0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đối tượng của hoạt động phổ biến phim

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 37 -38 )

II. Về phổ biến phim

2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim

Phim khi được phép phổ biến sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng nhận thức của khán giả nên pháp luật có những quy định chặt chẽ đối với những phim được phổ biến. Mặc dù Điều 4 Quyết định số 2455/QĐ- ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy chế duyệt phim quy định về những phim cấm phổ biến nhưng điều đó không bao hàm ý nghĩa những phim

không có nội dung bị cấm phổ biến này thì đều được quyền phổ biến. Theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA về quy chế duyệt phim, những phim mà

cơ sở điện ảnh được phép phổ biến phải là những phim đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cho phép phổ biến. Điều đó cũng có nghĩa là những phim đã được duyệt sau khi sản xuất hoặc nhập khẩu không mặc nhiên có giá trị lưu hành. Để được lưu hành thì kèm theo việc duyệt đó, tác phẩm điện ảnh phải được cấp Giấy phép phổ biến.

Có thể thấy, cơ sở pháp lý để một bộ phim được đưa vào lưu hành là Giấy

phép phổ biến phim, băng đĩa hình do Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa - Thông tin cấp37

. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết một băng đĩa hình đã được phép phổ biến là nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh38

. Như vậy, đối tượng phim được phép phổ biến

là những phim đã được cấp Giấy phép phổ biến và được dán nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh.

Nguồn phim phổ biến bao gồm:

+ Phim do cơ sở phổ biến mua bản quyền phát hành. + Phim do cơ sở phổ biến mua bản quyền sở hữu.

+ Phim do cơ sở phổ biến nhận ủy thác phát hành (đại lý phát hành). + Phim do cơ sở phổ biến nhập khẩu.

+ Phim do Nhà nước giao cho cơ sở phổ biến để chiếu theo chỉ tiêu kế hoạch.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 37 -38 )

×