Lời nửa trực tiếp.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp (Trang 39 - 43)

II. Hành vi hớng nội ngôn ngữ và những xung đột nội tâm.

3.Lời nửa trực tiếp.

Một trong những sáng tạo ngôn ngữ thành công nhất của Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm là ngôn ngữ bán trực tiếp. Đó là khi lời nhân vật

hoà trong lời tác giả, nh một hình thức "hát đồng ca", "hoà giọng" tạo nên tính "đa thanh, phức điệu" (Bakhtin) cho tiểu thuyết.

Với một tâm hồn phức tạp nh Acxinhia lời nửa trực tiếp thực sự phát huy tận độ vai trò làm hiện diện ý thức nhân vật; cho phép tác giả cũng nh độc giả thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín, khám phá những góc khuất tâm t, những ba động trong tâm hồn bí ẩn của nữ nhân vật chính.

Theo thống kê cha đầy đủ của chúng tôi, trong Sông Đông êm đềm có khoảng hai mơi lần Sôlôkhôp dùng ngôn ngữ bán trực tiếp đối với Acxinhia, nhiều nhất là ở tập Bốn. Một độ dày đặc của lời nửa trực tiếp ở tập bốn chứng tỏ những đấu tranh nội tâm nhân vật diễn ra thờng xuyên và gay gắt hơn. ở

tập Một, hầu hết lời nửa trực tiếp tập trung diễn tả những xung đột trong Acxinhia khi tình yêu với Grigôri sôi nổi, nồng nhiệt với những rung động, nhớ nhung, khao khát, đau khổ... ở phút ban đầu. ở tập Ba chỉ hai lần nhà văn dùng lời nửa trực tiếp là khi thể hiện những sắc thái mới của tình yêu đã chuyển sang giai đoạn đằm lắng, sâu sắc hơn.

Nh chúng tôi đã nêu, ngôn ngữ bán trực tiếp là một phơng tiện hữu hiệu cho phép nhà văn thâm nhập rất sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Acxinhia là ngời đàn bà mạnh mẽ, quyết liệt, không dễ đầu hàng trong tình yêu. Khi Grigôri "kết liễu" với nàng, ban đầu Acxinhia đau khổ, bất lực nhng sau bao nhiêu lần thể xác bị chồng hành hạ đến "nhão nhoét", tâm hồn nàng đi đến chín muồi một quyết định, một quyết tâm sống chết: đoạt lại Grigôri bằng mọi cách, bằng mọi giá.

Sôlôkhôp đã phân tích quá trình diễn biến tâm lý của Acxinhia một cách tỉ mi: "Trong lòng Acxinhia, căm thù và tình yêu lớn lao trộn lẫn làm một. Trong t tởng, ngời đàn bà đã đi tới một ý định rồ dại mới, một sự cuồng si nh cũ: nàng quyết định đoạt lại Grisca từ tay Natalia... Nàng suy tính. Nàng rà đi xét lại. Nhng chỉ có một điều nàng quyết tâm làm kỳ đợc: giành lại Grisca, từ tay tất cả mọi ngời, làm cho Grisca chìm ngập trong tinh yêu của mình, chiếm hẳn lấy Grisca nh trớc kia... tận đáy trái tim nàng một cá gì

đến tình yêu lớn lao, từ ý định rồ dại mới đến sự cuồng si nh cũ, từ quyết tâm giành kỳ đợc đến chiếm hẳn lấy vĩnh viễn; từ ý thức chiếm đoạt lại ngời yêu đến nỗi đau nhức nhối làm tình làm tội, vì cha thực hiện đợc... chừng ấy cung bậc cảm xúc nung nấu, giằng xé ghê gớm tâm can ngời đàn bà có tình yêu ghê gớm ấy. Từng biến thái tinh vi, nhỏ nhặt nhất của thế giới nội tâm nhân vật đều đợc nghệ sĩ Sôlôkhôp thâm nhập, đón bắt. Nhà văn nh "nhập thân" vào nhân vật để nói lên tiếng lòng kín nhiệm thẳm sâu. Giọng điệu của tác giả hoà quyện với tiếng nói bên trong của Acxinhia tạo thành một phức hợp tình cảm, một phức điệu ngôn ngữ diễn tả tiếng nói đa thanh của tâm hồn.

Cuối tập Một, Sôlôkhôp liên tục sử dụng lời nửa trực tiếp để thể hiện nỗi nhớ Grigôri và tình yêu con vô hạn của Acxinhia. Đoạn đời của Acxinhia đợc miê tả ở cuối tập là quãng đời sóng gió, nhiều biến động dữ dội và kịch tính. Đó là những ngày đầu tiên Grigôri đi lính, nỗi nhớ nhung vò xé tâm hồn ngời đàn bà luôn khao khát yêu đơng "những đêm dài đau thơng dằn vặt đã làm Acxinhia già đi" (547/I). Yêu con cũng là một hình thức thể hiện tình yêu đối với Grigôri của Acxinhia (sau này khi không còn có con nữa, Acxinhia đã yêu Grisca với sự trìu mến gần nh của một ngời mẹ). Trang 546 đến 547 Sôlôkhôp toàn dùng lồi nửa trực tiếp miêu tả nỗi lòng thơng nhớ Grigôri đã chuyển hoá thành tình yêu đối với đứa con gái nhỏ của chàng ở Acxinhia. Nàng đã trút sang đứa con - mà giờ đây nàng tin chắc là giọt máu nhà Mêtêkhôp, giống Grisca nh tạc - toàn bộ tình yêu đối với cha nó. Điều đó giải thích vì sao nàng lại đau khổ đến gần nh mất trí khi đứa con ấy mất đi. ở

