Những vụ án cụ thể liên quan đến diện và hàng thừa kế và những nội dung pháp lý cần quan tâm

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 82 - 108)

kế và những nội dung pháp lý cần quan tâm

3.3.1. Những vụ án cụ thể liên quan đến diện và hàng thừa kế theo quan hệ huyết thống và những nội dung pháp lý cần quan tâm

Diện và hàng thừa kế theo huyết thống đ−ợc qui định tại Điều 676 BLDS năm 2005, bao gồm ba hàng thừa kế, quyền h−ởng di sản bằng nhau của những ng−ời ở cùng hàng và thứ tự h−ởng thừa kế giữa các hàng thừa kế với nhaụ Các vụ án sau đây sẽ minh họa cho qui định về diện, hàng thừa kế theo huyết thống.

Vụ án thứ nhất: Tranh chấp chia thừa kế tại tổ 35, cụm 5, ph−ờng Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nộị

Nội dung án sơ thẩm

Cụ Nguyễn Đình Tân và chết năm 1949 có vợ là cụ Trịnh thị Hợi chết năm 1986. Hai cụ có 6 ng−ời con, gồm:

1. Bà Nguyễn Thị Chung chết năm 1998 có chồng là ông Diễm và có 6 ng−ời con là anh Chiểu, anh Hoài, chị Hân, anh Hoán, chị Thạch và anh Hãn. Trong đó có anh Hãn chết năm 1996, có vợ là chị Phạm Thị An và con là Nguyễn Minh Nghĩạ 2. Ông Nguyễn Đình Trọng. 3. Ông Nguyễn Đình Thảọ 4. Bà Nguyễn Thị Kính. 5. Bà Nguyễn Thị Hiếụ 6. Ông Nguyễn Đình Hùng.

Về di sản: Cụ Tân, cụ Hợi có một khối tài sản gồm 01 nhà xây gạch, lợp ngói 5 gian trên diện tích đất 563 m2 tại tổ 35, cụm 5, ph−ờng Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, hiện do ông Trọng đang quản lý, sử dụng.

Ngày 03/3/2003 ông Thảo, ông Hùng có đơn xin chia thừa kế di sản của cụ Tân, cụ Hợi( bố, mẹ của hai ông) để lạị

Tại bản án số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ đã xử:

Chấp nhận đơn kiện xin chia thừa kế của ông Thảo, ông Hùng.

Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm: ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà Kính, bà Hiếu, bà Chung.

Bà Chung chết năm 1998 nên chồng là ông Diễm và các con là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là hàng thừa kế thứ nhất h−ởng kỷ phần thừa kế của bà Chung.

Anh Hãn chết năm 1996 nên chị An là vợ và con là cháu Nghĩa là hàng thừa kế thứ nhất h−ởng kỷ phần thừa kế của anh Hãn.

Trên cơ sở diện và hàng thừa kế xác định nh− đã nêu trên, quyết định của bản án sơ thẩm đã phân chia di sản thừa kế của cụ Tân, cụ Hợi để lại cho các đồng thừa kế căn cứ vào kỷ phần mỗi ng−ời đ−ợc h−ởng.

Không đồng ý với quyết định bản án sơ thẩm, ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng cùng có đơn và nộp dự phí kháng cáo theo qui định của pháp luật.

Tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Về diện và hàng thừa kế, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tân, cụ Hợi gồm ông Thảo, ông Hùng, ông Trọng, bà Kính, bà Hiếu, bà Chung là có căn cứ, đúng pháp luật.

Bà Chung chết năm 1998, cấp sơ thẩm căn cứ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống xác định hàng thừa kế thứ nhất của bà Chung gồm ông Diễm (chồng bà Chung) và các con của bà Chung là anh Chiểu, anh Hoài, anh Hoán, chị Hân, chị Thạch và anh Hãn là có căn cứ và đúng pháp luật.

Anh Hãn chết năm 1996, cấp sơ thẩm xác định hàng thừa kế thứ nhất của anh Hãn gồm vợ anh Hãn là chị An và con là cháu Nghĩạ Cấp phúc thẩm nhận định, do anh Hãn chết năm 1996 bà Chung chết năm 1998 (con chết tr−ớc mẹ), căn cứ Điều 677 BLDS năm 2005 qui định về thừa kế thế vị, chỉ có cháu Nghĩa con của anh Hãn là ng−ời đ−ợc h−ởng di sản của bà Chung. Chị An không thuộc diện h−ởng thừa kế trong tr−ờng hợp trên.

