Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu, chi bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá ppt (Trang 25 - 27)

* Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 22/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu theo Luật BHXH đã xác định phân cấp về thẩm quyền quản lý thu BHXH cho BHXH tỉnh, huyện.

Theo quy định này, BHXH tỉnh có thẩm quyền trong việc xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn; xây dựng kế hoạch thu báo cáo BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm và thực hiện phân bổ dự toán thu BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam giao dự toán; hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ, thẻ theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH cấp huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và quyết toán với BHXH Việt Nam; quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện hành; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu được giữ lại; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH.

Đối với cấp huyện, BHXH huyện có thẩm quyền trong lập kế hoạch thu nộp BHXH trên địa bàn báo cáo BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm; tổ chức, hướng dẫn, thực hiện thu nộp và mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện; quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện hành; thực hiện việc tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu được giữ lại; hướng dẫn các cá nhân, đơn vị, tổ chức thực hiện ghi tờ khai cấp sổ BHXH và thực hiện ghi chép theo dõi quá trình đóng BHXH của các cá nhân, đơn vị; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH.

Quyết định 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH, thẩm quyền của BHXH tỉnh, huyện trong quản lý chi BHXH được quy định rất cụ thể.

BHXH tỉnh có trách nhiệm lập dự toán chi BHXH hàng năm báo cáo BHXH Việt Nam và thực hiện hướng dẫn, phân bổ dự toán chi BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam phê duyệt; cấp phát kinh phí và lập danh sách chi trả cho các đối tượng để BHXH cấp huyện tổ chức chi trả, đồng thời định kỳ xét duyệt quyết toán chi cho BHXH cấp huyện; trực tiếp chi trả, quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu; thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, báo cáo thống kê, lưu trữ chứng từ đúng quy định, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời cho người lao động; tạm dừng chi trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

BHXH cấp huyện có trách nhiệm lập dự toán chi BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện báo cáo BHXH tỉnh; tổ chức xét duyệt chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho các đơn vị trực tiếp quản lý thu theo phân cấp; thực hiện chi trả trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng chi trả với Ban đại diện chi trả xã, phường để tổ chức chi trả cho các đối tượng thụ hưởng và thực hiện quyết toán chi BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn; tạm dừng chi trả chế độ khi đối tượng xuất cảnh trái phép, bị toà án tuyên bố mất tích hoặc đang chấp hành phạt tù nhưng không được hưởng án treo; thu hồi số tiền đối tượng hưởng sai khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc việc ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính với BHXH tỉnh theo quy định.

Ban đại diện chi trả xã, phường được uỷ quyền quản lý chi BHXH có trách nhiệm nhận tiền mặt do BHXH huyện cấp ứng từ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT cấp huyện, vận chuyển về các điểm chi trả để cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn xã, phường; chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo danh sách chi trả do BHXH tỉnh lập; thực

hiện việc báo cáo tăng, giảm và thu hồi những khoản đã chi sai chế độ cho các đối tượng thụ hưởng; thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí với BHXH huyện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá ppt (Trang 25 - 27)