II. Về những quy định cụ thể
4. Về một số chính sách
Nghị định 48/CP quy định một số chính sách đối với hoạt động điện ảnh trong đó có một số chính sách không phù hợp với đặc trưng của ngành. Có thể thấy một số chính sách sau:
4.1. Chính sách tài trợ
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 48/CP quy định việc ưu đãi trợ giá cho hoạt
động điện ảnh, theo đó Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 liên Bộ Văn hóa - Thông tin - Tài chính ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh quy định việc tài trợ cho hoạt động sản xuất phim, tuy nhiên, Nghị định 48/CP quy định chỉ có cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước, theo đó Thông tư số 25/TTLB hướng dẫn chính sách tài trợ cho cơ sở sản xuất phim như trên - tức quy định việc tài trợ này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động sản xuất phim. Hiện nay, với Quyết định 38/2002, doanh nghiệp sản xuất phim còn là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Như vậy có thể thấy, chính sách tài trợ như trên không được quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp này.
Như đã phân tích, bên cạnh việc tài trợ nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước thì mục đích chính của chính sách tài trợ là nhằm phát triển nền điện ảnh dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao kiến thức khoa học, thẩm mỹ và phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Như vậy, suy cho cùng, việc tài trợ là để khuyến khích sản xuất phim phục vụ nhu cầu chung. Vì vậy, chính sách tài trợ như trên đều có thể áp dụng cho những cơ sở sản xuất phim không phân biệt loại hình doanh nghiệp nếu những cơ sở sản xuất này đáp ứng những điều kiện mà hoạt
động tài trợ hướng đến.
cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài” ban hành kèm theo Quyết định số 1340/QĐ-ĐA ngày
29/9/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
68
v Đề xuất
Để thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh, nhất thiết phải có
sự cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay, khi chi phí để sản xuất một bộ phim ngày càng cao60
thì quyền được tài trợ là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp
hướng tới khi tiến hành sản xuất phim. Việc các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước cạnh tranh với nhau để có kịch bản phim hay và được duyệt tài trợ61 sẽ
là đòn bẩy thúc đẩy việc cho ra đời những phim có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật đóng góp vào sự nghiệp điện ảnh nước nhà.
Vì vậy, trong tình hình hiện nay, quyền được hưởng chính sách tài trợ là một quyền quan trọng cần phải có và không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước mà còn rất cần thiết cho cả các doanh nghiệp khác.
4.2. Chính sách đầu tư
Nghị định 48/CP quy định đầu tư có mục tiêu, có trọng điểm cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở điện ảnh và hoạt động điện ảnh. Trên thực tế, hoạt động đầu tư được thực hiện chưa phù hợp. Theo mức thu chi ngân sách năm 2003, với 960 tỷ đồng chi cho toàn ngành văn hóa thông tin thì chỉ chiếm chưa tới 1% ngân sách Nhà nước. Có thể so sánh với mức chi ngân sách cho các ngành khác: mức chi cho văn hóa thông tin chưa tới 1% ngân sách như trên (khoảng 960 tỷ) chưa bằng 1/20 ngân sách chi cho giáo dục, 1/5 so với y tế và gấp hơn hai lần một chút so với kế hoạch hóa gia đình, riêng với công nghệ thông tin, mức chi ngân sách là 2% chiếm khoảng trên 2.000 tỷ. Trong khi hiện nay, mỗi năm chúng ta sản xuất được khoảng 10 bộ phim nhựa, chi phí bình quân khoảng trên 1 tỷ đồng/bộ phim. Và như vậy, để có khoảng 15 giờ chiếu phim mỗi năm, riêng cho ngàng điện ảnh - khâu sản xuất phim - đã cần đến trên 100 tỷ đồng mỗi năm62
. Hơn nữa, với 10 bộ
phim/năm như hiện nay thì trung bình phải hơn một tháng chúng ta mới có được một phim để xem.
