0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 56 -57 )

II. Về những quy định cụ thể

1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh

1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim

Theo Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, khi cơ sở phổ biến và xuất nhập khẩu phim đăng ký kinh doanh thì phải có đầy đủ những điều kiện về vật chất kỹ thuật, nhân sự theo quy định của pháp luật. Theo đó, có thể thấy một số điều bất cập sau:

ß Việc quy định về điều kiện vốn

Pháp luật quy định để thành lập các cơ sở điện ảnh là cơ sở phát hành phim

và xuất khẩu phim phải có điều kiện về vốn là 1.000.000.000 (một tỷ đồng) đối với các cơ sở trên là không cần thiết bởi lẽ khi một cơ sở đăng ký kinh doanh, tùy theo mức vốn huy động được, cơ sở sẽ có quy mô hoạt động kinh doanh phù hợp. Hơn

55

Các số liệu chỉ có giá trị minh họa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

62

nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở điện ảnh là loại doanh nghiệp không cần phải có điều kiện về vốn pháp định.

ß Việc quy định về điều kiện nhân sự

Nghị định 48/CP quy định đạo diễn, quay phim, họa sỹ, thu thanh phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (Điều 12 Nghị định 48/CP). Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề không bao gồm ngành điện ảnh. Như vậy, theo quy định này các chức danh hoạt động trong cơ sở điện ảnh không cần phải có chứng chỉ hành nghề.

v Đề xuất

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do đăng ký kinh doanh và tự bảo đảm việc kinh doanh bằng điều kiện của mình phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật không cần thiết phải quy định về điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện về chứng chỉ hành nghề của các chức danh trong cơ sở điện ảnh.

1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim

Nghị định số 26/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 48/CP quy định cơ sở kinh doanh điện ảnh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có rạp chiếu phim nhựa thì mới được nhập khẩu phim nhựa để chiếu tại cơ sở mình. Trong tình hình hiện nay, điều này không còn cần thiết bởi vì chi phí xây dựng rạp với những trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chiếu phim rất cao56

một mặt bằng đất rộng lớn, địa điểm thuận lợi... Các doanh nghiệp sản xuất phim đã phải tốn kém phần nhiều chi phí cho hoạt động sản xuất nhưng lại phải bỏ chi phí ra để xây dựng rạp để chiếu phim của mình hoặc do mình nhập khẩu (những phim này có số lượng hạn chế) thì vừa không đảm bảo nguồn kinh phí cho việc sản xuất phim có chất lượng vừa không khai thác hết khả năng thương mại dịch vụ của rạp.

Trên thực tế, từ khi pháp luật cho phép các doanh nghiệp liên doanh liên kết xây dựng dựng rạp thì các multyflex (cụm rạp chiếu bóng) ở Việt Nam đã và đang được hình thành với trang thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế như công ty Diamond Cinema (Hàn Quốc) đang xây dựng các cụm rạp ở Hà Nội, Đà Nẵng... với mô hình khép kín, các công ty cổ phần điện ảnh cũng đã được thành lập...

56

Điển hình như Dự án xây dựng trung tâm Điện ảnh của tỉnh Cần Thơ phải vay 43 tỷ đồng vốn đầu tư.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

63 v Đề xuất

Pháp luật không nên xem việc có rạp là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp sản xuất muốn khai thác hoạt động chiếu phim và nhập khẩu phim mà chỉ nên coi đó là một quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất phim - quyền xây dựng rạp. Theo đó, nếu điều kiện tài chính cho phép thì doanh nghiệp có quyền xây dựng rạp để khai thác hết giá trị thương mại của tác phẩm điện ảnh mà mình sản xuất hoặc nhập khẩu; nếu không doanh nghiệp cũng có thể chiếu phim và nhập khẩu phim và những phim này được chiếu tại rạp của các cơ sở điện ảnh khác dưới hình thức thuê.

Như vậy, để thực hiện chiếu phim, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phim có thể sử dụng các rạp của các cơ sở điện ảnh này dưới hình thức hợp đồng thuê mà không cần thiết phải xây dựng rạp của riêng mình. Điều này, một mặt làm cho doanh nghiệp sản xuất được tập trung vốn cho việc sản xuất phim đạt hiệu quả cao mà vẫn có điều kiện chiếu phim và nhập khẩu phim; mặt khác doanh nghiệp có rạp vừa có nguồn cung sản phẩm để chiếu vừa khai thác hết khả năng dịch vụ của cơ sở mình.

Tuy nhiên, để thực hiện việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động chiếu phim và xuất nhập khẩu phim, các doanh nghiệp khi thuê rạp phải thuê dưới hình thức sử dụng dài hạn nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp (phải sử dụng rạp khi đã ký hợp đồng thuê) tránh tình trạng doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh chiếu phim và nhập khẩu phim nhưng không hoạt động những mục tiêu kinh doanh trên.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 56 -57 )

×