Nguyên nhân và dự báo

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 79 - 82)

Thông qua quá trình nghiên cứu về tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong những năm gần đây, tác giả nhận thấy rằng: việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế th−ờng bị kéo dàị Tỷ lệ án sơ thẩm bị tòa án cấp phúc thẩm sửa án; thậm chí hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại hoặc hủy án và đình chỉ giải quyết vụ án còn caọ Tỷ lệ án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị t−ơng đối lớn. Các tranh chấp thừa kế liên quan đến nhà, đất; liên quan đến nhiều ng−ời đ−ợc h−ởng di sản mà họ ở nhiều địa ph−ơng khác nhau, thậm chí làm ăn sinh sống ở n−ớc ngoài, ngày càng nhiều và hết sức phức tạp. Cơ quan tòa án các cấp phải đầu t− rất nhiều thời gian và công sức nh−ng vụ án vẫn không sớm đ−ợc giải quyết dứt điểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nổi lên một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Trình độ hiểu biết về pháp luật của nhân dân còn thấp, đặc biệt là trong quan hệ thừa kế tài sản nói riêng và thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nói riêng. Ngay ở các huyện ngoại thành Hà Nội, còn nhiều nơi chịu nhiều ảnh h−ởng của các phong tục tập quán lạc hậụ Nhà cửa, đất đai (di sản của ng−ời chết) th−ờng do ng−ời con trai tr−ởng quản lý. Trong suy nghĩ của mọi ng−ời, ng−ời con tr−ởng đ−ơng nhiên sẽ thừa kế tất cả đất đai, nhà cửa do cha mẹ để lại; những ng−ời con gái đã lập gia đình hoặc ch−a lập gia đình th−ờng không biết họ là ng−ời đứng cùng hàng thừa kế với ng−ời anh trai hoặc em trai và cùng đ−ợc h−ởng phần di sản nh− nhaụ

Ch−a kể đến việc ng−ời con nuôi đ−ợc h−ởng di sản của bố, mẹ nuôi; ng−ời con riêng có thể đ−ợc h−ởng di sản của cha d−ợng, mẹ kế. Sau một thời gian rất dài họ mới hiểu đ−ợc phần nào vấn đề này và mới khởi kiện yêu cầu phân chia thừa kế. Lúc này giá trị nhà, đất đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm mở thừa kế. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, rất nhiều tr−ờng hợp ng−ời thừa kế đang sử dụng quyền sử dụng nhà, đất (thuộc di sản) đã sửa chữa, cải tạo, làm mới, thậm chí đã chuyển nh−ợng một phần di sản đó. Nên việc xác định giá trị di sản, phân chia di sản, đánh giá công sức, xác định ng−ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết vụ án bị kéo dàị

Thứ hai: Trong điều kiện tác động của nền kinh tế thị tr−ờng, con ng−ời ngày càng coi trọng giá trị của đồng tiền hơn. Điều đó tác động tới các quan hệ thừa kế liên quan đến di sản có giá trị lớn: nhà, đất; số vốn lớn dùng trong kinh doanh, đầu t−... nên khi Tòa án các cấp đ−a vụ án ra xét xử, quyết định của bản án có ảnh h−ởng trực tiếp tới quyền lợi của những ng−ời thừa kế, do đó không tránh khỏi hiện t−ợng phần lớn các đ−ơng sự tìm cách chống đối, nhằm mục đích làm thay đổi quyết định của bản án hoặc kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trong khi chế tài áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự còn đơn giản thì hiện t−ợng nêu trên cũng tạo thêm sự phức tạp, kéo dài trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.

Thứ ba: Thực trạng quản lý nhà, đất (nhà, đất th−ờng là di sản có tranh chấp) ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp, một mặt chúng ta không có một hệ thống l−u trữ hoàn chỉnh, mặt khác do điều kiện ảnh h−ởng của các cuộc chiến tranh mà tài liệu l−u trữ nhà, đất bị thất lạc. Trong vòng mấy chục năm, đất n−ớc lại trải qua ph−ơng thức quản lý khác nhau, dẫn đến các giấy tờ liên quan đến nhà, đất có nhiều tr−ờng hợp chồng chéo nhau, tính chất pháp lý hết sức phức tạp. ảnh h−ởng của chiến tranh dẫn đến những ng−ời trong gia đình bị ly tán, kẻ Bắc, ng−ời Nam, ng−ời đi định c− ở n−ớc ngoài; giấy tờ khai sinh, khai tử thất lạc hoặc cấp đi cấp lại, thay đổi tên họ thiếu sự thống nhất. Các

nguyên nhân trên dẫn đến việc xác định nguồn gốc di sản cũng nh− xác định diện, hàng thừa kế gặp rất nhiều khó khăn.

