Xác định tiêu chí hoàn thiện pháp luật là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trong điều kiện xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta hiện nay, việc nghiên cứu và xác định các tiêu chí hoàn thiện pháp luật đang đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý rất nhiều vấn đề mớị Quan niệm truyền thống đ−a ra các tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện hệ
thống pháp luật dựa trên bốn tiêu chí, gồm: tính thống nhất, toàn diện và đồng bộ, tính phù hợp và kỹ thuật xây dựng pháp luật đạt ở trình độ caọ Khi xem xét các hiệp định quốc tế của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO) cũng nh− Hiệp định Th−ơng mại Việt - Mỹ thì thấy rằng tiêu chuẩn để đánh giá tính hoàn thiện của một hệ thống pháp luật theo chuẩn mực quốc tế hiện nay còn là tính minh bạch của pháp luật. Tính minh bạch của pháp luật đ−ợc thể hiện thông qua các chuẩn mực đó là: pháp luật phải nhất quán; pháp luật phải công khai, dễ tiếp cận đối với ng−ời dân; pháp luật phải đảm bảo độ tin cậy và dự đoán tr−ớc đ−ợc. Nghiên cứu vấn đề nay d−ới giác độ tiếp cận so sánh cho thấy có những điểm t−ơng đồng giữa quan niệm truyền thống với quan niệm mới hiện nay về tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nếu lấy th−ớc đo là hiệu quả pháp luật, tức là pháp luật khi đ−ợc ban hành có thực sự đi vào cuộc sống hay không, căn cứ vào những phân tích nói trên, có thể xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng thể hiện ở các tiêu chí sau: pháp luật phải toàn diện, đồng bộ, thống nhất; pháp luật phải đảm bảo độ tin cậy và có tính dự báo; kỹ thuật xây dựng pháp luật đạt ở trình độ cao; pháp luật phải có tính khả thi, công khai và minh bạch.
1.3.1. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải mang tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất
Khi nói đến hệ thống pháp luật là nói đến một chỉnh thể thống nhất, các bộ phận cấu thành có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau bao gồm quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, các ngành luật (hệ thống cấu trúc) và đ−ợc thể hiện d−ới hình thức văn bản do cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật). Nói cách khác, pháp luật phải toàn diện, đồng bộ, nhất quán không mâu thuẫn, chồng chéọ Yêu cầu về tính đồng bộ, nhất quán không chỉ đ−ợc đặt ra
đối với toàn bộ hệ thống pháp luật mà còn đặt ra đối với từng lĩnh vực pháp luật, thậm chí từng văn bản quy phạm pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật.
Trong lĩnh vực pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc địa ph−ơng tính toàn diện, đồng bộ và thống nhất thể hiện ở các điểm sau:
- Các quy phạm quy định về chủ thể giám sát hành chính hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính đ−ợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật, chính vì vậy cần phải đảm bảo đầy đủ về phạm vi giám sát, đối t−ợng giám sát, trình tự, thủ tục giám sát. Các quy định pháp luật đó không đ−ợc mâu thuẫn và chồng chéo với nhaụ
- Các quy định về thủ tục, trình tự giám sát của từng chủ thể giám sát là khác nhau, ví dụ thủ tục giám sát của Hội đồng nhân dân đối với ủy ban nhân dân tại kỳ họp khác với thủ tục giám sát của Toà án đối với hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là thủ tục tố tụng t− pháp - xét xử các vụ án hành chính tại toà án. Nếu không có các quy phạm đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong thủ tục tiến hành và do đó ảnh h−ởng đến hiệu lực, hiệu quả giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng.
- Các quy phạm về hậu giám sát phải bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực thực tế của pháp luật.
Trên thực tế pháp luật về giám sát hành chính vẫn còn nhiều tồn tại, nh− ch−a đồng bộ, thậm chí là mâu thuẫn trong các quy định. Đây là hạn chế lớn mà việc hòan thiện phải hết sức coi trọng chú ý để khắc phục.
