đọng trong thi hành án dân sự ở việt nam hiện nay
Trong thời gian tới, tình hình trong n−ớc và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tích cực tham gia tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, đ−a đất n−ớc tiến nhanh và vững chắc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Nếu không làm đ−ợc nh− vậy, đất n−ớc ta "sẽ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so với các n−ớc xung quanh, ảnh h−ởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia" nh− Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định [24, tr. 159].
Giai đoạn từ nay đến năm 2010 rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, v−ợt qua thử thách, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr−ờng, có sự quản lý của Nhà n−ớc, theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện Chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội 2005 - 2010 và ph−ơng h−ớng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, cần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc.
Chúng ta thực hiện các mục tiêu nói trên trong bối cảnh tình hình trong n−ớc và quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Thuận lợi lớn nhất của tình hình trong n−ớc là
sự ổn định chính trị - xã hội, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội; quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của n−ớc ta đã đ−ợc mở rộng nhiều trên tr−ờng quốc tế. Khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế n−ớc ta còn thấp so với khu vực và quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động thi hành án dân sự đã có những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà n−ớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, nh−ng cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, ch−a đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; còn nhiều tr−ờng hợp án tồn đọng kéo dài, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà n−ớc.
Vì những lẽ đó, để sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển và thực hiện đ−ợc các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả thi hành án nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng, là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những yêu cầu mang tính định h−ớng trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự còn xuất phát trên cơ sở những yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, d−ới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong Nhà n−ớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, trong đó có quyền đ−ợc thi hành bản án đ−ợc tôn trọng và bảo vệ, cho nên việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự cũng phải đ−ợc đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, trong đó
những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự phải tạo đ−ợc cơ sở pháp lý để chấp hành viên, cơ quan thi hành án giải quyết dứt điểm các loại án tồn đọng, kể cả loại án không có điều kiện thi hành, bảo đảm tôn trọng và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời đ−ợc thi hành án, cũng nh− ng−ời phải thi hành án.
Thứ hai, yêu cầu phải khắc phục những yếu kém của pháp luật về thi hành án dân sự.
Sau hai m−ơi năm đổi mới, hệ thống pháp luật n−ớc ta nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, đã từng b−ớc hình thành, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nh−ng nhìn chung, vẫn còn không ít tồn tại, bất cập, ch−a đáp ứng đ−ợc tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng.
Thứ ba, yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của đất n−ớc ta.
Trong quá trình hội nhập, không ít tr−ờng hợp thi hành án dân sự nói chung, án tồn đọng nói riêng có liên quan đến cá nhân, tổ chức n−ớc ngoài. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói chung, khắc phục án tồn đọng nói riêng, phải tổ chức thi hành có hiệu quả, dứt điểm các bản án, quyết định dân sự của Tòa án n−ớc ngoài, quyết định của trọng tài n−ớc ngoài đã đ−ợc Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Đây vừa là yêu cầu, vừa là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các cơ quan thi hành án n−ớc ta.
Thứ t−, yêu cầu làm phong phú thêm kho tàng lý luận về khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự. Đây là yêu cầu của chấp hành viên, cán bộ thi hành án, của cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. Nâng cao hiệu quả của việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự không những giúp cán bộ cơ quan thi hành án có nhận thức đầy đủ, đúng đắn,
chính xác những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, mà còn giúp họ xây dựng đ−ợc niềm tin, quyết tâm v−ợt qua mọi khó khăn để việc giải quyết án tồn đọng ngày càng kịp thời, khách quan, triệt để và đúng pháp luật hơn.