Lời quy châm, bài học khơn chung cho nhiều mẩu truyện, nhiều chuỗi truyện; 4 Yếu tố hài đang gắn chặt với yếu tố ngụ ngơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyện cổ MẠ-K'HO (Trang 58 - 61)

- Nhĩm thứ ba về người và người, nhân vật động vật được thay thế hồn tồn

3. Lời quy châm, bài học khơn chung cho nhiều mẩu truyện, nhiều chuỗi truyện; 4 Yếu tố hài đang gắn chặt với yếu tố ngụ ngơn

4. Yếu tố hài đang gắn chặt với yếu tố ngụ ngơn

Tuy vậy, sự tương hợp nhân vật ở ba nhĩm truyện hài-ngụ ngơn với ba tiểu loại truyện ngụ ngơn cho phép nghĩ tới sự vận động loại hình: những nhĩm A,B,C cĩ khả năng là

những tiền loại hình cho sự ra đời những tiểu loại a,b,c trong sự phân loại của Nguyễn Xuân Kính.

Trong hệ thống truyện kể về nhân vật Thỏ, mẩu truyện Thỏ và Ốc cĩ thể xem là

bước khởi đầu theo lối tạo tiền đề đĩ do bản thân nĩ bắt đầu cĩ tính độc lập nhất định

với lời quy châm khá xác định.. Thỏ và Ốc khác với Thỏ và Rùa dù cùng chung motif

chạy thi. Khác khơng phải là thay Ốc vào vị trí Rùa mà là bài học gửi gắm qua hai tác

phẩm cơ bản đã khác nhau. Ở truyện Thỏ và Rùa, Thỏ kiêu ngạo, chủ quan, khinh

thường đối phương, trong khi Rùa biết phận, chăm chỉ và đã chiến thắng. Cịn ở truyện

nhanh mà vẫn thua bởi thực chất Ốc khơng chạy, bằng trí khơn và bằng sự đồn kết, họ hàng nhà Ốc đã cùng nhau lừa được Thỏ. Dù cĩ chung motif chạy thi và nhân vật Thỏ

nhưng bài học ngụ ý qua hai truyện đã khác nhau. Tuy vậy, trường hợp Thỏ và Ốc

khơng phải là phổ biến, một vài đơn vị tác phẩm khơng đủ điều kiện để khái quát thành một đặc điểm chính của truyện hài-ngụ ngơn Tây Nguyên. Nhìn rộng ra, dị bản của truyện này cũng đã xuất hiện trong kho tàng truyện cổ Lào như là sản phẩm chung mang tính chất Đơng Nam Á.

Ở truyện cổ Mạ-K’Ho, Rùa và Thỏ tuy xuất hiện nhiều nhất nhưng lại ở hai hệ thống khác nhau (A.1 và A.2). Nhân vật Thỏ và nhân vật Rùa khơng đối lập nhau mà

lại đồng dạng với nhau và đồng dạng với nhân vật Đời trong vai nhân vật ranh mãnh đối lập với Cọp, Khỉ và Yut – nhân vật ngu ngốc. Cĩ thể nĩi, Thỏ, Rùa, Đời…là những

nhân vật đĩng cùng một vai, một chức năng trong ba hệ thống truyện. Riêng truyện về

chàng ngốc chỉ mới sưu tầm được bốn tác phẩm, đang tạm để chung trong truyện hài –

ngụ ngơn vì cách sắp xếp những truyện như vậy vào cổ tích tỏ ra chưa thực sự thuyết phục.

So sánh với truyện ngụ ngơn Đơng Nam Á thì chất ngụ ngơn ở đây chưa cao, chưa

súc tích, chưa cơ đọng. Dung lượng truyện rất lớn, hành động nhân vật lặp đi lặp lại theo motif bắt chước, motif mẹo lừa. Đồng thời với yếu tố ngụ ngơn là yếu tố hài đang kết hợp trong từng dị bản, từng mẩu truyện, từng chuỗi truyện. Với trường hợp Tây Nguyên, truyện hài và truyện ngụ ngơn chưa phát triển thành hai thể loại độc lập mà

đang trong quá trình vận động, đang ở giai đoạn tiền thể loại: tiền- truyện hài và tiền- ngụ ngơn. Truyện ngụ ngơn ở một số tộc người Đơng Nam Á do tác động lớn của văn

hĩa Aán và ngụ ngơn Aán Độ nên đã phát triển với tư cách một thể loại ngắn, tính ngụ ý cao, tính chất hài trong ngụ ngơn tuy vẫn cịn nhưng cũng đã cĩ thể loại ngụ ngơn riêng, truyện cười riêng.

