Tình hình khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Cơsở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 77)

Nguyên nhân thứ bảy, còn có biểu hiệu tiêu cực, thiếu trách nhiệm trong thi hành án dân sự của một số chấp hành viên, cán bộ thi hành án và một số cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật hữu quan.

Thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự cho thấy, một số nơi chấp hành viên, cán bộ thi hành án có hành vi cố tình kéo dài, không tích cực đôn đốc việc thi hành án, không kiên quyết áp dụng các biện pháp c−ỡng chế theo quy định, thậm chí có hiện t−ợng sách nhiễu, gây phiền hà cho ng−ời đ−ợc thi hành án và ng−ời phải thi hành án. Một số án tồn đọng còn có nguyên nhân là do có sự can thiệp trái pháp luật của một số cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

2.2. Tình hình khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự dân sự

2.2.1. Những kết quả đạt đ−ợc của việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự

Từ năm 1993 đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, nhiều chủ thể kinh tế mới xuất hiện, làm phát sinh và thay đổi về chất các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động. Kể từ khi thi hành án dân sự đ−ợc chuyển giao từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ, công tác này có rất nhiều khó khăn, phức tạp, số l−ợng án tồn đọng ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ thi hành án vừa thiếu, vừa yếu. Nh−ng v−ợt lên những khó khăn đó, các cơ quan thi hành án cả n−ớc đã có nhiều cố gắng, do vậy, kết quả thi hành án, khắc phục án tồn đọng đã có nhiều chuyển biến tích cực, số l−ợng vụ thi hành án đ−ợc giải quyết và giá trị tiền tài sản thu đ−ợc năm sau cao hơn năm tr−ớc với những kết quả nh− sau:

Thứ nhất, kết quả quan trọng nhất của việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự là đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân về thi hành án dân sự nói chung, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng. Khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự đã đ−ợc coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, đ−ợc các cấp ủy Đảng và chính quyền địa ph−ơng quan tâm. Vai trò chỉ đạo tổ chức thi hành án của các cấp chính quyền địa ph−ơng ngày càng đ−ợc tăng c−ờng, b−ớc đầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa ph−ơng về thi hành án nói chung, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng. Đặc biệt, sau khi Thủ t−ớng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 09 năm 2001 về tăng c−ờng và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thì thi hành án dân sự nói chung, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng đã có sự chuyển biến mới cả về nhận thức và hành động. Đến nay, cả n−ớc có 56 Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, hơn 400 Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện đ−ợc thành lập, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân làm Tr−ởng ban; một số địa ph−ơng còn thành lập Ban vận động công tác thi hành án, Tổ công tác thi hành án ở cấp xã với nhiệm vụ giúp cơ quan thi hành án trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm động viên, giáo dục, thuyết phục đ−ơng sự tự nguyện thi hành án hoặc phối hợp triển khai kế hoạch c−ỡng chế thi hành án. Nhiều nơi, cấp ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về việc tăng c−ờng các biện pháp thi hành án nói chung, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng, giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành trong việc tổ chức thi hành án. Vì vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa ph−ơng đối với việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự đã sâu sát, kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ phức tạp, có ảnh h−ởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa ph−ơng. Nhiều địa ph−ơng đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của

ủy ban nhân dân xã, ph−ờng, thị trấn trong quá trình triển khai thi hành án, nhất là trong việc triển khai chủ tr−ơng chuyển giao số án có giá trị từ 500.000đ trở xuống cho ủy ban nhân dân xã, ph−ờng, thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành.

Thứ hai, kết quả thi hành án về số vụ.

Năm 1993, các cơ quan thi hành án phải thi hành 104.380 vụ, trong đó 76.046 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 72,8%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 70.759 vụ đạt 93%, thi hành xong hoàn toàn 28.221 vụ, đạt 37%.

Năm 1994, các cơ quan thi hành án phải thi hành 199.266 vụ trong đó, 167.842 vụ có điều kiện thi hành, tỷ lệ 84%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 145.106 vụ đạt tỷ lệ 86%, thi hành xong hoàn toàn 85.118 vụ, đạt 51%.

Năm 1995, các cơ quan thi hành án phải thi hành 220.719 vụ, trong đó, 177.559 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 80%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 161.365 vụ, đạt tỷ lệ 91%, thi hành xong hoàn toàn 99.854 việc, đạt 56%.

Năm 1996, các cơ quan thi hành án phải thi hành 253.981 vụ, trong đó, 192.237 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 75,6%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 176.782 vụ, đạt tỷ lệ 92%, thi hành xong hoàn toàn 117.708 vụ, đạt 61%.

