0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 38 -42 )

II. Về phổ biến phim

3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim

3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành 3.1.1. Quyền của cơ sở phát hành phim 37

Khoản 4 Điều 3 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA; Khoản 5, 6 Quyết định 38/2002. 38

Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA quy định: “băng đĩa hình được phép phổ biến phải dán

nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh. Băng đĩa hình đã dán nhãn kiểm soát cảu Cục Điện ảnh có giá trị lưu

hành trong phạm vi cả nước”.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

43

3.1.2.1. Quyền phát hành

Như đã phân tích, cơ sở phát hành phim được quyền phát hành các phim đã được phép phổ biến mà cơ sở được cung cấp hợp pháp. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, phim đã dán nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh được phép phổ biến, lưu hành trên phạm vi toàn quốc

39

không có nghĩa là cơ sở phát hành phim cũng có

quyền phát hành trong những trường hợp nhất định như sau:

+ Khi cơ sở phát hành ở một địa phương đã mua bản quyền băng đĩa hình

kèm theo nhãn để in nhân bản và phát hành trên lãnh thổ địa phương mình thì việc kinh doanh băng đĩa hình đó tại địa phương hoàn toàn do đơn vị đó độc quyền. Những tổ chức, cá nhân khác không được kinh doanh phát hành băng đĩa hình tại địa phương đó kể cả cơ sở sản xuất và nhập khẩu có bản quyền gốc (Điều 3 Thông tư số 64/TT-ĐA ngày 19/8/1997 hướng dẫn bổ sung thực hiện Nghị định 48/CP ngày 17/7/1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và bản quyền băng hình). Có thể thấy, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi kinh tế của cơ sở phát hành phim trong việc khai thác giá trị thương mại của tác phẩm điện ảnh mà cơ sở đã mua bản quyền.

+ Những phim đã được phép phổ biến nhưng có nội dung thuộc loại cần hạn chế phù hợp với tình hình tại địa phương vào thời điểm phát hành thì Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố có thẩm quyền tạm hoãn việc cho phép phổ biến trong một thời gian nhất định40

.

+ Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA, thì quyết định cho phép phổ biến phim phải ghi rõ đối tượng, phạm vi được phổ biến. Như vậy, quyền phổ biến phim của cơ sở phát hành còn phụ thuộc vào phạm vi được phổ biến quy định trong quyết định cho phép phổ biến phim.

Tóm lại, cơ sở phát hành phim có quyền phát hành những phim đã được phép phổ biến nhưng mức độ và phạm vi thực hiện quyền này phụ thuộc vào những trường hợp nhất định.

3.1.2.2. Quyền được tài trợ

Trong hoạt động phổ biến phim, việc tài trợ thể hiện rõ nhất chính sách xã hội hóa hoạt động điện ảnh là nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh

39

Quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 61/TT-ĐA; khoản 4,5 Điều 2 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA.

40

Việc tạm hoãn phổ biến này phải được sự chấp thuận của Cục Điện ảnh. (Khoản 8 Điều 4 Thông tư số

64/TT-ĐA)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

44

thần của nhân dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp xúc giao lưu với văn hóa, văn minh, tìm hiểu và tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khi cơ sở phát hành phim thực hiện việc phát hành phim phục vụ các hoạt động trên nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân thì sẽ được hưởng chính sách tài trợ của Nhà nước. Quyền cơ sở phát hành phim được hưởng chính sách tài trợ được thể hiện như sau:

+ Đối với các bộ phim tài liệu khoa học, hoạt hình và các phim truyện về đề tài Cách mạng, lịch sử, phim nhập khẩu cho thiếu nhi, phim có giá trị cao về tư tưởng nghệ thuật... phát hành giao cho các đơn vị điện ảnh phục vụ đồng bào các dân tộc, miền núi, vùng nông thôn, hải đảo theo kế hoạch được duyệt hàng năm sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí hợp lý cho việc phát hành và liên quan đến việc phát hành.

