III. Nhận xét và đánh giá
2. Đối với quy trình kiểm toán tiền mặt và các khoản cho vay.
Nhận xét đối với quy trình kiểm toán tiền mặt tại quỹ:
Nhìn chung quy trình kiểm toán tiền mặt tuân thủ theo đúng quy trình kiểm toán chung đã đề ra. Đây là một khoản mục trọng yếu đối với đơn vị, song trong quá trình hoạt động các thủ tục kiểm soát đối với tiền mặt là hữu hiệu do đó đây là phần hành ít có rủi ro, hoặc có thì rủi ro đó không lớn có thể bỏ qua.
Tuy nhiên trong khi thực hiện các thủ tục phân tích, kiểm toán viên chỉ thực hiện trên BCĐKT và BCKQKD mà không thực hiện với BCLCTT.
Thêm vào đó kiểm toán viên đã bỏ qua kiểm tra tính đúng kỳ của các phiếu thu, phiếu chi trong quá trình kiểm tra chi tiết.
Trong nhiều trường hợp khác khi kiểm tra số dư cuối kỳ Tiền mặt kiểm toán viên chỉ thu thập Biên bản kiểm kê mà quên báo cáo kiểm kê. Thông thường, biên bản kiểm kê không ghi lại số hiệu phiếu thu, phiếu chi cuối cùng mà chỉ có Báo cáo kiểm kê mới ghi.
Việc chọn mẫu các phiếu thu, phiếu chi hoàn toàn phụ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Theo đó, nếu táhng nào các nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng khoản mục được chọn để kiểm tra. Hướng kiểm tra tập trung vào các khoản mục có số tiền lớn, có biểu hiện bất thường, phức tạp hoặc hạch toán không theo hệ thống. Cách kiểm tra này không thực sự hiệu quả và không mang tính khoa học do những gian lận sai sót vẫn có thể xảy ra ngay trong những khoản mục nhỏ hoặc vừa phải, không có tính chất bất thường. Do đó để hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền mặt tại quỹ, kiểm toán viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi kiểm toán tiền mặt, kiểm toán viên không nên bỏ qua thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của các phiếu thu, chi. Theo đó kiểm toán viên sẽ kiểm tra các chứng từ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ kế
toán để khẳng định các đơn vị không trình bày sai các khoản thu chi trong kỳ. Kiểm toán viên nên chọn ra năm khoản thu, năm khoản chi trước và sau ngày kết thúc niên độ 10 ngày và ghi vào giấy làm việc các kết quả thu được, ghi rõ số hiệu phiếu thu, chi cuối cùng. Kiểm toán viên nên thu thập Biên bản kiểm kê và Báo cáo kiểm kê, ghi lại phiếu thu, chi hoặc xem khách hàng có ghi lại không nhằm phát hiện các trường hợp khách hàng ghi khống hoặc loại bỏ, chuyển các phiếu chi, thu giữa các niên độ kế toán.
- Để thuận tiện nhất trong viêc chọn mẫu, kiểm toán viên nên chọn phương pháp chọn ngẫu nhiên cho các khoản thu và các khoản chi trong kỳ theo đó Tổng thể là tổng thu và tổng chi. Số mẫu cần kiểm tra được tính theo công thức:
Bước chọn mẫu(J) = Giá trị trọng yếu chi tiết(MP)/Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết(R)
Số mẫu cần kiểm tra(N) = Số dư mẫu cần kiểm tra(P)/Bước chọn mẫu J
từ đó kiểm toán viên sẽ chọn ra các chứng từ thu, chi để kiểm tra. Mặt khác để giảm rủi ro đối với khảon mục tiền mặt, nâng cao chất lượng ý kiến của kiểm toán viên về tính chặt chẽ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên nên kết hợp chọn mẫu kiểm toán với xét đoán nghề nghiệp.
- Kiểm toán viên nen thực hiện các thủ tục kiểm tra trên BCLCTT để có sự hiểu biết tổng quan và chi tiết hơn về các dòng tièn trong ngân hàng.
