Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã quy định, đứng đầu cơ quan BHXH tỉnh là Giám đốc BHXH tỉnh. Giám đốc quản lý điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc Giám đốc có các Phó giám đốc. Ban Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quản lý điều hành các trưởng phòng chức năng. Các trưởng phòng chức năng có các phó trưởng phòng giúp việc. Họ là những người quản lý trực tiếp các nhân viên, cán bộ, công chức thuộc mỗi phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và giúp Giám đốc BHXH tỉnh trên những lĩnh vực đó.
ở cấp huyện, Giám đốc BHXH huyện quản lý cơ quan cũng theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc BHXH huyện cùng các Phó giám đốc (những người giúp việc cho Giám đốc) quản lý công chức viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện. Dưới quyền quản lý của Giám đốc BHXH huyện chỉ có các công chức, viên chức, không có cấp quản lý trực thuộc.
Về phân cấp quản lý cán bộ, Quyết định số 1556/QĐ-BHXH-TCCB ngày 29/10/2003 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định như sau:
Đối với công chức, viên chức trong biên chế khung và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thống nhất quản lý Trưởng ban, Phó trưởng ban của BHXH Việt Nam; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Báo BHXH, Tổng biên tập, Phó tổng biên tập Tạp chí BHXH; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng trực thuộc các ban của BHXH Việt Nam; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc BHXH huyện; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh; công chức ngạch chuyên viên chính và cán bộ, công chức thuộc cơ quan BHXH Việt Nam; kế
toán trưởng các đơn vị dự toán cấp II (BHXH tỉnh), cấp III (BHXH cấp huyện). Giám đốc BHXH tỉnh được phân cấp quản lý chức danh còn lại.
Trên cơ sở biên chế khung được giao, BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu biên chế cho BHXH cấp tỉnh dựa vào số phòng chức năng trực thuộc, số đơn vị trực thuộc, số đơn vị hành chính cấp huyện, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH, vị trí địa lý, ...Trên cơ sở tổng biên chế được giao, BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ phân bổ cho BHXH cấp huyện quản lý sử dụng.
Về tuyển dụng vào biên chế khung, BHXH Việt Nam thực hiện thông qua kỳ thi tuyển theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức. Khi tiếp nhận công chức trong biên chế nhà nước thuộc diện Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quản lý, Giám đốc BHXH tỉnh được ra quyết định tiếp nhận sau khi có ý kiến phê duyệt của BHXH Việt Nam. Việc tiếp nhận các chức danh còn lại, Giám đốc BHXH tỉnh chủ động quyết định kể cả việc ký hợp đồng với người lao động để đảm nhiệm các chức danh bảo vệ, lái xe, tạp vụ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, thuyên chuyển đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh; kế toán trưởng các đơn vị dự toán cấp II do Tổng giám đốc trực tiếp quyết định. Đối với các chức danh công chức viên chức còn lại nhưng thuộc diện BHXH Việt Nam quản lý, Giám đốc BHXH tỉnh quyết định khi có văn bản phê duyệt của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp quyết định.
Về nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch công chức, BHXH Việt Nam thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ công chức toàn ngành; thực hiện nâng bậc lương định kỳ đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Đối với các chức danh còn lại Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện trên cơ sở đề nghị của BHXH cấp huyện, các phòng chức năng.
Về thực hiện các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức ngành BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam trực tiếp thông báo và ra quyết định nghỉ việc và hưởng chế độ BHXH cho cán bộ công chức toàn ngành; trực tiếp ra quyết định thực hiện chế độ BHXH
đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Việc thực hiện chế độ BHXH đối với các chức danh còn lại uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh trên cơ sở hồ sơ lý lịch BHXH tỉnh đang quản lý.
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành BHXH, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quyết định cử đi đào tạo hệ cao học và nghiên cứu sinh đối với công chức viên chức toàn ngành; quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp đối với các chức danh từ cấp ban, lãnh đạo BHXH cấp tỉnh trở lên. Việc quyết định cử cán bộ đi bồi dưõng lý luận chính trị, quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, học đại học, cao đẳng được Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện.
Về đánh giá công chức hàng năm, Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá, nhận xét đối với các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh. Việc nhận xét, đánh giá các chức danh còn lại do Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện.
Như vậy theo quy định hiện hành, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định cơ cấu tổ chức của BHXH cấp tỉnh, huyện; quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công chức thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; quyết định biên chế của BHXH tỉnh.
Tổng giám đốc BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện một số nội dung quản lý và phân bổ biên chế cho BHXH cấp huyện.
Giám đốc BHXH cấp huyện được Giám đốc BHXH tỉnh uỷ quyền thực hiện một số nội dung quản lý và trực tiếp quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác được giao theo chức năng.
Chương 2
Thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa