẽ làm ra ngày càng nhiều sản phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm tiện ích phù hợp với xu hướng tiêu dùng của các nước. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh ở mức độ không cao và thiếu tính ổn định thể hiện qua các nhóm hàng sản phẩm chủ yếu sau:

1.1. Nhóm sản phẩm tôm:

Do hầu hết các trại nuôi tôm của ta có quy mô nhỏ, nên giá thành tôm nuôi không cao, bình quân khoảng 50.000 đồng/kg tôm sú. Chất lượng tôm của ta tốt, tôm có thịt chắc, vị ngọt hơn và màu sắc đẹp hơn sản phẩm của các nước, nên giá tôm xuất khẩu của ta thường tương đương hoặc cao hơn giá tôm của các nước có xuất khẩu tôm lớn trên thế giới. Chẳng hạn, giá ngày 02/09/2005, tại thị trường Mỹ, giá tôm sú HLSO cỡ <15 con/kg của Thái Lan là 7,75 USD/PAO, Bangladesh là 7,25 USD/PAO và của Ấn Độ là 7,30

USD/PAO, và giá tôm sú của Việt Nam là 7,65 USD/kg; tương tự với cỡ 26/30 là 4,35 USD; 3,45 USD; 3,75 USD; 4,75 USD.

1.2. Nhóm sản phẩm cá:

Riêng cá tra, cá basa là loài đặc sản riêng có của Việt Nam. Loài cá này không những cho thịt ngon, mà giá thành sản xuất các loại cá da trơn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của một số nước như Ấn Độ, Campuchia, Bangladesh, cộng với công nghệ chế biến tốt, nên cá da trơn của ta hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất lượng đồng đều và thực hiện tốt công tác vệ sinh thực phẩm.

Các loại sản phẩm từ cá biển, nhìn chung hiệu quả sản xuất không cao do kỹ thuật, công nghệ khai thác còn lạc hậu, năng suất thấp, tỷ lệ cá có giá trị kinh tế không cao. Công nghệ bảo quản lạc hậu, ảnh hưởng tới chất lượng và tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Vì vậy, giá thành nguyên liệu đầu vào thường cao so với các nước trong khu vực.

Cá rô phi đơn tính và nuôi biển các loài cá song, cá cam, cá giò… tuy đã được nuôi, nhưng chưa nhiều. Giá thành cao hơn các nước, nên khả năng cạnh tranh được coi là thấp, nếu không có công nghệ sản xuất giống tốt và công nghệ nuôi năng suất cao, kích cỡ lớn sẽ khó cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Đài Loan…

1.3. Nhóm nhuyễn thể:

Các loài nhuyễn thể chân đầu ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong khi sản lượng khó có thể gia tăng được do phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Nguồn mực của Việt Nam khá phong phú, chất lượng cao; nhiều doanh nghiệp đã chế biến các sản phẩm cao cấp từ mực, bạch tuộc như shushi, bánh nhân bạch tuộc… đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh, và thị hiếu của khách hàng khó tính như Nhật Bản. Vì vậy, khả năng

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá cao. Tuy nhiên, khó tăng nhiều giá trị kim ngạch từ nhóm sản phẩm này do phụ thuộc vào nguyên liệu khai thác tự nhiên, mà chỉ có thể tăng khi có công nghệ bảo quản nguyên liệu tôt, và tăng tỷ lệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.

Nhóm nhuyễn thể hai vỏ (NTHMV) đang trở thành một trong những mặt hàng thuỷ sản được ưa chuộng rộng rãi trên thế giới. Thực tế cho thấy việc sản xuất, xuất khẩu NTHMV đang là một trong những đối tượng sản xuất có hiệu quả cao ở nước ta. Cần được quan tâm phát triển trong những năm tới.

Như vậy, các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhưng còn ở mức độ không cao, cần được tổ chức sản xuất lại và quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ với công nghệ tiên tiến, mới đảm bảo cho phát triển bền vững và hiệu quả.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 49 -51 )

×