Tại án số 35/ DSPT ngày 02/02/2005 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm số 11/ DSST ngày 16/8 và 19/8/2004 của TAND quận Tây Hồ trong đó có nội dung chị An không thuộc diện h−ởng thừa kế trong vụ án nàỵ

* Nhận xét: Diện h−ởng thừa kế theo quan hệ huyết thống là một trong những căn cứ quan trọng, cơ bản nhất để xác định ng−ời đ−ợc h−ởng di sản thừa kế của ng−ời chết để lạị Thừa kế thế vị là sự phản ánh sâu sắc nhất về diện thừa kế theo quan hệ huyết thống, chỉ có cháu chắt của ng−ời chết mới có

quyền h−ởng thừa kế của họ trong tr−ờng hợp ng−ời sinh ra ng−ời cháu, chắt đó chết tr−ớc hoặc cùng thời điểm với ng−ời để lại di sản.

Vụ án thứ hai: Tranh chấp về chia thừa kế tại xóm 4, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nộị

Nội dung án sơ thẩm

Cụ Nguyễn Hữu Tăng chết tháng 01/1996 có vợ là cụ Nghiêm Thị Chục chết năm 1992. Hai cụ có năm ng−ời con, gồm:

1. Ông Nguyễn Hữu Thiềm chết năm 1987 có vợ là bà Nguyễn Thị Túy và có 4 ng−ời con là anh Hùng, chị Dung, chị Hồi, chị Quế hiện đều sống ở thành phố Đà Lạt.

2. Bà Nguyễn Thị Tuyết hiện ở Từ Liêm, Hà Nộị

3. Ông Nguyễn Hữu Thân chết năm 2004 có vợ là bà Đ−ợm và 4 ng−ời con là anh Kính, anh Mến, anh Tâm, anh Tiến hiện đang ở tại xóm 4, xã Phú Đô, huyện Mễ Trì, Hà Nộị

4. Ông Nguyễn Văn Dậu chết tháng 12/1996 có vợ là bà Vy và 4 ng−ời con là anh Bảo, anh H−ng, chị Hà, chị H−ờng hiện đều ở tại Lâm Hà, Lâm Đồng.

5. Bà Nguyễn Thị Thơ hiện ở Từ Liêm, Hà Nộị

Về di sản: Di sản của cụ Tăng, cụ Chục để lại là 01 ngôi nhà cấp 4, gồm 4 gian, sân gạch, bể n−ớc, v−ờn ao trên 1.300 m2 đất tại thôn Phú Đô,xã Mễ Trì,huyện Từ Liêm, Hà Nộị Di sản này hiện do bà Đ−ợm, anh Kính, anh Mến, anh Tâm, anh Tiến đang quản lý, sử dụng.

Ngày 01/10/2002 bà Tuyết có đơn xin chia di sản thừa kế của cụ Tăng, cụ Chục nộp tại TAND huyện Từ Liêm.

Tại bản án số 18/ DSST ngày 14/5/2004 của TAND huyện Từ Liêm đã xử: Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế của bà Tuyết đối với di sản của cụ Tăng, cụ Chục để lạị

Xác định thời điểm mở thừa kế của cụ Chục là năm 1992, của cụ Tăng là tháng 01/1996.

Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Chục, cụ Tăng gồm ông Thiềm, ông Thân, ông Dậu, bà Tuyết, bà Thơ.

Ông Thiềm chết năm 1987: anh Hùng, chị Dung, chị Quế, chị Hồi là con đ−ợc h−ởng thừa kế thế vị di sản của cụ Chục, cụ Tăng.

Ông Dậu chết tháng 12/1996: bà Vy (vợ ông Dậu) và các con là anh Bảo, chị Hà, chị H−ờng đ−ợc h−ởng di sản thừa kế của cụ Chục, cụ Tăng.

Ông Thân chết năm 2004: bà Đ−ợm (vợ ông Thân) và các con là anh Kính, anh Mến, anh Tâm, anh Tiến đ−ợc h−ởng di sản thừa kế của cụ Chục, cụ Tăng. Trên cơ sở xác định diện và hàng thừa kế nh− đã nêu trên, quyết định của bản án sơ thẩm đã phân chia di sản thừa kế của cụ Chục, cụ Tăng để lại cho các đồng thừa kế t−ơng ứng với kỷ phần thừa kế mà họ đ−ợc h−ởng.

Không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm các đ−ơng sự trong vụ án đều có đơn kháng cáo và nộp dự phí kháng cáo theo luật định.

Tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, nhận thấy: ông Thiềm chết năm 1987 có vợ là bà Túy và có 4 ng−ời con là anh Hùng, chị Dung, chị Quế, chị Hồi nh− cấp sơ thẩm đã nêu, hai ông bà còn có 3 ng−ời con đẻ nữa là chị H−ơng, anh Dụng cùng chết từ nhỏ và anh Đào hiện đang mất tích. Ngoài ra, hai ông bà còn có một ng−ời con nuôi, nuôi từ nhỏ.

