Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá ppt (Trang 54 - 56)

T Loại hình đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm

2.2.3.1. Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hộ

Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 50/CP, ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường quy định cán bộ xã, phường cũng được tham gia đóng BHXH. Theo đó, từ ngày 01/01/1998, cán bộ xã, phường được tham gia đóng BHXH theo mức bằng 15 % mức sinh hoạt phí. Trong đó, cán bộ xã, phường đóng 5%, ngân sách nhà nước đóng 10%. Để thực hiện Nghị định của Chính phủ, ngày 14/7/1998, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 806/BHXH-CĐCS quy định việc thu nộp BHXH của cán bộ xã, phường. Theo quyết định này, Chủ tịch UBND xã, phường có trách nhiệm đóng mỗi tháng một lần bằng 15% tổng số sinh hoạt phí của cán bộ xã, phường trong đó 10 % lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, 5% trích từ tiền sinh hoạt phí hàng tháng của cán bộ xã, phường. Việc đóng BHXH do Chủ tịch UBND xã, phường thực hiện bằng chuyển khoản vào tài khoản thu của cơ quan BHXH được mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT cấp huyện.

Thực hiện quy định trên, UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH cho cán bộ xã, phường trên địa bàn tỉnh từ quý III năm 1998. Theo đó, BHXH cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, đối chiếu việc thu nộp

BHXH của các xã và định kỳ xác nhận số thu của từng người trong danh sách thu BHXH và xác nhận vào sổ BHXH. Phòng Tài chính và Kho bạc Nhà nước cấp huyện giúp cơ quan BHXH cấp huyện trong việc thực hiện thu nộp BHXH của các xã, phường bằng cách yêu cầu các xã, phường phải thực hiện trích nộp 10% tổng quỹ lương trên tài khoản của ngân sách xã, phường mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện để chuyển cho cơ quan BHXH cấp huyện.

Từ khi có Nghị định 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã thì mức thu nộp BHXH đã có nhiều thay đổi. Hàng tháng UBND các xã, phường có trách nhiệm đóng đầy đủ 20% tổng quỹ lương của cán bộ, công chức xã, phường cho cơ quan BHXH trong đó ngân sách xã, phường đóng 15%, cán bộ công chức xã, phường đóng 5% từ tiền lương được hưởng hàng tháng.

Dưới đây là kết quả thu BHXH ở các xã, phường từ năm 2003 đến năm 2007 (xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Số đối tượng và số tiền thu BHXH của cán bộ xã, phường

từ năm 2003 đến năm 2007 Số TT Năm Số đối tượng (Người) Số tiền (Triệu đồng) 1 2003 11.428 12.943 2 2004 10.836 12.898,2 3 2005 10.784 14.216,2 4 2006 10.876 20.162,4 5 2007 11.237 25.045

Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá [2], [3]

Như vậy có thể thấy rằng, trong thời gian qua, việc thu BHXH của cán bộ xã, phường được thực hiện tương đối tốt. Số thu BHXH ở các xã, phường đã tăng liên tục

cùng với sự tăng lên của số lượng cán bộ, công chức xã, phường tham gia BHXH. Số tiền thu BHXH thường được thu đầy đủ.

Tuy nhiên, hoạt động thu BHXH ở các xã, phường còn một số điểm cần quan tâm. i) Việc thu BHXH thường chậm, không đúng kỳ hạn hàng tháng. Một số xã, phường chậm chuyển số tiền BHXH được trích 10% từ ngân sách nhà nước cấp. Điều đó là do có xã, phường phải tự cân đối ngân sách hoặc do có xã, phường đã sử dụng số tiền BHXH vào mục đích khác. Chẳng hạn, năm 1999, xã Thuý Sơn và Kiên Thọ thuộc huyện Ngọc Lặc đã mắc phải sai phạm này. Số tiền BHXH được trích 5% từ sinh hoạt phí hàng tháng của cán bộ xã, phường cũng thường nộp rất chậm. Thông thường các xã, phường thu nộp theo quý, cá biệt có đơn vị 6 tháng nộp một lần.

ii) Việc theo dõi biến động số đối tượng tham gia BHXH ở các xã, phường rất phức tạp và khó khăn. Đối tượng tham gia BHXH ở các xã, phường thường biến động, nhất là sau những lần bầu cử Hội đồng nhân dân hoặc đại hội Đảng bộ các cấp.

iii) Việc theo dõi quá trình đóng BHXH và bổ sung vào sổ BHXH còn hạn chế. Phần lớn hồ sơ lý lịch của cán bộ xã, phường còn thiếu các chứng cứ pháp lý có liên quan đến tuổi đời và thời gian công tác. Nhiều trường hợp đối tượng tham gia BHXH bị thiếu hoặc mất hồ sơ lý lịch. Thêm vào đó công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ lý lịch tại các xã, phường trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó đã gây nhiều khó khăn cho công tác cấp phát sổ BHXH.

iv) ở các xã, phường hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác thu BHXH. Thực tế ở các xã, phường kế toán ngân sách xã, phường thường kiêm nhiệm công tác thu BHXH. Nhiều cán bộ chưa am hiểu về chế độ chính sách BHXH hoặc phải đảm nhiệm quá nhiều việc. Mặt khác, đội ngũ cán bộ này cũng thường thay đổi sau các nhiệm kỳ đại hội và bản thân họ không phải là đầu mối quản lý trực tiếp của cơ quan BHXH cấp huyện. Do đó, cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thu BHXH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá ppt (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)