3.3.1 Tăng c−ờng giáo dục pháp luật phải gắn với việc nâng cao dân trí cho đồng bào ng−ời Chăm
Nhìn chung, so với các dân tộc thiểu số khác trong vùng thì đồng bào ng−ời Chăm ở Ninh Thuận có trình độ văn hóa khá cao, hầu hết các xã ở trong tỉnh có đồng bào ng−ời Chăm sinh sống đều có học sinh, sinh viên ng−ời Chăm theo học tại các tr−ờng đại học, cao đẳng, đội ngũ giáo viên, y, bác sĩ, cán bộ có trình độ đại học là ng−ời dân tộc Chăm chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có thể nói, trong cộng đồng ng−ời Chăm đã và đang hình thành một đội ngũ trí thức khá rõ nét. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung trong cả n−ớc thì trình độ dân trí của ng−ời Chăm vẫn còn thấp, vẫn còn tồn tại nhiều luật tục lạc hậu, nặng nề ảnh h−ởng không tốt đến đời sống cộng đồng ng−ời Chăm.
Bởi vậy, phải đầu t− cho giáo dục, đầu t− xây dựng bảo vệ cơ sở vật chất tr−ờng lớp. Động viên, giúp đỡ giáo viên, học sinh nâng cao chất l−ợng dạy và học. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài giúp đỡ con em nghèo học giỏi có điều kiện tiếp tục học. Khuyến khích, giúp đỡ cho anh chị em thanh niên ng−ời Chăm học tập trong các lĩnh vực kỹ thuật và học nghề. Xét đề nghị miễn giảm học phí cho học sinh nghèo ng−ời Chăm ở các
cấp học. Quan tâm giải quyết bố trí việc làm cho sinh viên ng−ời chăm tốt nghiệp ra tr−ờng. Củng cố đội ngũ quản lý và giáo viên các tr−ờng dân tộc nội trú trong tỉnh tạo sự đoàn kết trong nhà tr−ờng, quan tâm giáo dục chính trị t− t−ởng cho học sinh ở các tr−ờng dân tộc nội trú, giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho giáo viên và học sinh. Quan tâm đầu t− sửa chữa, nâng cấp cơ quan làm việc của ban biên soạn chữ Chăm. Hoàn thiện hệ thống giáo trình, giáo khoa chữ Chăm tiến tới đ−a vào giảng dạy tại các tr−ờng phổ thông trong các làng xã Chăm và trung tâm bồi d−ỡng chính trị huyện ở những huyện có đồng bào Chăm sinh sống tập trung (huyện Ninh Ph−ớc, Ninh Hải).
Bên cạnh việc nâng cao trình độ dân trí, việc tuyên truyền nhận thức cho đồng bào Chăm và cán bộ đảng viên về đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc về vấn đề dân tộc. Đồng thời, vận động họ thực hiện tốt những chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc là công việc rất quan trọng và cần thiết. Việc giáo dục, tuyên truyền những chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc về vấn đề dân tộc sẽ làm cho các thành viên trong cộng đồng chăm, nhất là các chức sắc tôn giáo, nhân sĩ, trí thức chăm, các già làng tiêu biểu hiểu và nắm bắt đ−ợc nhiều thông tin về tình hình đồng bào dân tộc trong n−ớc và quốc tế. Việc làm này là tiền đề để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong đời sống cộng ng−ời Chăm góp phần ổn định tình hình đoàn kết dân tộc Chăm và trong cộng đồng các dân tộc ở địa ph−ơng.
Thực hiện giải pháp trên, theo tác giả luận văn, cần phải giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành của hệ thống chính trị trong tỉnh về vấn đề này, có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc chỉ đạo nội dung và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và đồng bào dân tộc Chăm.
3.3.2. Chăm lo phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào ng−ời Chăm
Cần nghiên cứu, vận dụng và tạo điều kiện để động viên khuyến khích đồng bào ng−ời Chăm phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế hàng hóa theo h−ớng đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh phong trào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất l−ợng nông sản hàng hóạ Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo bằng những biện pháp thiết thực cụ thể.
Đi đôi với việc trồng cây l−ơng thực và chăn nuôi gia súc, gia cầm cần khuyến khích đồng bào trồng những cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị kinh tế caọ Tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời giúp đồng bào về mặt kỹ thuật, chăn nuôị Quan tâm xây dựng và qui hoạch đồng cỏ và n−ớc uống để phát triển chăn nuôị Khuyến khích phát triển những cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch để phát huy tiềm năng trong đồng bào Chăm. Củng cố và phát huy những làng nghề truyền thống. Quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, nguyên liệu và giúp đỡ h−ớng dẫn thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu củng cố và từng b−ớc phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong vùng đồng bào Chăm. Đặc biệt đầu t− xây dựng hệ thống thủy lợi nh− hồ chứa n−ớc, kênh m−ơng đê đập. Tiềm năng đất đai còn khá lớn ở vùng Chăm nh−ng bị thiếu n−ớc nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Chú trọng phát triển mạnh phong trào "Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm" để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cần điều chỉnh hợp lý vấn đề đất canh tác cho đồng bào ng−ời Chăm, nhất là vấn đề ruộng Kut, ruộng ghôi cần phải đ−ợc giải quyết thỏa đáng.