Trình độ chuyên môn thẩm phán của ta hiện nay, đặc biệt là các Tòa án cấp quận, huyện, thị xã, thị trấn còn ch−a cao, ch−a đồng đều, ch−a bắt kịp với yêu cầu của thực tế lại thiếu nhiều nên việc thu thập và đánh giá chứng cứ cũng nh− việc áp dụng các văn bản pháp luật còn thiếu chặt chẽ, sâu sắc; việc giải quyết vụ án không đúng, thiếu tính thuyết phục, dẫn đến số l−ợng án xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ trọng lớn. Làm các vụ án trở nên phức tạp, kéo dài không đáng có.

Thứ t−: Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ thừa kế nói chung, diện và hàng thừa kế nói riêng còn t−ơng đối "mỏng", tồn tại khá nhiều các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này nh−ng không có văn bản h−ớng dẫn kịp thời điều chỉnh, điều đó tạo cho các Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Ví dụ: Diện và hàng thừa kế chịu ảnh h−ởng rất nhiều của Luật HN&GĐ. Trong khi luật Luật HN&GĐ đã có thay đổi cơ bản, nh−ng có rất ít văn bản pháp luật đề cập tới góc độ diện, hàng thừa kế do bị chi phối của Luật HN&GĐ cũng nh− các văn bản h−ớng dẫn thực hiện Luật HN&GĐ năm 2000.

Thứ năm: Do tác động của nền kinh tế thị tr−ờng, đối t−ợng di sản thừa kế không chỉ dừng lại ở tài sản là nhà, đất mà sẽ mở rộng ở nhiều đối t−ợng tài sản có giá trị khác (trị giá vốn đầu t−, kinh doanh, cổ phiếu, trái phiếụ..). cũng do sự tác động của nền kinh tế thị tr−ờng, sẽ có ảnh h−ởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; ảnh h−ởng trực tiếp đến mối quan hệ nuôi con nuôi; mối quan hệ giữa con riêng với bố d−ợng, mẹ kế. Làm cho các mối quan hệ này phong phú thêm, nh−ng cũng sẽ nảy sinh nhiều sự phức tạp mớị Điều này cũng góp phần làm cho loại án tranh chấp về quyền thừa kế tăng thêm, phức tạp thêm.

Thứ sáu: Hiện tại còn tồn tại rất nhiều vụ án tranh chấp về quyền thừa kế, do có đ−ơng sự đang định c− ở n−ớc ngoài, theo qui định của NQ58/UBTVQH10

ngày 20/8/1998 tạm đình chỉ việc giải quyết. Đây phần lớn là các vụ án có tính chất phức tạp. Hiện nay đã có Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH ngày 27/7/2006 h−ớng dẫn giải quyết những tr−ờng hợp trên.

Trong những năm tới đây, với những nguyên nhân và dự báo trên, số l−ợng các vụ án tranh chấp về thừa kế sẽ ngày càng tăng, nhất là ở những vùng ven đô, vùng nông thôn sẽ tăng hơn ở thành phố vì nhận thức của những ng−ời sinh sống tại khu vực này ngày càng đ−ợc phát triển và đối t−ợng để tranh chấp cũng rộng hơn (tỷ lệ sinh ở nông thôn cao hơn thành thị; di sản có thể là quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản cũng nh− các loại đất nông nghiệp khác); các vụ án có nhân tố n−ớc ngoài, có đ−ơng sự sống ở nhiều vùng, miền khác nhau cũng sẽ tăng; các vụ án có di sản thuộc nhiều thể loại tài sản có giá trị lớn cũng sẽ tăng. Đối t−ợng đ−ợc h−ởng di sản thừa kế dựa trên mối quan hệ chăm sóc, nuôi d−ỡng cũng sẽ tăng. Tranh chấp thừa kế sẽ có chiều h−ớng phức tạp do thực tế phát triển nhanh, còn văn bản pháp luật cũng nh− nhận thức chung trong xã hội phát triển không đồng đều và không theo kịp sự phát triển của thực tế. Tỷ lệ các vụ án bị kháng cáo sẽ tăng, nh−ng tỷ lệ các bản án sơ thẩm bị tòa án cấp phúc thẩm sửa toàn bộ, bị hủy để xét xử sơ thẩm lại hoặc bị hủy và đình chỉ giải quyết sẽ ngày càng giảm vì trình độ thẩm phán ngày càng đ−ợc nâng cao cũng nh− hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế sẽ ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)