Hành vi hớng nội:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp (Trang 32 - 39)

II. Hành vi hớng nội ngôn ngữ và những xung đột nội tâm.

1. Hành vi hớng nội:

Hành vi hớng nội là những hành động bên ngoài hớng vào bên trong bộc lộ những diễn biến thầm kín trong tâm t nhân vật. Theo nghĩa này độc thoại nội tâm cũng là một biểu hiện của hành vi hớng nội.

Trớc hết chúng tôi xét hệ thống hành vi hớng nội diễn tả xung đột tâm lý, nh nỗi đau đớn, day dứt không nói đợc thành lời nó tự phát bộc lộ qua những cử chỉ, hành động nh cời, khóc, thì thầm, vật vã... gần nh vô thức của Acxinhia. Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi trong Sông Đông êm đềm có khoảng chín lần Sôlôkhôp dùng những hành động bên ngoài để trực tiếp diễn tả thế giới tâm hồn Acxinhia.

Mối tình muộn màng của Acxinhia thực chất là một bi kịch. Nó mang đến cho nàng một chút hạnh phúc và thật nhiều đắng cay. Khiến cho một ng- ời đàn bà mạnh mẽ, gan góc nh Acxinhia nhiều khi phải cảm thấy một cách sâu sắc nỗi bất lực của chính mình. Hành vi hớng nội là sản phẩm của những nỗi đau âm thầm, những niềm lo sợ, ghen hờn, tủi cực mà ngay cả với Grigôri nàng cũn không thể sẻ chia. Sôlôkhôp đã nắm bắt những diễn biến vi diệu trong tâm hồn nhân vật và thể hiện một cách tinh tế qua những phản ứng bên ngoài của nàng. Rất nhiều lần Sôlôkhôp ghi lại những hành động tâm lý của Acxinhia kiểu nh: "bỗng nhiên chàng cảm thấy cánh tay Acxinhia kê cho mình gối đầu không hiểu sao nhũn ra, lún sâu xuống gối. Rồi cánh tay ấy run bật lên và chỉ một giây sau đã rắn lại trở về chỗ cũ" (89/I) hay "Acxinhia chống khuỷu tay nhìn chằm rất lâu vào mặt chồng... nàng nhìn một lát rồi lại vật đầu xuống gối thì thầm những gì không biết" (114/I)...

Biết bao nhiêu giằng xé, tuyệt vọng đợc biểu hiện không lời qua cái nhìn chằm chằm vô hồn của Acxinhia, bao nhiêu dồn nén đau khổ đến lú lẫn, mê man trong cái vật đầu và những lời thì thầm không đầu không đũa của nàng. Tất cả những hành động ấy đều hớng vào tâm hồn đang rối bời, ngổn ngang cảm xúc của Acxinhia trong đó là hỗn độn các trạng thái tình cảm vừa căm thù Grigôri, căm thù Xêhêpan, vừa yêu Grigôri mãnh liệt, đau đớn mà

bất lực, mà vô vọng vì cha biết mình phải làm gì để cứu vãn tình thế trớ trêu là Grigôri sẽ lấy vợ, nàng sẽ mất chàng mãi mãi.

Acxinhia yêu Grigôri bằng một tình cảm lớn lao ngay từ phút đầu. Thế nên những dồn nén, ẩn ức của một tình yêu mãnh liệt, tuyệt vọng thờng xuyên đẩy nàng vào trạng thái chờ đợi căng thẳng. Hành vi hớng nội chứa đựng cảm giác về nỗi đau bị ghìm nén, những xúc động bất ngờ trào lên đột ngột khiến lý trí không sao kiểm soát nổi "vừa thấy Grigôri, Acxinhia cảm thấy cái đòn gánh trong tay lạnh buốt, máu dồn lên làm hai thái dơng nóng nh lửa đốt" (114/I) "từ ngày Xêhêpan về nhà, đây là lần đầu tiên Acxinhia có đợc nụ cời lặng lẽ và ngập ngừng" (115/I).

