Giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm là yêu cầu cấp bách hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay (Trang 29 - 37)

yêu cầu cấp bách hiện nay

1.2.1. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất n−ớc ta đã có đ−ợc những thành tựu quan trọng tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc. Thực tiễn đổi mới đất n−ớc đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất yếu phải xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân mà mục đích h−ớng đến là làm cho "dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh". Nhà n−ớc pháp quyền, nói một cách khái quát là hệ thống các t− t−ởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà n−ớc và trong đời sống xã hộị Nhà n−ớc pháp quyền là Nhà n−ớc đ−ợc tổ chức và quản lý theo pháp luật, đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền con ng−ời, quyền công dân. Để có đ−ợc một Nhà n−ớc pháp quyền và xã hội công dân đòi hỏi đặt ra nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu nâng cao hơn nữa hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hộị Xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền, ng−ời dân trong xã hội ấy không thể không hiểu biết luật và ý thức tuân thủ pháp

luật. Điều dễ nhận thấy là việc ng−ời dân thiếu hiểu biết pháp luật sẽ hạn chế nhiều trong việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội, cũng nh− không thể hình thành các quan hệ xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩạ Đồng thời, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Bởi vậy, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân là vấn đề vô cùng quan trọng.

Là dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm là một thành phần dân tộc không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ nh− các dân tộc khác đang sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong những năm của thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất n−ớc, vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào dân tộc Chăm nói riêng đã có b−ớc phát triển đáng kể về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hộị Tuy nhiên, những chuyển biến đó mới là b−ớc đầu, những tốn tại khó khăn trở ngại còn rất lớn, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân còn thấp, hủ tục lạc hậu còn tồn tại chi phối nhiều đến đời sống ng−ời dân. Việc khắc phục khó khăn tạo tiền đề và điều kiện để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu "dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng dân tộc Chăm nói riêng là yêu cầu khách quan, là một quá trình phấn đấu lâu dài đòi hỏi sự quyết tâm, cố gắng nỗ lực của tất cả các cấp các ngành và của mọi ng−ời dân trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc trong cả n−ớc, đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Điều không thể phủ nhận là không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể hạn chế đẩy lùi hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào dân tộc Chăm nói riêng nếu không gắn liền với việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật cho nhân dân.

1.2.2. Xuất phát từ chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n−ớc về công tác dân tộc

N−ớc ta là n−ớc có nhiều dân tộc, cả n−ớc có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng n−ớc tạ Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà n−ớc ta đã đề ra đ−ờng lối, chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán, do đó đã thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ và giành nhiều thành t−u quan trọng trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩạ Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: Trong tiến trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc có ý nghĩa to lớn. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà n−ớc là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, ở tất cả các cấp các ngành.

Đến Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến l−ợc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" [17, tr. 127].

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất n−ớc, vùng dân tộc thiểu số có những b−ớc phát triển đáng kể về mọi mặt. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những tồn tại, khó khăn rất lớn: Kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ mù chữ còn cao, ý thức pháp luật còn hạn chế, hủ tục còn lạc hậu, nặng nề. Bởi vậy, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà n−ớc ta rất quan tâm chú trọng đến vấn đề giáo dục nói chung cũng nh− giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Điều 36 Hiến pháp 1992 xác định: "... Nhà n−ớc thực hiện chính sách −u tiên, bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn".

Giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà n−ớc ta rất quan tâm. Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các đồng bào dân tộc thiểu số phải đ−ợc tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 22 ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP- VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07 tháng 9 năm 1999 càng khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà n−ớc ta về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc ít ng−ờị Trong chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà n−ớc ta hiện nay vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số là nhiệm vụ rất quan trọng. Nếu không giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí cho cán bộ nhân dân các dân tộc thiểu số thì không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấu tranh tiến tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội: Nghiện hút, cờ bạc, tảo hôn, mê tín, các vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ rừng... Đây là vấn đề nóng bỏng hiện naỵ

Là dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc Chăm cũng luôn đ−ợc Đảng Và Nhà n−ớc quan tâm bằng những chính sách chung, đồng thời cũng có những chính sách riêng nh− Chỉ thị 121/CT-TW ngày 26 tháng 10 năm 1981 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối với đồng bào Chăm tạo điều kiện cho đồng bào Chăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thông tri 03/TT/TW ngày 17 tháng 10 năm 1991 về công tác đối với đồng bào Chăm, Nghị định 69/CP/99, Nghị quyết Trung −ơng 7 khóa IX...

Với đặc điểm khá đặc biệt xét trên ph−ơng diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ng−ỡng tôn giáo, luật tục ng−ời Chăm còn ảnh h−ởng nặng nề đến đời sống cộng đồng, việc giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp

luật cho đồng bào ng−ời Chăm là vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng, thực hiện đúng chủ tr−ơng, đ−ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc ta về công tác dân tộc.

1.2.3. Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Chăm nói riêng

Hiến pháp n−ớc ta đã ghi nhận nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng tr−ớc pháp luật không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng tài sản. Tuy nhiên, ngay cả khi pháp luật đã ghi nhận nguyên tắc về sự bình đẳng ấy thì việc sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ để ghi nhận, bảo vệ và m−u cầu hạnh phúc của mỗi chủ thể cũng không giống nhaụ Khả năng sử dụng công cụ pháp luật của mỗi chủ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− địa vị chính trị, địa vị kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm sử dụng hệ thống pháp luật của chủ thể ấỵ.. Hiện nay, trong bộ phận dân c− của Việt Nam vẫn còn nhiều đối t−ợng bị thiệt thòi so với những đối t−ợng khác trong việc tiếp cận với hệ thống pháp luật. Đó là nhóm những ng−ời có mức sống thấp, có học vấn thấp, đặc biệt là cộng đồng dân c− ở miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiếp cận pháp luật của đối t−ợng này, trong đó nguyên nhân kinh tế là nền tảng.