Có thể thấy, với nhu cầu về một nền văn hóa tinh thần lành mạnh, giàu tính giáo dục và mang bản sắc dân tộc thì số lượng phim sản xuất như trên hoàn toàn không có khả năng đáp ứng. Vì vậy, mức ngân sách đầu tư cho điện
Hiện nay, bộ phim Việt Nam có mức kinh phí sản xuất kỷ lục là phim Hà Nội 12 ngày đêm vừa ra mắt
khán giả đầu năm 2003 với tổng chi phí lên đến 07 tỷ đồng (bằng 1/2 số vốn Nhà nước bỏ ra làm phim mỗi
năm), trong đó chi phí cho các cảnh máy bay, tên lửa, bom đạn... đã lên đến 05 tỷ. Đối với các phim khác,
đầu tư trung bình cho việc sản xuất một phim truyện nhựa là khoảng 1,5 tỷ đồng. 61
Năm 2002, trong số 9 kịch bản phim gửi lên cho Cục Điện ảnh duyệt thì đã có 08 kịch bản bị trả lại cho
các hãng sản xuất và chỉ có 01 kịch bản phim được duyệt.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
69
ảnh như hiện nay là còn quá thấp và không tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành. Kinh phí thấp làm cho các hoạt động sản xuất phim phải tiến hành đơn giản, gọn nhẹ, giảm thời gian quay, giảm chi phí cho kỹ xảo, phục trang, cho hoàn chỉnh kỹ thuật tiền kỳ và hậu kỳ v.v... Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng phim không cao, không thu hút được khán giả, vai trò và chức năng của điện ảnh không thực hiện được.
v Đề xuất
Chính sách đầu tư cần phải được cân đối lại cho tương xứng với các ngành, các lĩnh vực hoạt động khác. Hơn nữa, về việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động điện ảnh cần có chiến lược phù hợp hơn cụ thể là đầu tư trọng điểm về xây dựng cơ sở vật chất và đồng bộ về khâu kỹ thuật. 4.3. Chính sách đào tạo trong hoạt động điện ảnh
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 48/CP quy định chính sách đầu tư có mục
tiêu, có trọng điểm cho việc nghiên cứu lý luận, đào tạo cán bộ,... mà chưa có sự quan tâm thích đáng đối với chính sách đào tạo đội ngũ diễn viên - nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động điện ảnh. Trên thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo dù là Đại học điện ảnh nhưng thực chất đều là đào tạo sân khấu63
, chưa có giảng viên riêng của điện ảnh mà chỉ có giảng viên sân
khấu dạy điện ảnh, vì vậy, diễn viên điện ảnh được đào tạo không theo đặc thù ngành nghề, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phim.
v Đề xuất
Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, từ đó có chính
sách đào tạo diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp không chỉ trong nghệ thuật diễn xuất mà cả trong việc áp dụng và sử dụng trang thiết bị khoa học - kỹ thuật, công nghệ điện ảnh hiện đại, tổ chức các khóa học bồi dưỡng bổ sung ngắn hạn và dài hạn, trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chất lượng, cập nhật hóa kiến thức của diễn viên, từ đó góp phần nâng cao giá trị, chất lượng phim điện ảnh trong nước.
4.4. Chính sách tiền lương
độ, chất lượng cống hiến chứ không theo thâm niên.
62
Hiện nay, trung bình mỗi năm số vốn Nhà nước chi cho làm phim chỉ khoảng 15 tỷ. 63
Hiện nay, 95% diễn viên đóng phim là diễn viên sân khấu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
70
Trên thực tế, việc khung lương áp dụng theo trình độ như trên là không hợp lý bởi vì đối với một số hoạt động trong dây chuyền sản xuất điện ảnh như thu thanh, phục trang, dựng phim, quay phim... không được đào tạo ở bậc Đại học nên không được hưởng lương mức lương của bậc đại học trong khi đó, khái niệm “chất lượng cống hiến” là một thuật ngữ mơ hồ không có tiêu chí đánh giá chính xác.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ điện ảnh được trả lương theo ba cấp độ: bình
thường, chính, đặc biệt. Để được chuyển từ mức lương bình thường sang mức lương chính hoặc cao hơn thì các nghệ sĩ phải qua kỳ thi chuyển ngạch. Nhưng trên thực tế lại chưa có Hội đồng xét tăng lương chuyển ngạch, lên ngạch áp dụng cho hoạt động lao động sáng tạo của nghệ sĩ. Thí dụ: đối với nghề đạo diễn, để chuyển từ bậc chính lên bậc đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có hội đồng xét duyệt.
Những quy định không phù hợp như vậy không khuyến khích được năng lực lao động và tinh thần sáng tạo - yếu tố quan trọng của hoạt động điện ảnh.
v Đề xuất
Việc cụ thể hóa cấp bậc, ngạch lương với những tiêu chí thích hợp cho từng loại ngành nghề, cho từng loại hình nghệ thuật đặc thù là thực sự cần thiết góp phần khuyến khích sáng tạo thông qua đó nâng cao chất lượng hoạt động điện ảnh.
Nhìn chung, qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có thể thấy một số vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc có quy định nhưng không phù hợp gây khó khăn cho hoạt động của cơ sở điện ảnh. Trên đây chỉ là một số đề xuất cơ bản trong lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim nhằm xây dựng một cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các cơ sở điện ảnh hoạt động được dễ dàng thuận lợi trong một môi trường pháp lý phù hợp.