Chính sách trợ c−ớc, trợ giá cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào Chăm đã đ−ợc thực hiện nh−ng trên thực tế họ vẫn không
có khả năng muạ Phải chăng cần có cơ chế cho đồng bào vay vốn nhiều hơn và dài hạn hơn với những điều kiện dễ dàng hơn. Mặt khác, cần có những hội nghị chuyên đề phối hợp giữa các cơ quan và giữa các cấp từ trung −ơng đến địa ph−ơng để tìm ra giải pháp khả thị
Cần đặc biệt quan tâm định h−ớng đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật là con em đồng bào Chăm để tạo nguồn nhân lực có tay nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào Chăm. Có chính sách −u tiên, −u đãi cho nhiều thanh niên ng−ời Chăm đi học các tr−ờng khoa học - kỹ thuật - kinh tế từ ch−ơng trình trung cấp, công nhân kỹ thuật cho đến đại học. Đây là giải pháp có tính nền tảng làm cho đồng bào ng−ời Chăm ngày càng thêm tin t−ởng vào đ−ờng lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà n−ớc, đồng thời có ý nghĩa trong công tác vận động đồng bào đấu tranh chống lại sự xuyên tạc, kích động của kẻ thù nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt khác, vận động đồng bào tự lực v−ơn lên trong cuộc sống xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo ph−ơng châm "Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm" là rất cần thiết để phát huy có hiệu quả các tiềm lực trong đồng bàọ Kinh tế, đời sống của đồng bào Chăm phát triển sẽ thúc đẩy hàng loạt các vấn đề khác trong đó việc giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm cũng sẽ có hiệu quả hơn.
3.3.3. Giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm phải nghiên cứu kế thừa các yếu tố hợp lý của luật tục Chăm và vận động ng−ời Chăm cải tiến, xóa bỏ một số tập tục lạc hậu
Muốn đ−a luật pháp vào các dân tộc ít ng−ời, cần giải quyết đ−ợc một trong những vấn đề cơ bản, đó là việc nghiên cứu kế thừa tinh hoa trong các luật tục của đồng bào dân tộc, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa luật pháp của Nhà n−ớc và luật tục của đồng bào dân tộc, trên cơ sở đó vận dụng vào công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Cũng giống luật tục của một số dân tộc ít ng−ời khác, luật tục của ng−ời Chăm ở Ninh Thuận đã đ−ợc đúc kết, chắt lọc và trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống các qui định của luật tục Chăm có rất nhiều các qui định tiến bộ phù hợp với pháp luật của Nhà n−ớc, chứa đựng các giá trị cao về đạo đức, chẳng hạn luật tục trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - qui định về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau, qui định về chế độ một vợ, một chồng, về trách nhiệm nuôi d−ỡng chăm sóc giữa cha mẹ và con cái và nhiều điểm tiến bộ về bình đẳng nam nữ, lên án và có các chế tài với các hành vi ngoại tình và loạn luân v.v...
Những −u điểm, tinh hoa trong hệ thống luật tục của ng−ời Chăm đã góp phần lớn trong việc qui tụ, bảo vệ gia đình truyền thống của cộng đồng ng−ời Chăm, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp, tạo đ−ợc sự gắn kết điều hòa các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng mà trong quá trình quản lý nhà n−ớc cần kế thừa, phát huy những yếu tố hợp lý đó. Tuy nhiên, bên cạnh những −u điểm thì hệ thống luật tục của ng−ời Chăm ở Ninh Thuận cũng không tránh khỏi những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần phải đ−ợc cải tiến, loại bỏ cho phù hợp với đời sống mới hiện naỵ Chẳng hạn, trong tín ng−ỡng tôn giáo Chăm còn tồn tại nhiều nghi lễ r−ờm rà kéo dài thời gian, tốn kém tiền bạc của ng−ời dân, tạo ra gánh nặng cho xã hội và ảnh h−ởng đến vệ sinh môi tr−ờng nh− lễ tang của ng−ời Chăm Bàlamôn, các lễ múa lớn... Bởi vậy, cần vận động ng−ời dân cải tiến dần một số tập tục để thực hiện đơn giản, tiết kiệm và khoa học hơn.
Những nghi lễ tín ng−ỡng của đồng bào Chăm hiện nay ra sao cần phải đ−ợc rà soát và đánh giá lại để nếu thấy những gì không còn phù hợp nữa thì vận động đồng bào bỏ dần, bỏ hẳn. Kiên quyết không phục hồi lại những hình thức, nghi lễ nào đã trở thành hủ tục, là gánh nặng cho mỗi
ng−ời và cho cộng đồng (nhu lễ chém trâu tế thần, chữa bệnh bằng bùa phép, cầu đảọ..)
Trong vấn đề này, vai trò của các vị chức sắc tôn giáo, nhất là của ng−ời đứng đầu chức sắc là rất quan trọng vì thế cần phải biết tranh thủ họ, qua họ vận động các tín đồ nghe và làm theo để xóa bỏ đ−ợc tập tục lạc hậu, bảo tồn, phát huy những tinh hoa truyền thống dân tộc.
