SO SÁNH VỚI CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyện cổ MẠ-K'HO (Trang 44 - 45)

- Nhĩm thứ ba về người và người, nhân vật động vật được thay thế hồn tồn

TR RU UY YE ÄÄ N NC CO ÅÅ MMA ÏÏ K KH HO O: : SS OO SS AÙ ÙN NH HL LO OA ÏÏ II H HÌ ÌN NH H

2.2. SO SÁNH VỚI CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT

Tất nhiên khi nghiên cứu cổ tích tộc người nào cũng cĩ thể tìm thấy những tương đồng về đặc trưng của văn học dân gian, về đặc điểm loại hình tự sự dân gian và đặc

điểm chung của thể loại cổ tích. Ở đây, tác giả chỉ so sánh cổ tích Mạ-K'Ho với cổ tích người Việt – tộc người đa số của Việt Nam mà kho tàng cổ tích của họ đã được nhiều người biết, được giới nghiên cứu quan tâm tương đối nhiều.

Nhìn một cách khái quát, cổ tích Mạ-K'Ho và cổ tích người Việt cĩ những tương đồng khi cả hai đều quan tâm tới những nhân vật bất hạnh như mồ cơi, người mang lốt, người dũng sĩ, đều sử dụng yếu tố thần kỳ như một thủ pháp nghệ thuật làm phát triển cốt truyện và hỗ trợ nhân vật, cĩ nhiều motif chung (sinh nở thần kỳ, mang lốt, cởi lốt, hĩa thân, lên ngơi, kết hơn…). Cả hai kho tàng cổ tích đều lưu giữ tín ngưỡng và phong tục, phản ánh lễ hội và các sinh hoạt của con người trong sự phong phú và phức tạp của đời sống xã hội. Trong khi kể, tác giả dân gian đều chú trọng hành động nhân vật, coi nhẹ nội tâm và ngoại hình, cĩ thể xen kẽ phương thức diễn xướng (kể và hát), thời gian và khơng gian ít liên quan đến tính cách nhân vật, tính cách ấy nặng về khái quát cho hạng người, cá tính nhân vật khơng nổi bật, cốt truyện được cấu tạo bằng chuỗi hành động các nhân vật và các quan hệ giữa hai phe thiện – ác, kết thúc cĩ hậu hoặc bi kịch tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng là hai lối kết thúc chủ đạo cho cổ tích…Thậm chí chi tiết nhỏ nhất là cả hai đều cĩ giấc mơ no đủ qua niêu cơm thần và bầu lúa thần …Cĩ thể cịn nhiều đặc điểm nữa, nhưng qua một số nét vừa nêu cũng đã thấy cổ tích Mạ-K'Ho và cổ tích Việt cĩ nhiều tương đồng cho phép chúng ta khẳng định cổ tích Mạ-K'Ho cũng như cổ tích người Việt đều thuộc qũy đạo cổ tích Việt Nam và thế giới nếu xét ở các đặc điểm chung nhất.

Theo thơng lệ, khi so sánh cổ tích Mạ-K’Ho với cổ tích người Việt thì ít nhất

cũng phải chỉ ra những tương đồng và khác biệt ở các cấp độ khác nhau của chúng. Tuy

nhiên, ngồi những đặc điểm chung về loại hình cổ tích vừa đề cập sơ lược, cái đáng

quan tâm là những điểm khác biệt nào làm nên đặc điểm riêng của cổ tích Mạ-K’Ho?

Vì vậy, trong phần so sánh này nhấn mạnh một số khác biệt là chủ yếu nhằm xác định đặc điểm riêng của cổ tích Mạ-K’Ho. Thực ra, một phần sự khác biệt ấy cũng đã được trình bày ít nhiều khi tìm hiểu từng nhĩm truyện cổ tích, ở đây chú trọng đến những khác biệt cĩ tính chất chung cho tồn bộ thể loại cổ tích Mạ-K’Ho. Do cổ tích phong phú về số lượng, nhân vật, motif và do nĩ đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên dung lượng trang dành cho thể loại cổ tích đã được ưu tiên hơn thể loại khác. Chính vì vậy mà chỉ tập trung vào bốn điểm dễ thấy sự khác biệt của cổ tích Mạ-K’Ho so với cổ tích của người Việt, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu truyện cổ MẠ-K'HO (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)