So sánh với truyện trạng Đơng Nam Á, nhiều tộc người ở khu vực văn hĩa này cĩ

tiểu loại truyện trạng với kết cấu tương tự truyện về Thỏ và truyện về Rùa của người

Tây Nguyên, tiêu biểu là Xiêng Miệng, Thơ Mênh Chây, Trạng Quỳnh… Trong truyện

kể dân gian của người Việt, truyện cười tồn tại ở hai dạng chính: dạng đơn và dạng chuỗi hay cịn gọi là truyện cười hệ thống, truyện cười liên hồn mà thuật ngữ truyện trạng 1 là ngắn gọn nhất. Trong truyện trạng, dù là truyện kể về Trạng Quỳnh hay chàng Cuội, Xiển Bột hay Thủ Thiệm, Xiêng Miệng hay Thơ Mênh Chây…thì cũng thấy hai đặc điểm cơ bản của loại tác phẩm này là tính chất hài và tính kết chuỗi các mẩu truyện. Một (hoặc hai) nhân vật chính xuyên suốt tất cả các mẩu truyện. Mỗi mẩu truyện cĩ thể được kể độc lập như một truyện cười ngắn, như một tác phẩm hài khá trọn vẹn nhưng thơng thường chúng được gắn liền, mĩc nối với những mẩu truyện khác trong một kết cấu khơng hồn tồn vững chắc, trật tự cĩ thể thay đổi tùy theo trí nhớ của nghệ nhân hay yêu cầu của người nghe truyện. Người Thanh Hĩa và nhiều nơi kể truyện Trạng Quỳnh với kết thúc là “Trạng chết chúa cũng băng hà” nhưng một số địa

phương ở Nghệ –Tĩnh lại kết thúc bằng mẩu truyện “Chơn sấp, chơn ngửa”… Từng mẩu truyện cĩ dị bản và tồn chuỗi truyện cũng cĩ dị bản, mỗi dị bản (dị chuỗi) của mỗi chuỗi truyện khơng chỉ đổi thay về chi tiết hay lời kể mà cịn cĩ thể thêm bớt số lượng và trình tự các thành tố (mẩu truyện) của chuỗi truyện ấy.

Sự liên kết các mẩu truyện khơng phải là đặc trưng riêng cho truyện trạng mà cịn thấy trong những truyện kể Ấn Độ, Thái Lan…Độ kết dính giữa các mẩu truyện cũng lỏng lẻo mà khi thay đổi trật tự một số mẩu truyện thì giá trị tồn bộ chuỗi cơ bản được giữ nguyên. Tuy nhiên, từng mẩu truyện trạng Đơng Nam Á cĩ thể được kể độc lập với tính chất trào phúng của nĩ cịn truyện về Rùa hay về Thỏ ở Tây Nguyên thì một mặt tính chất hài hước cịn gắn với tính chất ngụ ngơn, như đã nĩi. Mặt khác, các đối tượng cười và hệ thống motif và thủ pháp gây cười chưa phong phú. Nếu phân biệt

hai cấp độ hài hước và trào phúng thì tiếng cười ở truyện cổ Tây Nguyên nĩi chung đang ở cấp độ hài hước là chủ yếu. Trong tương quan truyện trạng Đơng Nam Á thì truyện hài-ngụ ngơn Tây Nguyên cĩ chung đặc điểm về kết cấu chuỗi và tính chất hài.

2.3.2. Nguyên nhân của sự tương đồng

a.Sự tương đồng do giao lưu văn hĩa.

Các tộc người di cư, xen cư tất yếu sẽ cĩ giao lưu văn hĩa và cĩ thể dẫn tới sự tương đồng về thể loại, kiểu truyện, motif. Trong kho tàng truyện cổ Lào ở quốc gia

Lào, các truyện: Nàng Xip Xoỏng (Nàng Mười Hai), Khăm Pha ( Mồ cơi), Khăm Pha nàng Ngà ( Mồ cơi và nàng Ngà), Bị mi pho ( Khơng cĩ cha)… đã được sưu tầm, xuất

bản ở Lào và được dịch ra tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam [58]. Vậy mà tháng 1/2000, tác giả và các “đồ đệ” vẫn thâu lượm được dị bản của các truyện này tại Bản Đơn,Việt Nam. Sự chuyển cư của một bộ phận người Lào từ Lào qua Việt Nam đã khiến cho trong tổng thể truyện cổ Tây Nguyên, truyện cổ Việt Nam nĩi chung, cĩ bộ phận truyện cổ Lào với những nét tương đồng nhất định với truyện cổ Lào ở Lào, và cĩ lẽ, ở cả một số nước khác trong vùng Đơng Nam Á.

