lệnh tổ chức luật s− năm 1987
2.1.1. Giai đoạn từ ngày tháng 9 năm 1945 đến Hiến pháp năm 1980 Tr−ớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổ chức và hoạt động luật s− ở Việt Nam hoàn toàn theo quy chế của Cộng hòa Pháp, ng−ời Pháp chiếm độc quyền về hoạt động luật s−. Ngày 25/5/1930, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh về tổ chức, hoạt động luật s−, theo đó chính quyền thực dân đã tổ chức Hội đồng luật s− ở Hà Nội và Sài Gòn có ng−ời Việt Nam tham giạ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân, bộ máy t− pháp của chính quyền nhân dân đ−ợc thiết lập. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã đ−ợc ghi nhận ngay từ Sắc lệnh đầu tiên về Tòa án. Điều 5 Sắc lệnh số 33C/SL ngày 13/9/1945 thiết lập các Tòa án quân sự quy định: "Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một ng−ời khác bênh vực cho mình" [10]. Đồng thời, chỉ hơn một tháng sau khi Nhà n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 quy định về tổ chức đoàn thể luật s−. Việc ban hành Sắc lệnh số 46/SL là nhằm duy trì tổ chức luật s− tr−ớc năm 1945 với một số điểm sửa đổi cho thích hợp với chính quyền dân chủ nhân dân. Ngày 01/12/1945, Bộ T− pháp đã ban hành Nghị định số 37 về bộ máy của Bộ T− pháp trong đó đã quy định (trực tiếp là Phòng Ba) có trách nhiệm quản lý luật s−.
Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo là nguyên tắc dân chủ quan trọng trong tố tụng đã đ−ợc thừa nhận và thể hiện trong Điều 67 Hiến pháp đầu tiên của n−ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 nh− sau: "Ng−ời bị cáo đ−ợc
quyền tự bào chữa lấy hoặc m−ợn luật s−" [27, tr. 23]. Để thực hiện quyền bào chữa, quyền Hiến định của bị can, bị cáo, Hồ Chủ tịch tiếp tục ban hành Sắc lệnh số 217/SL ngày 22/11/1946 cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật khoa đ−ợc bổ nhiệm sau 19/8/1945, sau khi đã thực hành chức vụ t− pháp trong một thời hạn là ba năm tr−ớc các tòa án đệ nhị cấp, các tòa án quân sự, các tòa án binh hay tòa th−ợng thẩm có thể ra làm luật s− mà không phải tập sự tại một Văn phòng luật s−.
Do điều kiện lúc bấy giờ số l−ợng luật s− ở n−ớc ta rất ít, mặt khác do hoàn cảnh kháng chiến một số luật s− đã tham gia cách mạng, còn một số luật s− thì chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Vì vậy, vào thời kỳ này hầu nh− các Văn phòng luật s− đều ngừng hoạt động. Để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, trong khi số l−ợng luật s− còn ít, Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 (về sau Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 đã sửa đổi Sắc lệnh này) đã đ−ợc ban hành, cho phép nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật s− bênh vực cho mình. Công dân đó phải đ−ợc ông Chánh án thừa nhận. Ng−ời đứng ra bênh vực không đ−ợc nhận tiền thù lao của bị can hoặc nhân thân bị can. Để cụ thể hóa Sắc lệnh 69/SL ngày 18/6/1949, Bộ T− pháp đã ban hành Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/1/1950 ấn định điều kiện để làm bào chữa viên và phụ cấp của bào chữa viên.
Nh−ng kể từ cuối năm 1946, đất n−ớc ta b−ớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Sắc lệnh số 46/SL và các quy định khác về luật s− không có điều kiện thi hành trên thực tế. Từ năm 1951, Đoàn thể luật s− tạm ngừng hoạt động. Sau 1954, ở miền Bắc, Đoàn thể luật s− mới tiếp tục hoạt động trở lại, ở Hà Nội có một Hội đồng luật s−.
Theo Hiến pháp 1959, đã thiết lập hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát riêng. Trong Chính phủ lúc này không có Bộ T− pháp. Một số lĩnh vực của công tác hành chính t− pháp đ−ợc giao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữạ Để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã đ−ợc Hiến
pháp năm 1959 quy định tại Điều 101, năm 1963 Văn phòng luật s− thí điểm đ−ợc thành lập lấy tên Văn phòng luật s− Hà Nộị
Sau khi Văn phòng luật s− thí điểm đ−ợc thành lập, tình hình yêu cầu bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân tr−ớc tòa ngày càng tăng. Lúc đầu Văn phòng luật s− chỉ nhận bào chữa những vụ án do tòa án yêu cầu, về sau các bị cáo, đ−ơng sự mời luật s− thì trực tiếp đến Văn phòng luật s−.