- Hiện nay việc lập và công bố BCLCTT, Bộ tài chính mà đại diện là Vụ kế toán chỉ ra các văn bản khuyến khích các ngân hàng thực hiện nhưng không bắt buộc. Đối với biên bản kiểm kê, Bộ tài chính bắt buộc các ngân hàng lập nhưng không quy định nội dung, hình thức của biên bản. Ngoài ra Bộ tài chính cũng chỉ mới ban hành được bốn chuẩn mực
kế toán làm cơ sở cho các hoạt động của ngân hàng nói chung, các ngân hàng nói riêng. Việc thiếu các chuẩn mực hành nghề cũng như không quy định chi tiết bắt buộc những vấn đề trên đã khiến các ngân hàng lúng túng trong công tác kế toán cũng như thực hiện lộn xộn trong công tác này. Bộ tài chính cần ra các văn bản pháp lý quy định chi tiết rõ ràng về việc lập BCLCTT cũng như Báo cáo kiểm kê.
Nhận xét đối với quy trình kiểm toán các khoản cho vay:
Nhìn chung việc thực hiện kiểm toán nghiệp vụ tín dụng được thực hiện theo đúng quy trình kiểm toán thông thường. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán tín dụng do kiểm toán viên thực hiện thường là ý kiến về số dư tài khoản cho vay, chưa đưa ra được ý kiến về rủi ro đối với khoản cho vay. Đây là một vấn đề quan trọng đối với ngân hàng. Chính vì vậy, ngay bây giờ Phòng kiểm toán nội bộ phải tiến hành nghiên cứu thiết kế quy trình đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay của khách hàng.
Để đánh giá chính xác về rủi ro đối với các khoản cho vay và hạn chế rủi ro đối với nghiệp vụ này, bảo vệ tài sản của ngân hàng, kiểm toán viên tập trung vào ba vấn đề chính như: xem xét tình hình kinh tế của khách hàng vay tín dụng; đánh giá phân loại hồ sơ vay theo tiêu chí chất lượng các khoản vay; xác định mức độ tập trung tín dụng đối với người vay đã hợp lý và có khả năng xảy ra rủi ro không?
- Trước tiên kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng. Việc tìm hiểu này được Phòng kiểm toán nội bộ thu thập từ trước, có thể mô tả lại dưới dạng Bảng câu hỏi, lưu đồ hoặc bản tường thuật. Sau khi xem xét cách thức quản lý rủi ro tín dụng mà Ban lãnh đạo ngân hàng lựa chọn, kiểm toán viên cần chỉ ra những ưu, khuyết điểm của chúng và xem xét mức độ rủi ro có thể chấp nhận được có thoả đáng không( tuỳ mỗi ngân hàng có một mức độ cụ thể vì ngân hàng có tiềm lực sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao để kinh doanh còn
các ngân hàng yếu hơn thì ngược lại). Do vậy, kiểm toán viên cần phải có những hiểu biết về vấn đề này.
- Sau khi có được hiểu biết sơ bộ về quản lý rủi ro, kiểm toán viên chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Việc chọn mẫu phải đảm bảo mẫu chọn bao gồm các khoản vay gặp khó khăn trong việc hoàn trả, các khoản cho vay phải điều chỉnh lại giá trị, các khách hàng phải thấu chi nhiều. Kiểm toán viên phân tích các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, có thể kết hợp với quan sát thực tế cơ sở vật chất của một số khách hàng để đánh giá chính xác hơn.
- Sau khi thực hiện công việc đánh giá khả năng thu hồi được các khoản cho vay, kiểm toán viên tập hợp kết quả việc trình bày kết quả có thể được thể hiện trên mẫu biểu phân tích tình hinh tài chính của người vay( biểu số 28). Các chỉ tiêu của bảng bao gồm thông tin để tính toán các tỷ suất thanh toán như: tổng số tài sản lưu động; tổng số vốn bằng tiền; tổng số nợ ngắn hạn; tổng số nợ phải thu; tổng số nợ phải trả; tổng doanh thu bán chịu thực; bình quân các khoản phải thu; thời gian của kỳ phân tích; số vòng luân chuyển các khoản phải thu. Các chỉ tiêu này kiểm toán viên thu thập trên bảng cân đối tài sản, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Từ các số liệu trên kiểm toán viên tiến hành tính toán các tỷ suất để đưa ra đánh giá xem khả năng thanh toán theo ba mức độ tốt, chấp nhận được và cần lưu ý.