Qua các tài liệu có trong hồ sơ và lời khai của các đ−ơng sự: Tr−ờng hợp anh Đào là bộ đội xuất ngũ về địa ph−ơng tại Lâm Đồng. Khi bố anh là ông Thiềm chết ở Từ Liêm năm 1987, anh có về Từ Liêm chịu tang bố. Từ tháng 11/1993 anh Đào bỏ nhà đi đâu không ai rõ và hiện không có tin tức gì. Còn tr−ờng hợp ông Thiềm, bà Túy có nuôi 01 cháu gái vào năm 1965, khi đó cháu mới vài tháng tuổi là có thật. Sau này ông Thiềm, bà Túy cho đi học bình

th−ờng nh− những ng−ời con đẻ khác và đặt tên là Nguyễn Thị Hoạ Năm 1978, chị Hoa tự bỏ nhà đi sau lấy chồng lại quay về Đà Lạt sinh sống. Vợ chồng con cái chị Hoa vẫn th−ờng đến thăm ông Thiềm, bà Túỵ

Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy: anh Đào là con đẻ của ông Thiềm, bà Túy bỏ đi từ tháng 11/1993 hiện không có tin tức gì. Mặc dù vậy, cũng ch−a có căn cứ pháp lý nào xác định anh Đào mất tích hay đã chết. Nếu tr−ờng hợp cấp sơ thẩm có căn cứ cho rằng anh Đào đã mất tích hay đã chết thì cần phải áp dụng qui định tại mục III/ NQ 03/ HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 để xem xét giải quyết và phải đ−ợc nêu rõ trong bản án.

Đối với chị Hoa, cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ, xem xét chị Hoa có đủ điều kiện để công nhận là con nuôi của ông Thiềm, bà Túy để đ−ợc h−ởng di sản của ông Thiềm, bà Túy hay không.

Việc cấp sơ thẩm không đ−a anh Đào, chị Hoa là ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án là bỏ sót ng−ời tham gia tố tụng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Bản án phúc thẩm số 228/ DSPT ngày 21/ 10/ 2004 của TAND thành phố Hà Nội đã quyết định: Hủy bản án sơ thẩm số 18/ DSST ngày 14/5/2004 của TAND huyện Từ Liêm, giao hồ sơ về TAND huyện Từ Liêm để thu thập chứng cứ, xét xử lại theo trình tự sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử khác.

Nhận xét: Những ng−ời thừa kế cùng hàng cùng bình đẳng và có quyền ngang nhau trong việc h−ởng thừa kế, trừ tr−ờng hợp họ chết mà không có ng−ời h−ởng thừa kế của họ; họ tự nguyện từ chối h−ởng di sản hoặc theo qui định của pháp luật họ bị truất quyền h−ởng di sản do có hành vi vi phạm pháp luật. Tr−ờng hợp anh Đào thuộc diện thừa kế theo huyết thống, chị Hoa thuộc diện thừa kế theo quan hệ chăm sóc, nuôi d−ỡng (con nuôi) án sơ thẩm đã bỏ sót, làm ảnh h−ởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của anh Đào và chị Hoạ

Những ng−ời h−ởng thừa kế theo quan hệ huyết thống chiếm đa số ở các hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ ba theo qui

định của pháp luật. Ngoài ra, còn có ng−ời h−ởng thừa kế theo quan hệ hôn nhân và nuôi d−ỡng. Trong thực tiễn xét xử các vụ án về chia thừa kế, ng−ời đ−ợc h−ởng thừa kế theo huyết thống th−ờng chỉ xuất hiện ở hàng thừa kế thứ nhất, thừa kế thế vị và một số ít tr−ờng hợp ở hàng thừa kế thứ haị Cụ thể là khi có ng−ời chết, di sản thừa kế của họ th−ờng đ−ợc chia cho các con cái của họ. Trong tr−ờng hợp ng−ời con của họ chết tr−ớc, di sản của họ đ−ợc chia cho cháu họ (thừa kế thế vị). Một số ít tr−ờng hợp ng−ời ở hàng thừa kế thứ nhất đ−ợc chia di sản của bố mẹ họ, bản thân họ không có vợ (chồng) và con nên kỷ phần thừa kế của họ khi họ chết đ−ợc chia cho ng−ời ở hàng thừa kế thứ haị

Những ng−ời ở hàng thừa kế thứ ba rất hiếm tr−ờng hợp xảy ra đ−ợc h−ởng chia thừa kế trong thực tế.