Yêu Grigôri đến nh vậy nhng Acxinhia từng phạm sai làm trong mối quan hệ mờ mịt bản năng với Litnhiki. Sôlôkhôp đã diễn tả nỗi ân hận sự tủi nhục "một mình mình biết một mình mình hay" của nàng khi Gisca quay về: "Acxinhia áo xống phong phanh bớc ra thềm và dới làn gió lạnh thấu xơng, nàng ôm cái cột ớt đẫm trong tiếng gió bấc rú nh đa ra và cho đến và cho đến sáng vẫn cứ đứng nh thế" (598/I). Acxinhia đã tự trừng phạt mình nh vậy. Điều đó chứng tỏ từ sâu thẳm cõi lòng nàng không phản bội Grigôri. Khi tự hành xác mình, Acxinhia có lẽ đã ý thức một cách sâu sắc, thấm thía phút yếu lòng tai hại của mình. Mãi rất lâu sau này, khi đã nếm trải vô vàn cay đắng của cuộc đời chà sát với hoan cảnh khắc nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh Grigôri mới thấu hiểu... và chàng không bao giờ oán trách gì Acxinhia nữa cả.

Độc thoại nội tâm mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con ng- ời trong dòng chảy trực tiếp của nó, là một biểu hiện của hành vi hớng nội. Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo giúp ngời nghệ sĩ ghi bắt lại chính xác những sắc mầu tinh tế của đời sống tâm hồn. Bởi lẽ đây là ngôn ngữ nhân vật tự nói với mình một cách thầm kín, chân thực.

Trong Sông Đông êm đềm, số lần độc thoại nội tâm của Acxinhia không nhiều, độc thoại thờng ngắn, chủ yếu diễn tả những ý nghĩ vụt hiện, những day dứt thờng trực, những hồi ức chợt ùa đến trong lòng... dới dạng

những cân hỏi. Độc thoại nội tâm thờng xuất hiện khi nhân vật buộc phải lựa chọn, phải quyết định... Acxinhia là một phụ nữ nông dân, hơn thế tâm hồn nàng luôn sục sôi và có xu thế hớng ngoại cho nên những độc thoại của nàng chỉ diễn ra khi những xung đột nội tâm ở mức gay gắt nhất.

Lần đầu tiên Acxinhia nói chuyện với chính mình là lúc này bắt đầu nghĩ đến Grigôri và bàng hoàng nhận ra những rung động đầu tiên, mãnh liệt của lòng mình : "hôm nay sẽ có chuyện gì vui lắm đây, nhng chuyện gì thế nhỉ? Grigôri.... Côrisca..." (64/I).

Chỉ một dòng tâm t thoáng hiện trong óc Acxinhia, nghệ sĩ Sôlôkhôp đã cho thấy những biến đổi tinh tế, lớn lao trong đời sống tình cảm của nữ nhân vật chính. Niềm vui vô hình nào đó, nỗi rạo rực xao xuyến đang xâm chiếm cõi lòng Acxinhia. Một thứ tinh cảm mới mẻ, lạ lẫm, cha từng thấy... lâm sàng hồi hộp, lâng lâng, không hiểu nổi. Sự biến đổi rất nhỏ trong ngôn ngữ: từ Grigôri sang Grisca (tên gọi âu yếm) đã đánh dấu một bớc ngoặt quan trọng và xiết bao mạnh mẽ trong nội tâm Acxinhia. Kể từ giây phút ấy, những ý nghĩ, tình cảm của nàng sẽ giành trọn cho ngời đàn ông mà trái tim nàng đã tha thiết gọi tên...

Grigôri có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của Acxinhia đã hai lần nàng tự hỏi lòng mình một cách khắc khoải: "Mình sẽ can Grigôri để Grigôri đừng lấy vợ. Nếu không mình sẽ gắn bó cuộc đời với ai bây giờ?" (120/I); "... nếu hắn bảo Grigôri không còn sống nữa thì sao? Nếu vậy thì mình sẽ nh thế nào?" (469/IV). Có lẽ nỗi sợ lớn nhất của Acxinhia là nỗi sợ mất Grigôri - điều duy nhất vợt quá sức chịu đựng của ngời đàn bà cứng cỏi ấy.

