T Loại hình đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm
3.1.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ có sự tác động trực tiếp, toàn diện vào các thị trường hàng hoá, tiền tệ và thị trường lao động trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh tranh và phát triển, thúc đẩy nhanh chóng cho mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động dân cư, thị trường lao động và quan hệ lao động phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên. Đây chính là cơ sở để mở rộng thu hút hơn nữa các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng đồng thời xuất hiện. Sự cạnh tranh sẽ kéo theo sự thua lỗ, phá sản của một số doanh nghiệp làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp, sức ép và cường độ việc làm ngày càng lớn. Chính vì vậy BHXH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng có một vai trò rất quan trọng. Chỉ thị 15-CT/TW, ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [19]. Tuy nhiên, sự phát triển của BHXH phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, việc xác định mục
tiêu, xây dựng chiến lược phát triển của BHXH Việt Nam phải được dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ tới, mục tiêu và nhiệm vụ quản lý của ngành BHXH Việt Nam như sau:
Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo Luật BHXH áp dụng đối với mọi người lao động trong các thành phần kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo lộ trình thực hiện BHXH cho mọi người lao động.
Thứ ba, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở.
Thứ tư, tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH để đảm bảo chi trả lương hưu và các chế độ trợ cấp đầy đủ, kịp thời, đảm bảo mức sống của người về hưu phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ năm, tổ chức triển khai mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cấp quản lý của ngành, đảm bảo cho việc quản lý điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác và kịp thời.