Cũng nh− các dân tộc thiểu số khác trong công đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Chăm cũng là đối t−ợng mà điều kiện tiếp cận pháp luật còn hạn chế. Do điều kiện và trình độ phát triển kinh tế của các vùng ng−ời Chăm sinh sống còn phổ biến là sản xuất nhỏ, lạc hậu, tuy đời sống của ng−ời Chăm nói chung so với một số dân tộc thiểu số khác có khá hơn nh−ng phổ biến vẫn là đói nghèọ Do kinh tế khó khăn, cuộc sống với những lo toan th−ờng nhật về lao động sản xuất để nuôi sống bản thân và gia đình đã thu hút hết sự quan tâm và thời gian của họ. Ng−ời dân còn ch−a hiểu biết rằng chính pháp luật là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, là ph−ơng tiện giúp họ thực hiện các quyền tự do dân chủ của

mình, tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và quan trọng hơn là pháp luật giúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà n−ớc ta đã ban hành nhiều chính sách, ch−ơng trình quốc gia với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ng−ời nghèo, tạo điều kiện để các vùng nghèo mà chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (trong đó có vùng ng−ời Chăm sinh sống) thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả n−ớc. Để hỗ trợ cho các đối t−ợng trên tiếp cận với pháp luật, Nhà n−ớc đã triển khai một số hoạt động nh−: Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho ng−ời nghèo, ng−ời có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng tủ sách pháp luật ở cấp xã... Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầụ

Mặt khác, trong đời sống sinh hoạt của ng−ời Chăm, luật tục còn chi phối nặng nề, có nhiều luật tục tốt có ý nghĩa tích cực cần phát huy, nh−ng cũng còn nhiều những hủ tục lạc hậu ảnh h−ởng không tốt đến đời sống cộng đồng nh−ng ch−a đ−ợc xóa bỏ. Bởi vậy, tăng c−ờng công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm là vấn đề cấp bách có ý nghĩa quan trọng.

1.2.4. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế

Đồng bào Chăm là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc ở n−ớc ta, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đờị Trong kháng chiến, đồng bào Chăm đã có những đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng đất n−ớc, đồng bào Chăm luôn thực hiện tốt các chủ tr−ơng của Đảng và pháp luật của Nhà n−ớc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và các chiêu bài về "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" trong chiến l−ợc

"diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đang gây ra không ít những phức tạp, bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộị Hơn nữa "đã từ lâu vấn đề dân tộc Chăm luôn bị các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng nhằm gây mất ổn định chính trị, một số đối t−ợng cực đoan trong các tổ chức ng−ời Chăm ở n−ớc ngoài đã và đang tìm cách móc nối với đối t−ợng trong n−ớc tuyên truyền, khơi dậy nguồn gốc lịch sử dân tộc, tinh thần phục quốc, kích động một số ng−ời Chăm nói xấu chế độ ta, đi ng−ợc lại lợi ích của khối đại đoàn kết dân tộc, đòi phục hồi v−ơng quốc Chămpạ Bên cạnh đó, gần đây trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến các n−ớc hồi giáo cùng với sự tác động của các thế lực thù địch vào sự kiện Tây Nguyên cũng ảnh h−ởng tới tình hình an ninh vùng đồng bào Chăm. ở trong n−ớc, do nhiều yếu tố tác động nên có một số cán bộ, trí thức, chức sắc dân tộc Chăm vẫn còn tâm t− mặc cảm cho rằng chính quyền ch−a tin dùng, bị phân biệt đối xử, các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa cá nhân ng−ời Chăm và ng−ời Kinh ở địa ph−ơng, cùng với các vấn đề khác nh− tôn giáo đang tranh giành ảnh h−ởng phát triển tín đồ, tranh chấp đất đai, vấn đề cán bộ dân tộc... vẫn đang diễn ra [43].

Bởi vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc Chăm, giúp họ hiểu đ−ợc chủ tr−ơng, đ−ờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà n−ớc, biết sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, thực hiện nghĩa vụ xã hội là vấn đề cấp bách hiện naỵ

Kết luận ch−ơng 1

Qua việc phân tích khái niệm chung về giáo dục pháp luật và phân tích đặc điểm đặc thù về giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm cho thấy: - Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định h−ớng, có mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Là một dạng

của giáo dục nh−ng giáo dục pháp luật có mục đích, đối t−ợng chủ thể, nội dung, hình thức ph−ơng pháp riêng.

- Giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm nói riêng thực chất là công tác vận động quần chúng thực hiện chủ tr−ơng, đ−ờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n−ớc. Do đó, để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả phải nghiên cứu các đối t−ợng, tìm ra đặc điểm đặc thù để lựa chọn nội dung, áp dụng hình thức ph−ơng pháp phù hợp.

- Giáo dục pháp luật nói chung giáo dục pháp luật cho đồng bào ng−ời Chăm nói riêng là yêu cầu khách quan có ý nghĩa quan trọng và cấp bách xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từ chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, từ vai trò của giáo dục pháp luật và từ tình hình thực tiễn hiện naỵ

Ch−ơng 2

Thực trạng giáo dục pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho đồng bào Ng−ời chăm ở tỉnh ninh thuận hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay (Trang 29 - 37)