Quyền lợi của công ty bảo hiểm

Một phần của tài liệu tc696 (Trang 27)

III- NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM

b)Quyền lợi của công ty bảo hiểm

Được Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

4.2 Đối với chủ xe cơ giới (Người tham gia bảo hiểm)a) Trách nhiệm a) Trách nhiệm

- Mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra.

- Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải thông báo đầy đủ và trung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm

- Mang theo và xuất trình khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đang có hiệu lực do doanh nghiệp bảo hiểm cấp trong khi sử dụng xe.

- Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe phải :

+ Cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ có lý do chính đáng), chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn

+ Không di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại cho người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan.

- Chủ xe cơ giới phải trung thực trong việc thu nhập và cung cấp các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh tính chân thực của các tài liệu, chứng từ đó.

- Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe theo quy định tại biểu phí và mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành, chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết để điều chỉnh lại tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp.

Nếu chủ xe không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì nhà bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra.

b) Quyền lợi của chủ xe cơ giới.

- Đối với chủ xe là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào giá thành hoặc phí lưu thông; đối với chủ xe cơ giới là đơn vị hành chính sự nghiệp, phí bảo hiểm được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

- Khi xảy ra trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt bồi thường cho người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm gây ra và các chi phí cần thiết hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Giám định và bồi thường tổn thất.

5.1 Công tác giám định

Giám định là một khâu vô cùng quan trọng, có giám định chính xác công ty bảo hiểm mới phân định trách nhiệm bảo hiểm và xác định số tiền bồi thường chính xác. Khi xe bị tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự, chủ xe phải kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc công an và nhà bảo hiểm biết để kịp thời tổ chức giám định nhằm bồi thường được chính xác, kịp thời cho người thứ ba.

Khi tiến hành giám định phải xác định được lỗi của chủ xe và lỗi của người khác (nếu có), xác định được mức độ thiệt hại thực tế của người thứ ba.

Mức độ thiệt hại thực tế của người thứ ba bao gồm ba bộ phận thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản, thiệt hại về kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, việc xác định được mức độ thiệt hại về tài sản và về tính mạng sức khoẻ của con người trong vụ tai nạn xe cơ giới căn cứ vào nguyên tắc và cách thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :

- Nếu tài sản bị hư hỏng hoàn toàn hoặc không thể sửa chữa được hoặc bị mất thì thiệt hại về tài sản được xác định bằng giá mua tài sản cùng loại tương đương trên thị trường hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.

- Nếu tài sản hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt hại được tính bằng chi phí hợp lý để sửa chữa tài sản bị thiệt hại đó, đưa nó về trạng thái trước khi bị hư hỏng. Trong quá trình sửa chữa, phải thay mới một hoặc nhiều bộ phận thì phải trừ đi giá trị hao mòn của bộ phận được thay thế. Thiệt hại về tài sản không tính đến thiệt hại về những hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan gì đến tai nạn.

Việc xác định thiệt hại về tài sản còn phải tính đến lợi ích của người thứ ba gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, cùng với những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thời điểm xác định là thời điểm hoà giải hoặc xét xử.

• Thiệt hại về người

Tính mạng sức khoẻ con người là vô giá, việc lượng hoá nó bằng tiền là rất khó.Tuy nhiên về nguyên tắc nhà bảo hiểm vẫn phải lượng hoá bằng tiền để tiến hành bồi thường. Như vậy để xác định thiệt hại về tính mạng sức khoẻ con người chỉ có thể tính toán được nếu thống nhất một quan điểm là dựa vào những hao phí vật chất để tạo điều kiện cho nạn nhân và gia đình họ có thể khắc phục hậu quả vụ tai nạn và ổn định đời sống.

Thiệt hại về người bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cấp cứu điều trị gồm tiền thuốc, tiền viện phí, tiền chụp phim, tiền dịch vụ phẫu thuật…

- Chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng hồi phục sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại - Tuỳ từng trường hợp, thiệt hại về người còn tính đến một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Ngoài ra, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

còn phải kể đến chi phí đưa đón nạn nhân, phí tổn chuyển bệnh viện, chi phí làm chân, tay, mắt giả…

- Nếu nạn nhân bị chết thì thiệt hại này được tính :

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc nạn nhân trước khi chết.

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà khi còn sống nạn nhân phải có nghĩa vụ cấp dưỡng như vợ, chồng, cha, mẹ, con..

+ Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân.

Cần phải lưu ý rằng chỉ tính đến những chi phí thực tế, hợp lý. Thu nhập của nạn nhân là thu nhập chính đáng, có tính chất thường xuyên, ổn định bao gồm cả thu nhập chính và thu nhập phụ

5.2 Công tác bồi thường tổn thất.

 Nguyên tắc bồi thường:

- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường và hình thức bồi thường do hai bên (người gây thiệt hại và người thứ ba) thoả thuận trong biên bản hoà giải hoặc do sự phán quyết của toà án

Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng tài chính của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì hai bên có thể yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Việc xác định số tiền bồi thường được dựa trên ba yếu tố :

+ Thiệt hại thực tế của người thứ ba; + Mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn.

+ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

Ngoài ra một khoản bồi thường nhân đạo sẽ được trả cho người thứ ba nếu người thứ ba là người không có thu nhập từ lao động (trẻ em chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năng lao động…), hoặc có thu nhập thấp (thuộc các đối tượng chính sách của nhà nước) bị chết, nhưng gia đình nạn nhân không được hưởng các khoản mất, giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác…

Trường hợp có cả lỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì số tiền bồi thường sẽ bằng:

Số tiền bồi thường = ( Lỗi của chủ xe + Lỗi khác) * Thiệt hại của người thứ ba

Khi tai nạn xảy ra, chủ xe phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho công ty bảo hiểm, người bảo hiểm phải hướng dẫn và giúp chủ xe hoàn chỉnh hồ sơ đòi bồi thường. Trong hồ sơ đòi bồi thường, thông thường phải có các giấy tờ sau :

- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường ( Phụ lục 2- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường ban hành kèm theo quyết định số 23/2003/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính).

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như : Giấy chứng thương của nạn nhân, Giấy ra viện, Phiếu mổ, các giấy tờ liên quan đến chi phí chăm sóc, cứu chữa, Giấy chứng tử của nạn nhân, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng.

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản như : Hoá đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn; các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Biên bản kết luận điều tra tai nạn của công an, trong trường hợp không có kết luận điều tra của công an, việc bồi thường căn cứ vào Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Quyết định của toà án (nếu có).

 Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường. Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường theo Luật dân sự về những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ ba :

+ Đối với thiệt hại về người : Doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn:

Cách thứ nhất là bồi thường theo định mức khoán. Định mức xét trả tiền bồi thường thực hiện theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm con người (theo qui định số: 05/TC - BH ngày 2/1/1993 của Bộ Tài Chính).

STBT= Tỷ lệ trả tiền bồi thường * Mức trách nhiệm bảo hiểm

Cách thứ hai là bồi thường theo chi phí thực tế giới hạn bằng mức trách nhiệm bảo hiểm.:

A) Chi phí mai táng: là chi phí cho việc tang lễ chôn cất người chết, tìm kiếm xác chết (nếu có). Theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá 50% mức trách nhiệm bảo hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B) Chi phí cứu chữa phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân: cấp cứu + điều trị+ tiền bồi dưỡng nạn nhân (0,1% MTNBH/ ngày tính từ ngày bị tai nạn đến khi ổn định, nhưng không quá 180 ngày). C) Thiệt hại về mất, giảm thu nhập : thu nhập dùng làm cơ sở tính

mức giảm thu nhập phải là thu nhập thực tế, ổn định ít nhất 06 tháng liền của bản thân nạn nhân trước khi bị tai nạn.

• Trường hợp nạn nhân bị thương gồm giảm/ mất thu nhập trong thời gian điều trị.

• Trường hợp nạn nhân bị chết : thu nhập bị mất là thu nhập của nạn nhân trừ đi phần chi tiêu của bản thân nạn nhân (60%) và chỉ bồi thường nếu nạn nhân khi còn sống có thu nhập nuôi dưỡng/ trợ cấp người khác

+ Đối với thiệt hại về tài sản : Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.

Nguyên tắc chung :

• Bồi thường các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm khôi phục lại tài sản trở lại tình trạng ban đầu như trước khi xảy ra tai nạn. Đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường phần thiệt hại tương ứng mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.

• Số tiền bồi thường đối với những bộ phận của tài sản hư hỏng được thay thế mới đều phải áp dụng tỷ lệ khấu hao theo quy định của nhà nước.

• Trách nhiệm giám định thuộc doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đã bồi thường toàn bộ thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại và xử lý.

+ Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra;

Tổng các khoản tiền bồi thường và chi phí nêu trên không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế chủ xe cơ giới phải bồi thường cho nạn nhân theo hoà giải dân sự hoặc quyết định của toà án.

Trường hợp chủ xe tham gia từ hai hợp đồng trở lên cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính trên một hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng đầu tiên có trách nhiệm giải quyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường chia đều cho các hợp đồng bảo hiểm.

 Cần chú ý là :

Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định thiệt hại (trừ khi có thoả thuận khác) với sự chứng kiến chủ xe cơ giới, người thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra.

Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất nguyên nhân gây ra tai nạn và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện giám định. Kết luận của giám định viên kĩ thuật chuyên nghiệp là căn cứ để xác định thiệt hại. Trường hợp kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luận của giám định viên chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám định.

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI PJICO.

I . MỘT VÀI NÉT VỀ PJICO 1. Lịch sử hình thành 1. Lịch sử hình thành

Từ khi đất nước chuyển sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi. Sự chuyển đổi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Bảo hiểm ngày càng trở nên cần thiết và để đáp ứng thực tế khách quan đặt ra, ngày 18/12/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 100 CP cho phép các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài (nếu đủ điều kiện) được phép thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.

Thực tế ở Việt Nam cho đến năm 1994 thì thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một mình Bảo Việt là đơn thương hoạt động . Xuất phát từ nhu cầu cần phải phát triển thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá các loại hình kinh doanh và đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và thành lập các công ty cổ phần. Ngay từ đầu năm 1994, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã tiếp

Một phần của tài liệu tc696 (Trang 27)