ở những trang cuối cùng, về hình thức là Acxinhia nói chuyện với Grigôri nhng thực chất là nàng độc thoại. Acxinhia nói lên thành lời những niềm hạnh phúc, những nỗi đắng cay của đời mình và những gì thiêng liêng đã gắn bó nàng với Grisca trong suốt quãng đời giông bão đã qua. Trong tâm hồn nữ nhân vật chính chín mọng một niềm tin đinh ninh: "... cả chúng mình cũng sẽ tìm thấy phần hạnh phúc của mình" (739/IV). Và Acxinhia đã đem

Nh vậy, bằng hệ thống hành động mang tính tâm lý, Sôlôkhôp đã diễn tả đợc nhiều cung bậc cảm xúc phức tạp trong nội tâm nhân vật Acxinhia một cách sinh động "trực quan". Nhà văn đã phơi mở trên trang sách "diện mạo tâm hồn" độc đáo của nữ nhân vật chính.

Để khắc hoạ thế giới nội tâm phong phú, đa dạng của Acxinhia, Sôlôkhôp còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại và lời nửa trực tiếp. Vì ngôn ngữ là cái vỏ vật chất để nghệ sĩ cấu trúc nên hình tợng văn học. Ngôn ngữ đối thoại và lời nửa trực tiếp là những phơng tiện nghệ thuật rất phù hợp, hiệu quả mà nhà văn đã sử dụng đầy sáng tạo khi xây dựng hình tợng Acxinhia.

2. Đối thoại.

Có thể nói, các nhân vật của Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm rất a đối thoại. Bản tính độc trực của ngời Cô zắc Sông Đông hợp với hình thức giao tiếp hơn là tự phân tích, phân thân.

Trong suốt chiều dài tác phẩm, hầu nh Acxinhia đối thoại với tất cả các nhân vật nàng đã gặp. Câu chuyện của nàng bao giờ cũng đậm đà, gây ấn tợng. Acxinhia xuất hiện trong tác phẩm khoảng trên dới sáu mơi lần; mà có đến gần hai mơi lăm lần đối thoại với Grigôri ba lần đối thoại với ông Panchêlây, khoảng năm lần với Xchêpan, hai lần với Natalia... ngoài ra còn cha kể những cộc trò chuyện với các nhân vật khác. Số lần đối thoại chiếm hơn nửa tổng số lần xuất hiện của Acxinhia, điều đó phần nào nói lên tính các hoạt bát, sôi động của nhân vật và chứng tỏ ngôn ngữ đối thoại có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách và nội trên nhân vật.

ở nhân vật Acxinhia hội tụ khá đầy đủ những phẩm chất đặc sắc của phụ nữ lao động Sông Đông. Nàng vừa dịu dàng thuần hậu vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa sâu sắc vừa bộc trực; yêu thì yêu đến tận độ mà căm ghét thì cũng đến điều.

Ngôn ngữ đối thoại của Acxinhia trớc hết thể hiện đậm nét "chất CôZắc" với đầy những khẩu ngữ, thành ngữ... tơi rói chất sống y nh đám ruộng vừa đợc cày sục lên, thơm ngào ngạt mùi đất mới. Tình cảm với đối t- ợng giao tiếp cũng chi phối mạnh mẽ đến ngôn ngữ của Acxinhia. Qua lời

nói của nàng cùng có thể nhận thấy thái độ, cảm xúc của nhân vật đối với ng- ời đối thoại.

Giọng điệu trong ngôn ngữ đối thoại của Acxinhia hết sức đa dạng. Có lúc giọng nàng đanh đá, chì chiết, cay độc với những câu hỏi dồn dập, dằn từng chữ từng từ nh trút cả tâm t của mình lên đó. Acxinhia chạm trán với tình địch hai lần. Khi ở Iagotnôre, Acxinhia đã thể hiện tất cả sự căm hờn, ghen tuông, lo sợ, cả sự thiếu tự tin của mình khi liên tiếp dồn Natalia đến chân tờng bằng những lời nanh nọc, cố tình đàn ác (xem trang 549/I). Nàng lồng lộn bảo vệ một cách hung dữ cái tổ ấm của nàng và trả thù Natalia vì những đau khổ nàng đã phải chịu đựng. Lần thứ hai gặp nhau, cả Acxinhia và Natalia đã là những ngời đàn bà từng trải, đằm lắng hơn, bình tĩnh hơn. Vì thế mà cuộc đối thoại lần hai đau đớn và thể hiện sâu sắc bi kịch số phận của hai ngời phụ nữ bất hạnh đó. Vẫn là sự im lặng rất nhiều từ phía Natalia, Acxinhia vẫn ở thế chủ động. Nhng lần này Natalia đã cứng cỏi hơn còn Acxinhia lại mềm mỏng hơn. Acxinhia đã nói lên những nỗi lòng sâu kín và đau đớn nhất của đời mình với Natalia: "Tuổi tôi không còn ít ỏi gì nữa... chị rất còn có đợc hai đứa con, chứ tôi - giọng Acxinhia run lên, trầm hẳn xuống, thít đi - thì chỉ một Grisca trên đời này thôi ! Ngời đầu tiên mà cũng là ngời cuối cùng đấy" (233/IV). Câu nói chứa đựng tất cả bi kịch của Acxinhia, một ngời phụ nữ d thừa khả năng và khát vọng yêu thơng mà không có con, không có chồng; thế nên nàng đã dồn hết tình cảm cho Grigôri. Tình yêu của nàng với Grisca là thứ tình cảm độc tôn, là "tình yêu mẫu tử".

