0
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 33 -35 )

I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA

1. Kim ngạch xuất khẩu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

cao như ở các thị trường khác. Mặt khác thị trường Mỹ gần như có hành động quay lưng về phía các nhà xuất khẩu như Việt Nam thì các doanh nghiệp muốn tồn tại thì chỉ còn có con đường tìm kiếm thị trường khác: có thể bằng cách tiếp tục khai thác thị trường truyền thống như: Nhật Bản, EU, Trung Quốc… hay một số thị trường mới như các nước Châu Phi, Châu Mỹ… nhằm phát triển một thị trường mới, tránh sự quá phụ thuộc vào các thị trường chủ lực.

Biểu đồ 4: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chính năm 2005

Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản số tháng 02 năm 2006.

Trong khi năm 2004 được coi là năm đầy biến động đối với thị trường tôm Mỹ. Khi nhập khẩu tăng mạnh vài năm liền thì các nhà sản xuất tôm nội địa lại đòi kiện tránh bị tác động bởi tôm nhập khẩu. Kết cục là Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước có sản lượng lớn nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Êcuado, Việt Nam, Ấn Độ và Braxin. Vụ kiện đã làm giảm giá trị nhập khẩu tôm, nhưng lại làm tăng khối lượng nhập khẩu tôm lên 2,6%. Thêm vào đó là yêu cầu ký quỹ…..

Một tác động tiêu cực làm nhu cầu tôm tại Mỹ lại tăng là nguồn cung cấp tăng và trong khi giá giảm. Vị trí giữa các nước cung cấp tôm cho thị

trường Mỹ đã thay đổi. Việt Nam và Braxin có vẻ như bị ảnh hưởng nặng với khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ tương ứng giảm 35% và 58%.

Trong nửa đầu năm 2005, nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục giảm 9% khối lượng còn 206.500 tấn và giảm 8% giá trị còn 1,38 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2004, Tuy vậy, nhập khẩu tôm lại tăng ngay sau khi xảy ra bão hồi tháng 9/2005.

Trước đây, thị trường tôm Mỹ chủ yếu chịu ảnh hưởng của nhu cầu và tình trạng kinh tế, nhưng hiện nay dường như tình hình thời tiết và giá nhiên liệu tăng cũng làm giảm tiêu thụ tôm.

Mặt khác do Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, cơ cấu thị trường cũng đã thay đổi, gây thiệt hại chủ yếu cho những công ty nhỏ và làm tăng nhập khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng vì chúng không phải chịu thuế chống bán phá giá.

Tuy nhiên sang đến năm 2006, năm được dự báo là giá thuỷ sản có triển vọng tăng cao thì thị trường Mỹ lại trở nên kém hấp dẫn hơn kể từ sau hai vụ kiện chống bán phá giá, cùng với hàng rào kỹ thuật và thương mại tăng lên bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Trong giai đoạn năm 2001-2003, các yếu tố như: xu hướng tỷ giá hối đoái nghiêng về USD, các loại rào cản thương mại ở Châu Âu và nhu cầu ở thị trường Nhật Bản thấp đã giúp Mỹ trở thành thị trường được quan tâm số 1 của các nhà XKTS trên thế giới. Các nguồn cung cấp thuỷ sản ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ giúp giữ cho giá thuỷ sản ở mức tương đối thấp, từ đó mở rộng nhu cầu tiêu dùng ở nước này. Mặt khác giá thuỷ sản cũng phải đối mặt với sự gia tăng giá cả của các nguồn chi phí đầu vào và sự gia tăng của giá nhiên liệu, năng lượng. Như vậy, năm 2006 được coi là năm mà thị trường Mỹ sẽ có dấu hiệu sụt giảm so với những năm trước năm 2002, song vẫn có sự gia tăng về giá trị kim ngạch xuất khẩu so với những năm 2003, 2004 năm chịu tác động nhiều nhất của hai vụ kiện bán phá

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

giá và hệ thống những tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe, những hàng rào thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước của chính quyền Bush.

Như vậy mặc dù có những biến động lớn trong việc thay đổi cơ cấu thị trường, cũng như môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế… nhưng có thể nói ngành thuỷ sản qua các năm đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước nhà thể hiện qua số nộp ngân sách tăng đều qua các năm, có thể thấy qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Xem phụ lục số 1)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 33 -35 )

×