1.3.2. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải đảm bảo độ tin cậy và có tính dự báo
Pháp luật phải đảm bảo độ tin cậy và có tính dự báo là một trong những yêu cầu nhằm đảm bảo hiệu quả của pháp luật trong quá trình thực hiện
và trở thành một trong những tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tính tin cậy của pháp luật thể hiện ở chỗ với t− cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo thực thi quyền lực nhà n−ớc, pháp luật phải tạo ra những khả năng giúp các chủ thể thực hiện pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh và triệt để. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với pháp luật là phải tạo ra sự thuận lợi tối −u đối với các chủ thể khi thực hiện. Đáp ứng đ−ợc yêu cầu đó, các chủ thể mới coi pháp luật là chỗ dựa tin cậy khi tham gia vào các quan hệ xã hội đ−ợc pháp luật điều chỉnh. Trên thực tế, trong xây dựng pháp luật việc đảm bảo độ tin cậy của pháp luật ch−a đ−ợc chú ý thích đáng. Chẳng hạn nh− Luật Phá sản, mặc dù đã sửa đổi đến lần thứ hai nh−ng theo thống kê trong một năm chỉ có vài tr−ờng hợp áp dụng luật này, vì nó xa rời thực tế, không tạo ra đ−ợc cơ chế giải quyết yêu cầu của chủ nợ, nên các chủ thể kinh doanh không áp dụng, họ vẫn tìm cách khác để đòi nợ thay vì thực hiện các quy định của Luật Phá sản. Hay nh− Luật Cạnh tranh cũng vậy, các chủ thể kinh doanh đều mong chờ có luật nh−ng cơ chế vận hành không có, rất khó thực hiện trên thực tế và rơi vào tình trạng luật ra đời chỉ để đáp ứng nhu cầu hội nhập là phải có đủ luật.
Đối với pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng cũng có thể thấy những hiện t−ợng t−ơng tự, nh− các quy định về giám sát của Hội đồng nhân dân đối với ủy ban nhân dân mới chỉ dừng ở những nét "chấm phá", mang tính nguyên tắc. Các quy định về thủ tục còn hết sức sơ sàị Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền giám sát của Hội đồng nhân dân khó thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu lực, hiệu quả. Các quy định về hậu quả pháp lý trong các tr−ờng hợp cơ quan hành chính nhà n−ớc, cán bộ, công chức hành chính gây cản trở, không thực hiện các yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc từ chối hợp tác với Hội đồng nhân dân ch−a đ−ợc xác định. Nh− vậy, các chủ thể sẽ thiếu
tin cậy vào pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trên thực tế Hội đồng nhân dân ch−a thể "thực quyền" trong hoạt động giám sát hành chính, dẫn đến tình trạng hoạt động còn mang nặng tính hình thức.
Tính dự báo của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật không chỉ phản ánh nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện tại mà còn phải có khả năng đáp ứng với những quan hệ xã hội trong t−ơng laị Chỉ trên cơ sở đó pháp luật mới có tính ổn định t−ơng đối, hạn chế tới mức thấp nhất việc pháp luật mới ban hành đã rơi vào tình trạng lạc hậu cần phải sửa đổi bổ sung, hoặc quá xa rời cuộc sống trở thành "luật treo". Tính ổn định của pháp luật sẽ làm cho nhận thức về các quy định của pháp luật của các chủ thể trở nên rõ ràng, đầy đủ hơn, do đó sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
Đặt vấn đề về tính dự báo của pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng đòi hỏi phải cần giải quyết đ−ợc vấn đề hoạt động giám sát hành chính sẽ phát triển nh− thế nào trong thời gian tớỉ Xu h−ớng hiện nay trong điều kiện xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở n−ớc ta là bên cạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan trong bộ máy nhà n−ớc, cần thiết phải mở rộng, phát huy các hình thức giám sát xã hội - giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể của nhân dân.
