Kiểm tra chi tiết các số dư nợ( kiểm tra hồ sơ cho vay)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 73 - 75)

- Về công tác ký hợp đồng một số nghiệp vụ cho vay, đi vay khách hàng với số tiền lớn lại thiếu hoá đơn do khách hàng quen Đề nghị đơn vị ký kết hợp đồng rõ ràng

5.2.2.3. Kiểm tra chi tiết các số dư nợ( kiểm tra hồ sơ cho vay)

Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các khách hàng vay của ngân hàng trên “ sao kê chi tiết nghiệp vụ cho vay và thu nợ của Phòng tín dụng” để kiểm tra. Mục tiêu của việc chọn mẫu này để phục vụ kiểm tra chi tiết. Đối với mỗi mẫu được chọn, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra để phục vụ cho việc đưa ra ý kiến của từng công việc cụ thể. Trong quá trình kiểm tra kiểm toán viên phải xem xét mẫu trên khía cạnh về khớp đúng số liệu với các chứng từ có liên quan. Các vấn đề cần kiểm tra bao gồm 5 vấn đề sau:

Kiểm tra hệ thống nghiệp vụ cấp tín dụng Kiểm tra việc theo dõi lãi vay và nợ vay Kiểm tra việc quản lý tài sản thế chấp Kiểm tra hệ thống thu nợ

Kiểm tra hệ thống cho vay đồng tài trợ

Kiểm tra hệ thống nghiệp vụ cấp tín dụng:

Kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố sau: <1>Đơn xin vay

<2>Phương án kinh doanh, các hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính của bên vay

<3>Tờ phân tích năng lực hoạt động, tài chính khả năng trả nợ của cán bộ tín dụng

<4>Phê duyệt tờ trình theo phân cấp( của trưởng phòng tín dụng, Ban giám đốc, Biên bản họp hội đồng tín dụng, xin phép đối với các khoản vay đặc biệt)

<5>Hợp đồng tín dụng đã được ký kết( ngày của hợp đồng tín dụng phải sau ngày của tờ tín dụng)

<6>Giá trị của khoản vay so với giá trị tài sản thế chấp <7>Lãi xuất cho vay theo thoả thuận giữa hai bên

<8>Đề nghị giải ngân của khách hàng đã được ngân hàng chấp thuận, ngày ( giải ngân), nhận nợ không trước ngày ký hợp đồng.

<9>Chứng từ giải ngân ( giấy nhận nợ) có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền của bên vay và cho vay kiểm tra hạch toán khoản vay tại phòng kế toán

Kiểm tra việc theo dõi nợ vay và lãi vay

Bao gồm:

<10>Kiểm tra việc theo dõi của phòng tín dụng đối với khoản nợ vay (theo dõi trên hợp đồng tín dụng hoặc trên sổ riêng nếu có )

<11>Theo dõi nợ vay tại phòng kế toán (các thông tin về khoản vay tại Phòng kế toán thống nhất với thông tin về khoản vay tại phòng tín dụng) <12>Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay hoặc các chứng từ thay thế khác

<13>Kiểm tra việc tính lãi và theo dõi lãi vay tại Phòng tín dụng

<14>Kiểm tra việc hạch toán và theo dõi vay(hạch toán nội ngoại bảng tại phòng kế toán)

<15>Đối với trường hợp gia hạn nợ, giãn nợ, kiểm tra đơn xin gia hạn, tờ trình và phên duyệt thời gian gia hạn phù hợp với quy chế cho vay hoặc phải có sự cho phép của ngân hàng Nhà nước.

<16>Kiểm tra việc hạch toán ngoại bảng các khoản nợ quá hạn và lãi chưa thu.

Kiểm tra việc quản lý tài sản thế chấp

Bao gồm các yếu tố sau:

<17>Biên bản định giá tài sản thế chấp và các giấy tờ bổ trợ ( giấy phép sử dụng, quyền sở hữu…)

<19>Kiểm tra việc đánh giá năng lực bảo lãnh(đối với bên bảo lãnh), hợp đồng

<20>Kiểm tra lưu trữ, bảo quản, ghi nhận tài sản thế chấp

Kiểm tra hệ thống thu nợ

Gồm có:

<21>Kiểm tra chứng từ thu nợ

<22>Ghi nhận và hạch toán của kế toán <23>Cập nhật trong hồ sơ tín dụng

Kiểm tra hệ thống cho vay đồng tài trợ

Gồm các yếu tố:

<24>Kiểm tra hợp đồng tài trợ với các ngân hàng khác

<25>Đối chiếu số tiền giải ngân với các điều khoản trong hợp đồng đồng tài trợ

<26>Kiểm tra các nghiệp vụ đảm bảo tín dụng theo các điều khoản hợp đồng cho vay đồng tài trợ.

Các vấn đề này được kiểm toán viên kiểm tra trong quá trình tham chiếu, kiểm tra chi tiết các tài liệu. Sau khi kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên báo cáo cho trưởng phòng về kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w