T Loại hình đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm
2.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong phân cấp quản lý
thu, chi bảo hiểm xã hội
* Nguyên nhân của những thành công.
Một là, chế độ chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển về BHXH của các quốc gia trên thế giới. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định để chính sách BHXH đi vào cuộc sống.
Hai là, trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh, BHXH Thanh Hoá luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các ban, ngành có liên quan; đặc biệt là sự chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên và toàn diện của BHXH Việt Nam. Đó là ngoại lực quan trọng để BHXH Thanh Hoá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Ba là, BHXH Thanh Hoá đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Đó là giải pháp tích cực ứng dụng công nghệ tin học trong các hoạt động nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi BHXH; nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BHXH. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc phân cấp thu, chi BHXH.
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
Một là, nhận thức và tư duy về cơ chế quản lý mới về BHXH của chủ sử dụng lao động, người lao động chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn. Mặt khác, Thanh Hoá có địa bàn rộng, dân số đông, với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đa phần đồng bào dân tộc
sống tập trung ở khu vực miền núi, có nhiều khó khăn, vì vậy nhận thức về BHXH rất hạn chế. Chính vì vậy, tính tự giác, tích cực và ý thức chấp hành Luật BHXH chưa cao.
Hai là, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá phát triển còn chậm so với cả nước. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế mới còn yếu, thu nhập bình quân của người lao động thấp, sức ép về việc làm quá lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ như các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp sản xuất hàng giày da, may mặc, xây dựng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đang trong giai đoạn chuyển đổi, sắp xếp lại. Do đó khó có điều kiện để thực hiện chế độ, chính sách BHXH một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Ba là, do địa bàn quá rộng, đối tượng quản lý khá lớn, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chậm được đổi mới. Nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách BHXH của các bộ, ngành có liên quan còn chậm và còn nhiều điểm bất hợp lý.
Bốn là, BHXH tỉnh chưa được chủ động trong việc phân cấp quản lý thu, chi BHXH trên một số mặt. Chẳng hạn, BHXH tỉnh chưa có quyền phân cấp thẩm quyền giải quyết chế độ chính sách, phân cấp kiểm tra, kiểm soát thu, chi BHXH cho cấp huyện.
Những hạn chế trong phân cấp quản lý thu, chi BHXH với những nguyên nhân đã được chỉ ra trên đây là những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi BHXH ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa