Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà n−ớc của các cơ quan hành chính nhà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 105)

động hành chính nhà n−ớc của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà n−ớc phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể, có tính khả thi cao, trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức giám sát hoạt động hành chính nhà n−ớc, bao gồm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giám sát của Hội đồng nhân dân, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát của Tòa án

Hệ thống pháp luật hoàn thiện trong đó có pháp luật về giám sát hành chính đầy đủ, đồng bộ, khả thi là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là một biện pháp có ý nghĩa cấp bách, là quan điểm cần phải đ−ợc quán triệt trong sự vận hành của cơ chế giám sát quyền lực nhà n−ớc. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: "Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền" [10, tr. 45]. Đây là một quan điểm lãnh đạo hết sức toàn diện và kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng cần phải đ−ợc tiến hành trong tổng thể của

công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát đối với các cơ quan công quyền mà Đảng đã hết sức quan tâm, chú trọng. Muốn vậy, đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luật giám sát hành chính phải chú trọng tới tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể và khả thị Hệ thống pháp luật phải có những quy định cụ thể về chủ thể giám sát, đối t−ợng giám sát, nội dung và trình tự giám sát rõ ràng. Hệ thống pháp luật có toàn diện, đồng bộ mới đảm bảo cho họat động giám sát của các chủ thể đ−ợc triển khai có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng cần phải đ−ợc xây dựng để các cơ quan, tổ chức và nhân dân sử dụng nhằm phát huy một cách có hiệu quả vai trò giám sát của mình đối với cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định: "Nhà n−ớc ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [10, tr. 44]. Quan điểm này của Đảng xuất phát từ thực tiễn của hệ thống pháp luật hiện nay còn thiếu vắng những quy định pháp luật cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng cần phải đ−ợc tập trung tr−ớc hết vào việc xây dựng thể chế giám sát cho Mặt trận Tổ quốc các cấp, đồng thời với việc ban hành những quy định pháp luật nhằm nâng cao chất l−ợng hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp để các cơ quan này thực hiện có hiệu quả những quy định pháp luật về hoạt động giám sát (đối với Hội đồng nhân dân) và thực hiện tốt trách nhiệm của đối t−ợng bị giám sát (đối với ủy ban nhân dân). Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, của các cơ quan báo chí ở địa ph−ơng cũng phải đ−ợc hoàn thiện một cách nhanh chóng để tạo ra cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng nh− một ph−ơng tiện hữu hiệu trong việc

triển khai, thực hiện quyền giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã khẳng định một trong những công việc cần phải tập trung làm tốt trong thời gian tới là "bổ sung, hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáọ Ban hành các quy định cụ thể về thu, chi ngân sách. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong khu vực cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà n−ớc" [10, tr. 257]. Quán triệt quan điểm nêu trên của Đảng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng.

3.1.2. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải thể hiện đầy đủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà n−ớc quản lý, nhân dân làm chủ

Một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà n−ớc ta tập trung chú trọng là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đó:

Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà n−ớc và nhân dân. Nhà n−ớc là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là ng−ời tổ chức và thực hiện đ−ờng lối chính trị của Đảng. Mọi đ−ờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc. Chúng ta chủ tr−ơng xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân [10, tr. 44-45].

Chính vì lẽ, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng không nằm ngoài

mục đích phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà n−ớc và nhân dân. Những quy định của pháp luật không những phản ánh chân thực mối quan hệ này mà còn phải có vai trò điều chỉnh hoạt động giám sát hành chính đối với cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng để đảm bảo các chủ thể thực hiện giám sát theo các quy định của pháp luật và đảm bảo d−ới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng, đúng nh− quan điểm mà Đảng đã khẳng định: "Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc" [10, tr. 44]. Do đó, trong thời gian tới, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nói riêng cần:

Xây dựng đ−ợc cơ chế phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân... Tăng c−ờng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng; củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan [10, tr. 288].

Đồng thời, "công khai hóa các chế độ, chính sách để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát, kiểm trạ Xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí" [10, tr. 289].

3.1.3. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải đảm bảo phát huy đ−ợc vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà n−ớc và cơ quan t− pháp ở địa ph−ơng

Trong hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng, vai trò của cơ quan quyền lực nhà n−ớc ở địa

ph−ơng và Tòa án nhân dân đ−ợc thể hiện đậm nét thông qua hoạt động thực hiện pháp luật về giám sát. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và Tòa hành chính thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình thì đòi hỏi pháp luật phải có quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về nội dung giám sát, đối t−ợng giám sát và trình tự, thủ tục giám sát. Những quy định pháp luật đó phải có khả thi, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, cần phải có những quy định nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, tổ chức lại hệ thống Tòa án nhân dân theo cấp xét xử nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan nàỵ

3.1.4. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giám sát của cơ quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân

Trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà n−ớc nói chung và cơ chế giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nói riêng có sự đa dạng về các chủ thể giám sát. Trong đó phải nói đến là vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Th−ờng trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và vai trò giám sát của nhân dân với t− cách là cá nhân công dân. Các chủ thể có chức năng giám sát này có thể thực hiện hoạt động giám sát một cách độc lập song cũng có thể cùng nhau tiến hành hoạt động giám sát. Xét về mặt lý thuyết và cả thực tiễn, hoạt động giám sát thì khi Hội đồng nhân dân với t− cách là cơ quan quyền lực nhà n−ớc ở địa ph−ơng và với vị trí là cơ quan đại biểu dân cử thì hoạt động của Hội đồng nhân dân luôn chịu sự giám sát của nhân dân. Do đó, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân sẽ đ−ợc tăng c−ờng nếu hoạt động đó có sự kết hợp chặt chẽ với hoạt động giám sát trực tiếp của nhân dân. Hơn thế nữa, việc mở rộng thành phần tham gia giám sát với sự tham gia của nhân dân sẽ làm cho hoạt động giám sát trở nên khách quan và công khai hơn. Chính vì lẽ đó, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa

ph−ơng phải tạo ra cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa giám sát của cơ quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân.

3.1.5. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là bộ phận hữu cơ của hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính, tạo thành thể chế của nền hành chính nhà n−ớc

Pháp luật với chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nên pháp luật có vai trò to lớn đối với các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Bởi lẽ, pháp luật không chỉ công cụ sắc bén để các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà n−ớc, quản lý xã hội, mà pháp luật còn đóng vai trò thông qua nó, các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng tự phát hiện và bị phát hiện ra những hành vi và quyết định có dấu hiệu vi phạm pháp luật của mình để từ đó có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật đồng thời nâng cao đ−ợc trách nhiệm chính trị, trách nhiệm cá nhân trong thi hành công vụ. Chính vì lẽ đó, pháp luật về hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải đ−ợc xây dựng và hoàn thiện để trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính, tạo thành thể chế của nền hành chính nhà n−ớc. Nh− vậy, bên cạnh những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ và hệ thống cơ quan hành pháp, những quy định về hoạt động giám sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động t− pháp, những quy định pháp luật về giám sát của Chủ tịch n−ớc, thanh tra của Chính phủ thì những quy định về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thống nhất. Đây là một bộ phận của hệ thống pháp luật có hiệu lực cao, tạo tiền để cơ sở pháp lý vững chắc để nhân dân và các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng thực hiện

có hiệu quả trên thực tế. Hơn thế nữa, mục tiêu của Ch−ơng trình Tổng thể cải cách hành chính nhà n−ớc giai đoạn 2001- 2010 là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa d−ới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất n−ớc. Mục tiêu này đã đặt ra yêu cầu cải cách thể chế trong đó phải đảm bảo việc "tổ chức và thực hiện pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà n−ớc, của cán bộ, công chức". Do đó, cải cách thể chế hành chính cần phải gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát đ−ợc thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

3.1.6. Pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa ph−ơng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là một hoạt động có mục đích rõ ràng. Đó là đảm bảo cho các cơ quan nhà n−ớc thực thi đúng chức năng nhiệm vụ của mình đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng thực sự là phục vụ nhân dân. Với mục đích đó, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng không nằm ngoài mục đích góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa ph−ơng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có nh− vậy việc hoàn thiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng mới nhằm quán triệt quan điểm của Đảng về mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức trong tất cả các quá trình áp dụng pháp luật. Chỉ khi nào, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng có những quy định cụ thể nhằm

khẳng định vai trò và vị trí của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nh− vậy mới khẳng định đ−ợc vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 98 - 105)