Bên cạnh một số tồn tại đã nêu, còn có những vấn đề bất cập khác mà nổi bật là các vấn đề về quản lý Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh (đặc biệt nạn nhập khẩu và sao chép nhân bản phim, băng đĩa hình lậu tràn lan hiện nay gây ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chung trong hoạt động của ngành điện ảnh), các vấn đề nội tại của ngành như trình độ của đội ngũ cán bộ, diễn viên, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, về đề tài kịch bản phim làm thế nào để thu hút khán giả, về mạng lưới phát hành và chiếu bóng... Đây cũng là Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
71
những vấn đề cần được nghiên cứu và có giải pháp thích hợp trên cơ sở đó nâng cao chất lượng hoạt động của ngành điện ảnh.
KẾT LUẬN
Hình thành và phát triển trong thời kỳ chiến tranh, hoạt động của điện ảnh
Việt Nam đã thực hiện được vai trò to lớn của nó trong việc truyền bá chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, lên án chiến tranh, nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân dân Việt Nam và quân dân các nước bạn, từ đó củng cố lòng tin của nhân dân vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi. Nhiều tác phẩm của điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn này cho đến ngày nay vẫn được xem là những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Cách mạng và được thế giới biết đến như những minh chứng hùng hồn cho sự nghiệp đấu tranh kiên cường bất khuất của cả dân tộc.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, trước
một sứ mệnh lịch sử mới, điện ảnh nước ta tỏ ra lúng túng và có những hoạt động còn chưa đúng với vai trò, tầm vóc của mình. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cơ quan chức năng về điện ảnh còn chưa thích đáng, kế hoạch Luật Điện ảnh được đưa ra và phải hoàn thành trong quý III năm 1999 (Chương trình hành động của Chính phủ số 1109/CP-VP ngày 15/9/1998 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”) nhưng đến nay, Dự thảo Luật Điện ảnh vẫn chưa được thông qua. Hơn nữa, một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động điện ảnh chưa phát triển đúng tầm của nó một phần do những vấn đề nội tại của bản thân ngành điện ảnh và một phần cũng do chế độ pháp lý có những điều chưa phù hợp. Mặc dù trong những năm qua, các văn bản pháp luật về hoạt động điện ảnh luôn được sửa đổi bổ sung nhưng bên cạnh những thay đổi tích cực vẫn còn tồn tại những điều bất cập và càng làm cho hệ thống văn bản pháp quy về điện ảnh ngày càng chồng chéo lên nhau, văn bản này sửa đổi hoặc bãi bỏ văn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
72
bản khác và nhìn chung, các văn bản điều chỉnh hoạt động điện ảnh hiện nay đều tồn tại một cách manh mún và thiếu hệ thống.
Nghiên cứu về chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh, Luận văn chỉ
phân tích khái quát về điện ảnh và hoạt động điện ảnh và tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập các cơ sở điện ảnh (bao gồm cơ sở sản xuất phim, phát hành phim và chiếu phim, xuất nhập khẩu phim), nghiên cứu một cách khái quát các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh. Đối với mỗi lĩnh vực nói trên, bên cạnh những quy định phù hợp mang tính tích cực vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động điện ảnh của ngành điện ảnh.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ pháp lý
về hoạt động điện ảnh, Luận văn đã đưa ra những đề xuất đóng góp cho quá trình xây dựng Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả thi và phù hợp hơn như những đề xuất mang tính chất cơ bản như các khái niệm, mối quan hệ giữa các cơ sở, tổ chức điện ảnh, về tính chất hoạt động của ngành... Luận văn cũng đưa ra một số đề xuất cụ thể khác như về điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở điện ảnh, về xuất nhập khẩu, hợp tác với nước ngoài...
Nhìn chung, trước những tồn tại trong những quy định của pháp luật về hoạt động điện ảnh, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là tiếp tục sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật về điện ảnh và hoạt động điện ảnh cho phù hợp mà điều cần thiết mà Luận văn muốn nhấn mạnh là cần phải có một Luật Điện ảnh tập trung và thống nhất làm hành lang pháp lý cho điện ảnh hoạt động có hiệu quả phát huy được vai trò của điện ảnh là một ngành nghệ thuật - kỹ thuật - kinh tế tiên tiến và thực hiện được và ý nghĩa chiến lược của mình trong thời đại mới.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Báo Điện ảnh kịch trường - Bộ Văn hóa - Thông tin các số 45, 46, 62, 87,