Năm 1997, các cơ quan thi hành án phải thi hành 302.646 vụ, trong đó, 218.678 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 72%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 198.433 vụ, đạt 92%, thi hành xong hoàn toàn 127.762 vụ, đạt 60%.

Năm 1998, các cơ quan thi hành án phải thi hành 362.473 vụ, trong đó, 262.734 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 72%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 240.377 đạt 91%, thi hành xong hoàn toàn 161.243 việc đạt 61%.

Năm 1999, các cơ quan thi hành án phải thi hành 405.082 vụ, trong đó, 275.409 vụ có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 67,9 %. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 247.234 vụ đạt 90%, thi hành xong hoàn toàn 166.441 vụ, đạt 60%.

Năm 2000, các cơ quan thi hành án phải thi hành 426.667 vụ trong đó, có 282.524 vụ có điều kiện thi hành, chiếm 66%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 252.699 vụ, đạt 89%, thi hành xong hoàn toàn 167.680 vụ, đạt 59%.

Năm 2001, các cơ quan thi hành án phải thi hành 441.756 vụ, trong đó, 278.542 vụ có điều kiện thi hành, chiếm 63%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 250.263 vụ, đạt tỷ lệ 90%, thi hành xong hoàn toàn 166.672 vụ, đạt 60%.

Năm 2002, các cơ quan thi hành án phải thi hành 465.608 vụ, trong đó, 288.607 vụ có điều kiện thi hành, chiếm 61,9%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 256.924 vụ, đạt 89%, trong đó thi hành xong hoàn toàn 165.763 vụ đạt 57%.

Năm 2003, các cơ quan thi hành án phải thi hành 416.806 vụ, trong đó, 242.516 vụ có điều kiện thi hành, chiếm 58,9%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành đ−ợc 207.226 vụ, đạt tỷ lệ 85%, thi hành xong hoàn toàn 114.357 vụ, đạt 47%.

Năm 2004, các cơ quan thi hành án phải thi hành 511.929 vụ, trong đó 272.186 vụ có điều kiện thi hành, chiếm 53%. Các cơ quan thi hành án đã thi hành xong 179.803 vụ, đạt 66% và đang thi hành 92.383 vụ, đạt 34%.

Thứ ba, kết quả thi hành án về tiền.

Năm 1993, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 49.690.128.000đ/ 112.962.118.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 43,9%.

Năm 1994, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 184.166.921.000đ/ 311.562.224.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 59%.

Năm 1995, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 228.942.719.000đ/ 527.738.083.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 43%.

Năm 1996, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 407.047.599.000đ/ 822.455.721.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 49,4%.

Năm 1997 các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 522.315.445.000đ/ 951.421.152.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 54,9%.

Năm 1998, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 784.536.643.000đ/ 1.221.149.751.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 64%.

Năm 1999, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 1.228.296.922.000đ/ 2.035.237.377.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 60%

Năm 2000, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 1.212.531.256.000đ/ 2.118.246.725.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 57,2%

Năm 2001, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 1.292.740.169.000đ/ 3.517.317.818.000đ từ án có điều kiện thi hành án, đạt 36,7%

Năm 2002, các cơ quan thi hành án đã thu và giải quyết đ−ợc 1.475.919.907.000đ/ 4.562.824.558.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 32%

Năm 2003, các cơ quan thi hành án đã thu đ−ợc và giải quyết đ−ợc 1.062.132.000.000đ/ 3.654.988.336.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 29%

Năm 2004, các cơ quan thi hành án đã thu đ−ợc 1.154.808.000.000đ từ án có điều kiện thi hành, đạt 35,4%, so với năm 2003, thu tăng 92 tỷ 676 triệu đồng.

Thứ t−, kết quả về giá trị hiện vật thu đ−ợc.

Năm 1993, thu đ−ợc 773.756.000đ; năm 1994 thu đ−ợc 1.058.433; năm 1995, thu đ−ợc 2.383.825.000đ; năm 1996, thu đ−ợc 1.921.938.000đ; năm 1997 thu đ−ợc 4.673.220.000đ; năm 1998, thu đ−ợc 4.738.245.000đ; năm 1999, thu đ−ợc 88.041.903.000đ; năm 2000, thu đ−ợc 669.187.837.000đ; năm

2001, thu đ−ợc 176.023.517.000đ; năm 2002, thu đ−ợc 105.632.058.000đ; năm 2003 thu đ−ợc 123.245.378.000đ; năm 2004 thu đ−ợc 103.188.682.000đ.