+ Đối với phim nhập khẩu cho thiếu nhi và phim có giá trị cao về tư tưởng được Hội đồng nghệ thuật Điện ảnh có ý kiến và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định về số lượng bộ bản phim nhập khẩu, nếu phát hành bị lỗ thì sẽ xét tài trợ nhưng tối đa không quá 60% giá vốn cho thể loại phim thiếu nhi và 40% cho phim có giá trị nghệ thuật cao (Thông tư số 25/TTLB).

3.1.2.3. Các quyền khác

Để thực hiện thuận lợi mục tiêu kinh doanh phát hành, pháp luật quy định cho cơ sở phát hành phim có những quyền sau:

+ Cơ sở phát hành phim có quyền nhận ủy thác phát hành sản phẩm từ cơ sở sản xuất phim41

, quyền mua bản quyền phát hành và/hoặc mua bản quyền sở hữu, có quyền nhập khẩu phim.

+ Cơ sở phát hành phim được quyền nhân bản phim, băng đĩa hình để kinh doanh. Việc nhân bản phim này phải được sự cho phép của Cục Điện ảnh.

+ Cơ sở phát hành phim được quyền chuyển tác phẩm điện ảnh từ vật liệu này sang vật liệu khác để kinh doanh. Việc chuyển đổi vật liệu phim này phải bảo đảm thực hiện theo các quy định của pháp luật về quyền tác giả (Điều 17 Nghị định 48/CP).

+ Cơ sở phát hành phim có đăng ký kinh doanh phát hành được mở các chi nhánh,

đại lý, của hàng để phát hành sản phẩm thuộc sở hữu của mình ở các địa phương (Điều 16 Nghị định 48/CP). Việc mở các chi nhánh, đại lý, cửa hàng này phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 87/1995/NĐ-CP ngày 12/12/1995.

41

Điều 16 Nghị định 48/CP quy định cơ sở sản xuất phim có quyền ủy thác cho cơ sở phát hành phim phát

hành sản phẩm của mình.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

45

+ Cơ sở phát hành phim được quyền xây dựng rạp để phổ biến phim. Việc xây dựng rạp có thể được tiến hành dưới hình thức liên doanh, liên kết được Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện (Điều 19 Nghị định 48/CP)

42 .

3.1.2. Nghĩa vụ của cơ sở phát hành

Ngoài những nghĩa vụ chung mà cơ sở phát hành phải thực hiện theo quy định về kinh doanh và hoạt động kinh doanh của Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, cơ sở phát hành phim khi tiến hành hoạt động phát hành phải bảo đảm không vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh băng đĩa hình, bảo đảm nguồn băng đĩa

hình phát hành là băng đĩa hình có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm quyền tác giả và quyền chủ sở hữu đối với tác phẩm đăng ký phát hành, bảo đảm thực hiện các quy định về in nhân bản, về chuyển đổi thể loại tác phẩm v.v...

3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim

Chiếu phim là một mặt quan trọng của hoạt động phổ biến. Hoạt động chiếu phim được thực hiện trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim được pháp luật quy định.

3.2.1. Quyền của cơ sở chiếu phim 3.2.1.1. Quyền chiếu phim

Cơ sở chiếu phim có quyền chiếu phim sau khi được thành lập hợp pháp. Nguồn phim chiếu bao gồm:

+ Phim do cơ sở nhập khẩu hợp pháp + Phim do cơ sở mua bản quyền phát hành + Phim do cơ sở mua bản quyền sở hữu

+ Phim do cơ sở hợp tác với cơ sở điện ảnh khác để chiếu + Phim do Nhà nước giao để chiếu thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ 3.2.1.2. Quyền được tài trợ

Cũng như đối với hoạt động phát hành phim, quyền được tài trợ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với cơ sở chiếu phim khi cơ sở hoạt động chiếu phim vì mục tiêu phúc lợi công cộng. Theo Điều 18 Nghị định 48/CP và Thông tư số 25/TTLB quy định đối với các buổi chiếu phim thiếu nhi, phim truyện đề tài Cách