Việc xác định mối quan hệ huyết thống cũng th−ờng có sự thống nhất giữa các ng−ời liên quan và đ−ợc thể hiện bằng các văn bản pháp lý (giấy khai sinh) nên th−ờng ít xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số tr−ờng hợp do không có sự thống nhất giữa những ng−ời liên quan, không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh chỉ ghi tên ng−ời mẹ dẫn đến việc cần phải xác định rõ mối quan hệ huyết thống. Việc xác định có mối quan hệ huyết thống hay không là cơ sở phát sinh quyền thừa kế. Để giải quyết vấn đề này Luật HN&GĐ năm 2000 qui định tại ch−ơng 7 nội dung: xác định cha, mẹ, con. Trong thực tiễn, những tranh chấp xác định cha, mẹ (Điều 63); xác định con (Điều 64) xảy ra không nhiềụ Những tr−ờng hợp phức tạp th−ờng đ−ợc giải quyết dứt điểm bằng ph−ơng pháp khoa học (giám định gen) cho kết quả tốt.

Diện h−ởng thừa kế theo quan hệ huyết thống có vai trò chủ yếu, quan trọng trong quan hệ thừa kế. Nó thể hiện sâu sắc nhất bản chất của quan hệ thừa kế là di sản của ng−ời chết đ−ợc để lại cho những ng−ời có quan hệ tình cảm gần gũi, thân thiết, gắn bó nhất với ng−ời đã chết. Những qui định về thừa kế đã đáp ứng tốt vấn đề này, đặc biệt là những nội dung liên quan đến diện h−ởng thừa kế theo huyết thống, ít có những bất cập xảy ra trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế.

3.3.2. Những vụ án cụ thể liên quan đến diện và hàng thừa kế theo quan hệ hôn nhân và những nội dung pháp lý cần quan tâm

Theo qui định tại khoản 1 Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 về quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo qui định của pháp luật thừa kế.

Theo khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 những ng−ời thừa kế theo pháp luật thì vợ, chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhaụ

Những vụ án cụ thể sau đây sẽ minh họa cho qui định nêu trên về diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân.

Vụ án thứ nhất: Tranh chấp chia thừa kế tại 52c Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Tr−ng, Hà Nội giữa:

Nội dung án sơ thẩm

Cụ Lê Xuân Phúc có vợ cả là cụ Đỗ Thị Mùi chung sống tại Thái Nguyên, hai cụ có 2 con chung là ông Lê Bình L−ơng và ông Lê Trọng Hảị

Năm 1942 cụ Mùi chết. Năm 1945 cụ Phúc lấy vợ hai là cụ Nguyễn Thị ý chung sống tại 52c Trần Nhân Tông, Hai Bà Tr−ng, Hà Nội, hai cụ có 7 con chung là các ông Ngọc, Lâm, Dũng, Tiến, Thành và các bà H−ơng và Liên.

Năm 1948 cụ Phúc lấy vợ ba là cụ Hoàng Kim Lan chung sống tại 148 Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng, hai cụ có 3 con chung là ông Lê C−ờng, Lê Anh Tuấn và bà Lê Thị Hoàng Điệp. Trong đó ông Lê C−ờng là liệt sĩ hy sinh năm 1967, ch−a có vợ con.

Cụ Phúc chết năm 1977, cụ ý chết năm 2003. Hai cụ đều không có di chúc. Các đ−ơng sự trong vụ án thống nhất nhà 52c Trần Nhân Tông, Hai Bà Tr−ng, Hà Nội là tài sản chung của hai cụ Phúc và cụ ý, hiện do các con chung của cụ Phúc, cụ Mùi và con chung của cụ Phúc, cụ ý đang quản lý sử dụng.

Ngày 21/02/2003 cụ Lan (vợ ba) và các con là ông Tuấn, bà Điệp nộp đơn xin chia thừa kế nhà đất tại 52c Trần Nhân Tông, Hai Bà Tr−ng, Hà Nội gửi TAND quận Hai Bà Tr−ng theo qui định của pháp luật.

Tại bản án số 16/ 2005/ DSST ngày 18, 19, 25/7/2005 của TAND quận Hai Bà Tr−ng đã quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu xin chia thừa kế theo pháp luật của cụ Lan và các con là ông Tuấn và bà Điệp đối với phần di sản của cụ Phúc để lạị Cụ Lan và các con là ông Tuấn, bà Điệp đ−ợc xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Phúc cùng với cụ ý, ông L−ơng, ông Hải, ông Ngọc, ông Lâm, ông Dũng, ông Tiến, ông Thành bà H−ơng, bà Liên và đ−ợc chia 16,8 m2 nhà đất tại 52c Trần Nhân Tông, Hai Bà Tr−ng, Hà Nộị

- Không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, các con chung của

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 82 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)