Ngoài ra, còn rất nhiều những tài sản có giá trị mà theo bản án, quyết định của Tòa án tuyên không qui đổi thành tiền, cơ quan thi hành án đã thi hành trả cho bên đ−ợc thi hành án.

Đáng chú ý, nhiều vụ án phức tạp, tồn đọng lâu năm đã đ−ợc tổ chức thi hành dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời tạo đà cho thi hành án những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các cơ quan thi hành án đã phải tổ chức thi hành những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính chất hết sức phức tạp, có ảnh h−ởng rất lớn về kinh tế cũng nh− chính trị, trật tự, an toàn xã hội nh− vụ Epco - Minh Phụng phải thi hành trên 4.000 tỷ đồng; vụ Tân Tr−ờng Sanh phải thi hành trên 1.000 tỷ đồng (riêng vụ Epco - Minh Phụng, Thủ t−ớng Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo quá trình thi hành án). Đ−ợc sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành chức năng ở Trung −ơng và địa ph−ơng, các khó khăn, v−ớng mắc trong quá trình thi hành án về cơ bản đã đ−ợc giải quyết. Trong vụ án Epco - Minh Phụng, cơ quan thi hành án đã hoàn tất việc thu hồi và giao số tài sản bảo đảm thi hành án giá trị hàng ngàn tỷ đồng cho các ngân hàng để xử lý thu hồi nợ theo bản án và đã trực tiếp thi hành đ−ợc hàng trăm tỷ đồng tiền bồi th−ờng.

Kết quả đạt đ−ợc trên đây tr−ớc hết là do sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành t− pháp nói chung, đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự nói riêng, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa ph−ơng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan trong việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự. Các cơ quan thi hành án đã tích cực tham m−u cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa ph−ơng các biện pháp có hiệu quả để giải quyết án tồn đọng, luôn luôn coi trọng công tác chính trị, t− t−ởng, trau dồi đạo đức, phẩm

chất đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án, tăng c−ờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Chú trọng công tác kiểm tra và kiểm tra chéo trong các cơ quan thi hành án. ở nhiều địa ph−ơng, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể đã thực sự quan tâm đến thi hành án dân sự nói chung, khắc phục án tồn đọng nói riêng, là một trong những công tác trọng tâm. Nhiều nơi, cơ quan thi hành án làm tốt công tác phân loại án tồn đọng, triển khai thi hành án xuống cơ sở, đặc biệt chú trọng vai trò của chính quyền cơ sở và các thiết chế cơ sở nh− tổ hòa giải, tổ an ninh, tổ dân phố...; lựa chọn "án tồn đọng điểm" để giải quyết, cho nên giảm hẳn số án tồn đọng.

2.2.2. Những tồn tại của việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự và nguyên nhân của chúng

Bên cạnh những kết quả đạt đ−ợc nêu trên, việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự còn một số tồn tại sau đây:

Thứ nhất, tồn tại lớn nhất của việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự là tình trạng án tồn đọng kéo dài, tính chất ngày càng phức tạp, ch−a có biện pháp giải quyết có hiệu quả.

Việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự đang đứng tr−ớc những khó khăn, cần phải giải quyết kịp thời. Đó là tình trạng các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nh−ng ch−a đ−ợc nghiêm chỉnh thi hành; hoạt động thi hành án ch−a thật sự đáp ứng đ−ợc yêu cầu và đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu tăng c−ờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; tình trạng án tồn đọng trong thi hành án dân sự kéo dài, số l−ợng ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, vẫn đang còn là vấn đề nổi cộm, gây bất bình trong nhân dân, làm giảm uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có các cơ quan thi hành án. Trong khi án tồn đọng kéo dài, phức tạp, nh−ng các cơ quan chức năng vẫn ch−a xây dựng đ−ợc một đề án

mang tính tổng thể, đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở n−ớc ta hiện nay.

Thứ hai, ở một số địa ph−ơng, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan ch−a chặt chẽ trong việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự.

Khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, ở một số địa ph−ơng, sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan hữu quan còn không ít bất cập, ch−a xây dựng đ−ợc Quy chế phối hợp trong việc khắc phục án tồn đọng giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan bảo vệ pháp luật, với các cơ quan ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính, bảo hiểm... dẫn đến tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ng−ợc" trong việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự.

Thứ ba, về mặt quản lý và chỉ đạo, các cơ quan chức năng của Bộ T− pháp ch−a thực sự chủ động làm tốt vai trò quản lý, h−ớng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự; còn có lúc chậm trễ trong

Một phần của tài liệu Cơsở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)