42

Điều 19 Nghị định 48/CP quy định: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế (kể cả nước ngoài)

liên doanh, liên kết với các cơ sở điện ảnh để cải tạo, xây dựng, quản lý rạp chiếu phim hoặc tự bỏ vốn xây

dựng, quản lý rạp chiếu phim.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

46

mạng, lịch sử (trong nước và nước ngoài) phục vụ cho đồng bào miền núi, thiếu nhi, đối tượng chính sách xã hội, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn hẻo lánh, hải đảo được Sở Văn hóa - Thông tin cấp tỉnh giao chỉ tiêu về số buổi chiếu thì được cấp 100% kinh phí hoạt động chiếu phim và 50% kinh phí hoạt động chiếu phim ở các vùng nông thôn khác.

Như vậy, chính sách tài trợ đối với hoạt động chiếu phim chỉ áp dụng khi cơ sở chiếu những phim nhất định và ở những địa bàn nhất định. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 48/CP, cơ sở chiếu phim là doanh nghiệp Nhà nước còn được cấp một phần vốn lưu động để thực hiện hoạt động chiếu phim.

3.1.2.3. Các quyền khác

+ Cơ sở chiếu phim dù hoạt động vì mục tiêu công ích nhưng bên cạnh đó cũng có

quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng chiếu phim với các đơn vị, tổ chức cá nhân khi có nhu cầu.

+ Cơ sở chiếu phim có quyền xây dựng rạp hoặc liên doanh, liên kết xây dựng rạp

và được Nhà nước khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và quản lý rạp.

3.2.2. Nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim

Hoạt động của cơ sở chiếu phim dù là cố định hay lưu động cũng là hoạt động luôn được tổ chức tập trung, thu hút sự tham gia rộng rãi và khối lượng lớn khán giả với nhiều thành phần và thị hiếu khác nhau nhằm mục tiêu công ích hoặc kinh doanh. Hoạt động chiếu phim được tổ chức dù nhằm mục đích nào đi chăng nữa cũng có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng chính trị và nhận thức thẩm mỹ của cộng đồng. Trong các lĩnh vực hoạt động điện ảnh, hoạt động chiếu phim được xem như là công cụ đắc lực thực hiện việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước đối với hoạt động chiếu phim là điều quan trọng. Theo đó, để đảm bảo vai trò của Nhà nước trong quản lý chiếu phim, cơ sở chiếu phim phải tuân thủ các nghĩa vụ sau: + Cơ sở chiếu phim phải tuân thủ hoạt động chiếu phim theo chương trình mục tiêu, kế hoạch của Nhà nước. Theo Nghị định 48/CP, cơ sở chiếu phim bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động chiếu phim, ngoài việc doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chiếu phim phải đảm bảo tuân thủ theo chủ trương của Nhà nước thì các doanh nghiệp khác khi tham gia hoạt động chiếu phim cho dù dưới hình thức kinh doanh thu lợi nhuận cũng phải thực hiện hoạt động chiếu phim

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

47

theo mục tiêu chung như tuần lễ chiếu phim Việt Nam nhân các ngày kỷ niệm của quốc gia, ưu tiên chiếu những phim do Nhà nước tài trợ sản xuất

43 .

+ Các cơ sở chiếu phim hoạt động công ích phải thực hiện các buổi

chiếu phim để thực hiện chính sách xã hội đối với nhân dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc, hải đảo, vùng nông thôn hẻo lánh và các vùng nông thôn khác.

+ Mọi hoạt động chiếu phim, băng đĩa hình có bán vé thu tiền đều phải sử dụng vé do ngành tài chính phát hành thống nhất trong cả nước (khoản 2 Điều 20 Nghị định 48/CP).

Nhìn chung, chế độ pháp lý cơ bản về phổ biến phim thể hiện qua các quy

định của pháp luật về chủ thể phổ biến, đối tượng phổ biến, quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim được quy định trong các văn bản pháp luật về hoạt động điện ảnh, các cơ sở hoạt động phổ biến phim này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM (Trang 38 -42 )

×