Bên cạnh đó, việc ổn định tình hình an ninh chính trị, ngăn chặn có hiệu quả việc truyền bá các luồng văn hóa bên ngoài không phù hợp với lợi ích dân tộc, việc truyền đạo trái phép ở các vùng đồng bào Chăm đang đặt ra khá bức bách, việc này cần phải đ−ợc giải quyết bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó giáo dục pháp luật bằng các biện pháp, hình thức phù hợp, nêu cao đ−ợc tinh thần đoàn kết dân tộc, tôn giáo và giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau, tạo điều kiện để bà con hiểu rõ và tin t−ởng vào đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc, giữ gìn an ninh chính trị, khắc phục những tập quán lạc hậu lâu đời cản trở b−ớc phát triển của đồng bào trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc là vô cùng quan trọng.
3.3.4. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, chú trọng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý là các vị chức sắc, già làng, những ng−ời có uy tín trong cộng đồng ng−ời Chăm
Chất l−ợng công tác giáo dục pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc xác định, xây dựng, đào tạo và bồi d−ỡng một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thực sự có năng lực và phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình tận tâm với công việc là vô cùng quan trọng. Có thể nói, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật ra sao, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc đ−ợc chuyển tải đến nhân dân nh− thế nào phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Trong những năm qua, đ−ợc sự quan tâm của tỉnh, đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật của tỉnh đã đ−ợc kiện toàn một b−ớc về số l−ợng
cũng nh− chất l−ợng. Tuy nhiên, để đáp ứng đ−ợc nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong điều kiện mới thì đội ngũ thực hiện công tác giáo dục pháp luật của tỉnh ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu thực tiễn đặt rạ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, ch−a đồng đềụ Cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các ngành ở địa ph−ơng nhất là ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý tuy có phát triển hơn tr−ớc nh−ng vẫn còn thiếu cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số, công tác bồi d−ỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đội ngũ này ch−a đ−ợc th−ờng xuyên. Bởi vậy, để đáp ứng đ−ợc yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra thì đòi hỏi tỉnh phải quan tâm đầu t− hơn nữa, cần có kế hoạch lựa chọn, đào tạo, bồi d−ỡng đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số l−ợng, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, hiểu biết phong tục tập quán của từng địa ph−ơng, biết tiếng dân tộc. Muốn vậy cần tổ chức định kỳ các đợt tập huấn, các ch−ơng trình bồi d−ỡng kiến thức pháp luật ngắn hạn, ch−ơng trình bồi d−ỡng nghiệp vụ giáo dục pháp luật để giải quyết về trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, với đối t−ợng giáo dục pháp luật là đồng bào ng−ời Chăm, một dân tộc thiểu số có nền văn hóa phát triển từ lâu đời, rất riêng biệt, đa dạng, hệ thống luật tục chi phối mạnh tới đời sống cộng đồng ng−ời Chăm, sự mặc cảm về quá khứ và tự ti dân tộc vẫn ảnh h−ởng đến cộng đồng. Do vậy, việc chú trọng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý là vấn đề quan trọng. Ngoài việc hiểu biết pháp luật, đội ngũ này phải là ng−ời có cách nhìn, có sự nhiệt tình tâm huyết, có hiểu biết về phong tục, tập quán ng−ời Chăm, am hiểu tâm lý ng−ời Chăm và biết tiếng dân tộc Chăm. Cần chú ý tới việc thu hút đội ngũ chức sắc ng−ời Chăm (các s− cả), tr−ởng họ, tr−ởng thôn, già làng, những ng−ời có uy tín khác trong cộng đồng ng−ời Chăm trong việc cộng tác viên trợ giúp pháp lý vì những ng−ời này là những ng−ời có khả năng tập hợp những ng−ời khác, tiếng nói của họ có ảnh h−ởng sâu rộng trong cộng đồng
và gần nh− mang tính quyết định tr−ớc các vấn đề, sự kiện xảy ra trong cộng đồng...
Tuy nhiên, để có thể thu hút đ−ợc đội ngũ này thì tỉnh phải quan tâm có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng với họ, động viên họ và phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận những thông tin, kiến thức pháp lý cần thiết nh− sử dụng tủ sách pháp luật ở cơ sở, tổ chức các lớp đào tạo, bồi d−ỡng ngắn hạn để nâng cao hiểu biết của họ về pháp luật, nh− Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: "Động viên, phát huy vai trò của những ng−ời tiêu biểu có uy tín trong dân tộc ở địa ph−ơng".
3.3.5. Xác định nội dung giáo dục pháp luật thiết thực, lựa chọn những hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, có hiệu quả với đồng bào ng−ời Chăm
Với đối t−ợng giáo dục pháp luật đặc thù là cán bộ, nhân dân ở nông thôn vùng dân tộc thiểu số ng−ời Chăm, cần lựa chọn những nội dung pháp luật phù hợp, đơn giản, thiết thực liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của ng−ời dân. Phải gắn với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa ph−ơng để lựa chọn nội dung cho phù hợp. Đặc biệt, nên chú trọng các nội