Từ năm 1963 đến khi bản Hiến pháp năm 1980 ra đời, Nhà n−ớc ta không ban hành một văn bản pháp luật riêng về công tác bào chữạ
Mặc dù Hiến pháp 1946, 1959 đều thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và Nhà n−ớc đã ban hành một số Sắc lệnh về công tác bào chữa nh−ng thực tế trong giai đoạn này ở n−ớc ta nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và các Sắc lệnh về công tác bào chữa ít đ−ợc thực thị Chế định bào chữa viên nhân dân lúc này cũng có áp dụng trong hoạt động xét xử nh−ng tổ chức và hoạt động luật s−, một trong những cơ chế quan trọng bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo đ−ợc Hiến pháp quy định ch−a đ−ợc hình thành. Công tác quản lý luật s− ch−a đ−ợc nhà n−ớc coi trọng, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về luật s− và hành nghề luật s− đ−ợc ban hành còn rất đơn giản, sơ sàị Nhà n−ớc ch−a ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao tạo cơ sở cho việc hình thành lên tổ chức và hoạt động luật s−.
2.1.2. Giai đoạn từ Hiến pháp năm 1980 đến Pháp lệnh tổ chức luật s− năm 1987
Hiến pháp năm 1980 một lần nữa ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáọ Điều 133 Hiến pháp năm 1980 quy định: "Tổ chức luật s− đ−ợc thành lập để giúp bị cáo và các đ−ơng sự khác về mặt pháp lý" [27, tr. 128]. Đó là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một văn bản pháp luật về tổ chức luật s− ở Việt Nam.
Sau khi có nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập lại Bộ T− pháp, ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ tr−ởng ban hành Nghị định số 143/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ T− pháp. Bộ T− pháp có nhiệm vụ quản lý hoạt động hành chính t− pháp trong đó có hoạt động luật s−. Trong khi chờ một văn bản pháp luật về tổ chức luật s−, sau khi trao đổi với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số cơ quan hữu quan khác, Bộ T− pháp ban hành Thông t− số 691/QLTPK ngày 31/10/1983 h−ớng dẫn về công tác bào chữa, trong đó quy định:
ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng... hiện nay đã có tổ chức luật s− biện hộ thì củng cố lại về tổ chức, quản lý chặt chẽ hơn về hoạt động theo tinh thần của thông t− nàỵ ở các tỉnh khác và đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, nếu có đủ điều kiện về nhân sự và đ−ợc ủy ban nhân dân tỉnh, đặc khu cho phép thì thành lập Đoàn bào chữa viên tỉnh.
Ng−ời làm công tác bào chữa phải là công dân của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt; g−ơng mẫu chấp hành đ−ờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà n−ớc; có kiến thức pháp lý cần thiết.
Ng−ời muốn làm công tác bào chữa tự nguyện làm đơn và sơ yếu lý lịch gửi tới Sở T− pháp [3].
Thực hiện thông t− này, các cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền đã tích cực, khẩn tr−ơng thành lập các Đoàn bào chữa viên nhân dân, lựa chọn những ng−ời có đủ điều kiện để công nhận bào chữa viên. Cho đến cuối năm 1987 đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập Đoàn bào chữa viên nhân dân với gần 400 bào chữa viên và tồn tại cho đến khi ban hành Pháp lệnh tổ chức luật s− năm 1987. Công tác quản lý tổ chức bào chữa viên nhân dân và hoạt động của bào chữa viên b−ớc đầu đ−ợc quan tâm thể hiện ở chỗ các Sở T− pháp địa ph−ơng
đã thực hiện việc xây dựng và quản lý tổ chức, h−ớng dẫn kiểm tra hoạt động của đoàn bào chữa viên và các bào chữa viên, bồi d−ỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ v.v... Trong khi ch−a có tổ chức luật s− và đội ngũ luật s−, việc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng hình thành các đoàn bào chữa viên nhân dân và đội ngũ bào chữa viên đã đáp ứng một phần nhu cầu bào chữa của bị can, bị cáọ Đây là cơ sở, là tiền đề cho việc hình thành tổ chức luật s− và đội ngũ luật s− sau nàỵ
Tuy nhiên, công tác quản lý về tổ chức và hoạt động bào chữa còn rất nhiều bất cập. Về phía quản lý nhà n−ớc, khâu quan trọng là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về luật s− và hành nghề luật s− thì không đ−ợc chú trọng, mới chỉ ban hành d−ới hình thức "thông t−" h−ớng dẫn về công tác bào chữa, một hình thức văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp. Đồng thời, Nhà n−ớc ch−a quan tâm trong việc xây dựng chiến l−ợc và chính sách để hình thành và phát triển nghề luật s−. Đối với quản lý hoạt động bào chữa của các đoàn bào chữa viên nhân dân thì không đ−ợc thực hiện bởi pháp luật ch−a quy định trách nhiệm quản lý, nội dung quản lý và giám sát hoạt động bào chữa của đoàn bào chữa viên nhân dân đối với đội ngũ bào chữa viên.
Nh− vậy, trong suốt giai đoạn dài từ tháng 9 năm 1945 đến ngày Pháp lệnh tổ chức luật s− có hiệu lực (30/12/1987), tổ chức luật s− ở n−ớc ta ch−a đ−ợc hình thành, đồng thời cũng ch−a có nghề luật s−. Công tác xây dựng đội ngũ luật s− và quản lý luật s− ch−a đ−ợc quan tâm.
ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã ban hành Sắc luật số 01 năm 1976, theo đó bị can, bị cáo có thể nhờ bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình.
Chính quyền ngụy Sài gòn cũng đã ban hành Luật số 1/62 ngày 08/01/1962 ấn định quy chế luật s− và tổ chức luật s− đoàn.