trang 575 Sôlôkhôp đã dùng lời nửa trực tiếp để nói về nỗi đau đớn điên dại của Acxinhia, những ám ảnh khôn nguôi về hình ảnh đứa trẻ. Điều này giải thích tại sao Acxinhia lại mềm yếu và lú lẫn đến mức trao thân một cách vô thức cho Litnhitki: "tâm hồn nàng trống rỗng, đen tối nh cha từng thấy" (577/I).

ở trang 504 tập bốn, một lần nữa Sôlôkhôp lại cho thấy niềm khát khao đợc làm mẹ mãnh liệt đến nhờng nào trong Acxinhia - làm mẹ những đứa con của Grisca. Nàng không dám đa tay lau những giọt nớc mắt tràn trề, làm tim nàng đau nhói vì sợ làm thức giấc hai đứa con của Grigôri đang ngủ

trên tay nàng. Acxinhia cũng giống nh hình ảnh con thiên nga trắng xoè cánh ấp ủ cho những giọt máu - những đứa con của ngời mình yêu giờ đang côi cút, trong khi chính nàng cũng đang côi cút một mình.

Tập bốn có nhiều đoạn lời nửa trực tiếp ở nhân vật Acxinhia kéo dài hai ba trang sách, nhà văn thờng đi sâu vào mọi ngõ ngách của nội tâm nhân vật ở những thời điểm bớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời, hay những khi nữ nhân vật đắm mình trong thiên nhiên, trong những hồi ức. (trang 14; 19 đến 21 tập IV; trang 451/IV...). Với thiên nhiên và với tình yêu tâm hồn Acxinhia luôn rộng mở. Nàng đã sống tất cả những cung bậc tình cảm, những rung động mãnh liệt nhất của tâm hồn trong thiên nhiên và tình yêu.

Hồi ức cuối cùng của Acxinhia là về những ngày chờ đợi Grigôri đến mỏi mòn, rời rã. Vang lên trong tâm hồn nữ nhân vật chính là bài dân ca sầu thảm than thở về số phận đắng cay của ngời đàn bà. Trong lòng Acxinhia hỗn độn bao nhiêu cảm xuíc: nỗi buồn nhức nhối cho cuộc đời ngọt bùi thì ít mà xót xa thì nhiều của mình; nỗi cô đơn dằng dặc theo ngày tháng; niềm hy vọng mong manh vẫy gọi nàng ở tận chân trời với ảo ảnh của hạnh phúc... Sôlôkhôp đã dành hai trang sách để khắc hoạ những nỗi niềm tâm sự đầy nớc mắt của Acxinhia. Đến lúc cuộc sống tởng chừng nh cùng đờng tuyệt lộ thì Grigôri trở về nh một giấc mơ. "Mới hôm qua nàng còn nguyền rủa cuộc đời mình, mọi vật xung quanh còn xám xịt và rầu rĩ nh trong ngày ma rầm. Nhng hôm nay toàn thế giới lại hiện ra trớc mắt nàng vui vẻ và tơi sáng nh sau một trận ma thuận ngày hè" (739/IV).

Đến những trang cuối của cuộc đời, Acxinhia trở nên sâu lắng, đa sầu đa cảm hơn bao giờ hết. "Sông Đông đã chảy bao nhiêu nớc..." bao nhiêu sóng gió to đã xô qua trên đầu nàng nhng có một điều là tình yêu sôi nổi cháy bỏng với Grigôri vẫn nguyên vẹn nh những trang đầu. Khi vắng chàng mặt đất ngừng hát ca, mặt trời ngừng chiến sáng, cuộc sống buồn nh bài hát về cn ngỗng xám bơi đi... khi có Grigôri tất cả lại hồi sinh và sống mãnh liệt trong tâm hồn ngời đàn bà suốt đời yêu, suốt đời cuộn trào nh Sông Đông ngày giông bão ấy.

Ngòi bút Sôlôkhôp quả có sức mạnh phi thờng do sự am hiểu cuộc sống và con ngời, do ý vị đắng cay của nó. Nhà văn đã đem hồn mình để hiểu hồn ngời, thâm nhập rất sâu vào thế giới tâm t của nhân vật, "đồng ca" cùng nhân vật những nỗi buồn vui, những dằn vặt, ao ớc, đau khổ, hạnh phúc... Lời nửa trực tiếp vì thế mà có sức nặng biểu hiện và giá trị thẩm mỹ sâu sắc. Thiên nhiên cũng là một phơng tiện độc đáo và tinh tế mà Sôlôkhôp sử dụng để diễn tả tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp (Trang 39 - 43)