III. Về xuất nhập khẩu phim
2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim
2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu
46
Việc nhập khẩu phim để lưu trữ và nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập
khẩu văn hóa phẩm (Nghị định số 26/2000/NĐ-CP).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
50
Hoạt động xuất khẩu phim là việc đưa phim Việt Nam ra nước ngoài nhằm
thực hiện mục tiêu giao lưu văn hóa, nghệ thuật và tìm kiếm thị trường. Phim được xuất khẩu phải thể hiện được hình ảnh một Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc giàu tính nhân văn và nhân bản, thể hiện được chủ trương bảo vệ, xây dựng và phát triển một đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu Cách mạng, bác bỏ cái nhìn xuyên tạc về lịch sử đất nước và con người Việt Nam... Để đảm bảo nguồn phim được xuất khẩu phù hợp với những mục tiêu trên, Nghị định 48/CP quy định phim được xuất khẩu phải là những phim đã được phép xuất khẩu. Theo đó, những phim dù đã được phép sản xuất, phổ biến nhưng cũng không có nghĩa là được xuất khẩu. Để được xuất khẩu, những phim này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và cho phép xuất khẩu.
Quy định như trên, pháp luật muốn bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước
trong hoạt động xuất khẩu phim, bảo đảm nguồn phim xuất khẩu là những phim có giá trị cao về nội dung tư tưởng... nhưng một mặt cũng làm hạn chế nguồn phim được giới thiệu ra nước ngoài. Điều này không kích thích sản xuất và tiêu thụ, làm cho doanh nghiệp không phát huy được sự năng động trong kinh doanh và tìm kiếm thị trường, không khai thác được hết giá trị thẩm mỹ và kinh tế của sản phẩm.
Nghị định số 26/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 48/CP đã thay đổi cơ chế pháp lý đối với việc xuất khẩu phim. Theo đó, những phim được xuất khẩu là những phim đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép phổ biến trên cơ sở Giấy phép phổ biến phim và nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh47
.
2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu
Đối tượng phim được nhập khẩu phụ thuộc vào chủ thể được quyền hoạt động nhập khẩu. Theo đó:
+ FAFIM Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Viện nghệ thuật và Lưu trữ
điện ảnh Việt Nam được quyền nhập khẩu các loại phim phục vụ phổ biến và nghiên cứu. Việc nhập khẩu này tuân thủ các quy định riêng của pháp luật về hoạt động nhập khẩu của cơ sở.
+ Các cơ sở điện ảnh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam bao gồm cả cơ sở điện
ảnh trong nước và cơ sở điện ảnh liên doanh với nước ngoài có rạp chiếu phim được quyền nhập khẩu phim nhựa để chiếu tại rạp của mình (khoản 2 Điều 2 Nghị định số 26/2000/NĐ-CP). Pháp luật chỉ quy định đối tượng nhập khẩu của cơ sở kinh doanh điện ảnh chỉ là phim nhựa là bởi vì phim nhựa là loại hình phim mà Nhà nước có điều kiện quản lý nội dung thông qua việc kiểm duyệt nhập khẩu và kiểm soát chiếu phim tại rạp và
47
Xem lại phần Đối tượng phim được phép phổ biến đã phân tích.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”
51
không dễ gì chiếu lậu, chỉ có thể phát hành rộng rãi tại các rạp có trang thiết bị chuyên nghiệp hiện đại trong khi việc kiểm soát và kiểm duyệt nhập khẩu đối với băng đĩa hình là rất khó khăn do gọn nhẹ, dễ nhập khẩu với số lượng lớn, nội dung phim phong phú và không chỉ được chiếu tại rạp mà còn được chiếu chủ yếu với quy mô gia đình.
Việc nhập khẩu phim, băng đĩa hình do Bộ Văn hóa - Thông tin phê duyệt nội dung và kế hoạch.
Ngoài ra, theo nhu cầu cụ thể của từng địa phương, cơ sở điện ảnh (hoặc cơ sở có tư cách pháp nhân) tại địa phương hoặc có trụ sở chính tại địa phương được quyền nhập
khẩu phim tài liệu - khoa học, hoạt hình phục vụ thiếu nhi để lưu hành tại địa phương mình trên cơ sở kiểm duyệt và cho phép lưu hành của Sở Văn hóa - Thông tin (khoản 2 Điều 8 Thông tư 61/TT-ĐA).
Tóm lại, đối tượng phim được nhập khẩu bao gồm nhiều thể loại, tùy theo
từng chủ thể nhập khẩu và mục đích nhập khẩu mà đối tượng phim nhập khẩu được quy định khác nhau.