1.3.3. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà n−ớc phải đảm bảo có tính khả thi, công khai, minh bạch
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Tính khả thi đ−ợc xác định ở mức độ dễ dàng thực hiện trong cuộc sống. Đồng thời, pháp luật đó phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc và giải quyết đúng đắn mối quan hệ cơ bản
giữa pháp luật với chính trị, văn hóa và các quy phạm pháp luật khác. Có nh− vậy, pháp luật đó mới có khả năng đi vào cuộc sống, đ−ợc nhân dân đón nhận và sử dụng nh− một trong những công cụ hữu ích khi tham gia vào quá trình giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Tính khả thi của pháp luật về giám sát hành chính còn phải đ−ợc đảm bảo ở mức độ hiện thực trong điều chỉnh của các quan hệ xã hộị Nếu pháp luật quy định những chế tài về giám sát hành chính nh− những công cụ pháp lý nh−ng không bao giờ đ−ợc sử dụng thì pháp luật đó không đảm bảo tính hiện thực. T−ơng tự nh− vậy, pháp luật phải đ−ợc soạn thảo, ban hành một cách công khai, minh bạch, tất cả các đối t−ợng chịu sự điều chỉnh của luật phải đ−ợc biết về sự tồn tại và những sửa đổi, bổ sung một cách dễ dàng và cập nhật nhất.
1.3.4. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải chủ yếu là các quy phạm có nguồn là các đạo luật, tiến tới có một đạo luật chuyên biệt điều chỉnh lĩnh vực này
Hiện nay, các quy phạm pháp luật về giám sát hành chính hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng còn tản mạn ở nhiều văn bản, cả văn bản luật, và chủ yếu là các văn bản d−ới luật. Thực trạng này làm giảm hiệu lực của pháp luật, ảnh h−ởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện pháp luật. Vì lẽ đó, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính là phải làm sao tăng tính pháp điển, có nghĩa là hầu hết các quy phạm của pháp luật giám sát hoạt động hành chính phải có nguồn là luật, và phải là các quy phạm thực hiện trực tiếp. Về lâu dài, tính pháp điển của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính đòi hỏi phải có một đạo luật chuyên biệt điều chỉnh hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nhằm điều chỉnh tất cả các chủ thể giám sát.
1.3.5. Kỹ thuật xây dựng pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng phải đạt ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có chất l−ợng tốt, có sức sống lâu bền, có tính phổ thông đại chúng, mọi ng−ời dễ tiếp cận và thực hiện trong cuộc sống, ít phải sửa đổi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật.
Trình độ, kỹ thuật xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ: hoạt động xây dựng pháp luật phải mang tính chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật phải có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà mình tham gia xây dựng pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đó. Đặc biệt tính chuyên nghiệp ở đây là yêu cầu đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hiện naỵ Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia giỏi giúp việc cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng là một yếu tố hết sức quan trọng nhằm đảm bảo yêu cầu chất l−ợng của các văn bản luật khi ban hành. Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn đ−ợc thể hiện ở trình độ sử dụng ngôn ngữ và cách hành văn. Ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa, hành văn phải ngắn gọn, rõ ràng, khách quan, dễ hiểụ
Kết luận ch−ơng 1
Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng và pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng là khái niệm cơ bản trong khoa học luật học nói chung, chuyên ngành lý luận lịch sử nhà n−ớc pháp quyền nói riêng. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng đòi hỏi phải nghiên cứu một cách cụ thể để làm rõ các khái niệm giám sát và giám sát hoạt
động hành chính. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng nh− đặc điểm về mục đích, về chủ thể giám sát, về đối t−ợng giám sát, về hình thức và ph−ơng pháp giám sát luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng cũng nh− những nội dung cơ bản của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Ch−ơng 1 của luận văn đã giành một tiết cuối để xác định tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng. Năm tiêu chí luận văn nêu ra sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật giám sát hoạt động hành chính và thực hiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng ở ch−ơng 2 và các kiến nghị và giải pháp trong ch−ơng 3 của luận văn.
Ch−ơng 2
Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan
hành chính nhà n−ớc ở địa ph−ơng - từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc
2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà n−ớc của các cơ quan hành chính Nhà n−ớc ở địa ph−ơng