b.Sự tương đồng do ảnh hưởng cùng nguồn văn hĩa chung

Sự tương đồng khơng chỉ do các tộc người giao lưu với nhau mà cịn do anh hùng cùng nguồn chung, tức cùng giao lưu với nguồn khác. Hầu hết các quốc gia Đơng Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hĩa Ấn và các tơn giáo Aán, vì thế, trong truyện cổ Thái Lan đã xuất hiện nhiều nhân vật tu sĩ, đạo sĩ theo cả hai hướng thiện và ác. Tên của nhân vật trong truyện cổ Thái Lan cho biết nguồn gốc văn hĩa mà tác phẩm chịu ảnh hưởng:

cị thơng thái Ấn Độ, cu gáy Ấn Độ, thần điểu Garuda, Garuda diệt rắn Naga… Truyện cổ Chăm và văn hĩa Chăm cĩ Po Nagar – Mẹ Xứ sở, Ơn Gru (một chức sắc tơn giáo)…Truyện cổ Tây Nguyên và văn hĩa Tây Nguyên cĩ Nak Grài – thần rắn sáng tạo ra sơng, suối, Po Grù (thầy tu, thầy giáo, người săn được 30 con voi trở lên…)… Thậm

chí, trong truyện cổ K’Ho cịn cĩ cả truyện Pơ Rơmê -một tác phẩm mang tính chất truyền thuyết về một vị vua Chăm. Ấn Độ cĩ tuyển tập ngụ ngơn Panchatantra nổi

tiếng và các tộc người Đơng Nam Á cũng vay mượn theo mức độ khác nhau để cĩ

vậy, tơn giáo Ấn và văn hĩa Ấn cĩ thể sang các nước ở Đơng Nam Á trực tiếp, cũng tơn giáo ấy và văn hĩa ấy lại lên Tây Nguyên của Việt Nam gián tiếp qua con đường văn hĩa Chăm, Lào… Bằng con đường tơn giáo và văn hĩa, các tộc người đã cĩ sự giao lưu trực tiếp hay gián tiếp với nhau, để lại dấu vết trong kho tàng truyện cổ của từng tộc người.

c.Sự tương đồng như một ngẫu nhiên”

Các tộc người cùng cĩ chung một lối tư duy nguyên thủy, tín ngưỡng nguyên thủy, tổ chức xã hội nguyên thủy…, cùng phải đặt ra những câu hỏi, những vấn đề cần giải quyết tương tự như nhau trong thời điểm khác nhau cũng cĩ thể làm xuất hiện những nét tương đồng trong truyện cổ, trong văn hĩa cho dù khơng cùng nguồn gốc,

khơng giao lưu. Cĩ thể xem sự giống nhau ấy là ngẫu nhiên vì chưa giao lưu, khơng

chung nguồn gốc, khơng chịu ảnh hưởng cùng một nguồn chung. Nhưng, xét trong tiến trình phát triển con người, phát triển văn hĩa nhân loại, phát triển các loại hình văn hố và văn học thì những vấn đề chung cần giải quyết như nhau trong thời điểm lịch sử khác

nhau của từng tộc người lại là tất yếu, lại mang tính quy luật. d.Sự tương đồng do cùng gốc tộc người hoặc vùng cư trú cổ

Đĩ cĩ thể là một trong những nguyên nhân khiến cho truyện cổ các tộc người cĩ sự tương đồng, nhưng vấn đề này người nghiên cứu văn học khơng đủ khả năng trả lời mà phải chờ đợi kết quả nghiên cứu của các khoa học khác.

e.Sự tương đồng do các loại hình cùng tồn tại và ảnh hưởng lẫn nhau.

Chưa xét tới trình tự kế thừa và phát triển ở những chặng khác nhau của các thể loại, chỉ xét về phương diện đồng đại, các phức thể, các loại thể, các tiểu loại cùng tồn tại cũng cĩ thể làm nên sự tương đồng, sự giao thoa thể loại.

2.3.3. Truyện hài-ngụ ngơn trong tiến trình thể loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyện cổ MẠ-K'HO (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)