Có lúc giọng Acxinhia mỉa mai, cay đắng, giễu cợt, ngâm ngùi. Khi Xehepan đến Iagôtnôie cầu xin Acxinhia quay lại với mình, hàn gắn lại những mảnh vỡ tan tành của cuộc hôn nhân gợng ép. Ngôn ngữ đối thoại của Acxinhia với Xchêpan thờng ngắn, khô khan, vô hồn, chủ ngữ bị lợc bỏ tối đa. Điều đó phần nào diễn tả sự xa cách, dửng dng, gợng gạo trong tình cảm của nàng đối với chồng. Không đến mức nh Ana Karênina chán chồng thấy

tai chồng dài ra khủng khiếp nh tai lừa, nhng những câu thoại cộc lốc, rời rạc, ngắt quãng của Acxinhia khi giao tiếp với Xchêpan cũng đủ nói lên sự không thể hoà hợp trong tâm hồn giữa họ.

Có lúc giọng điệu trò chuyện của Acxinhia thật ngọt ngào, trẻ thơ, thể hiện một tình yêu thơng mãnh liệt, sôi nổi - cái giọng mà Grigôri nhận xét là "rất âu yếm, rất đáng yêu, rất đàn bà, rất ngớ ngẩn" (637/III). Trong Sông Đông êm đềm ngời đọc đợc nghe nhiều nhất là giọng yêu thơng nồng nàn của Acxinhia. Bởi lẽ tiếng nói tình yêu là âm chủ trong ngôn ngữ nữ nhân vật chính.

Sự đa giọng điệu trong ngôn ngữ đối thoại thể hiện tâm hồn cực kỳ phức tạp với nhiều mối quan hệ chồng chéo, những tình cảm phong phú trong đời sống nội tâm của Acxinhia.

Trên đây chúng tôi vừa xét đến yếu tố tình cảm, tâm lý chi phối đến ngôn ngữ và giọng điệu đối thoại của nhân vật. Chúng tôi còn muốn nói đến những đặc sắc nghệ thuật của Sôlôkhôp trong việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại nh một thủ pháp biểu thị tâm lý nhân vật.

Thứ nhất là nghệ thuật tạo sự giãn cách ngôn từ, tạo những khoảng cách trong lời thoại bằng những dấu chấm lửng. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy trong những đoạn thoại giữa Acxinhia - Grigôri mật độ những dấu chấm lửng khá dày đặc. Khoảng trống ngôn từ đã tạo ra những khoảng dừng tâm lý, diễn tả tâm trạng bối rối, băn khoăn, ngập ngừng... những điều nhân vật không nói bằng lời.

Ngời đọc dễ dàng nhận ra những mâu thuẫn trong Acxinhia qua câu thoại đầy dấu bỏ lửng: "Natalia... Natalia.... cô ấy đẹp... đẹp lắm. Đợc đấy, anh lấy đi. Hôm nọ em gặp Natalia ở nhà thờ... diện diện là..." (89/I). Sôlôkhôp đã diễn tả tài tình hơi thở ngắt quãng của Acxinhia khi nhắc đến "ngời thứ ba" đang chen vào giữa nàng và Grigôri. Hiện trên bề mặt ngôn từ là lời khen Natalia, nhng ở trong những dấu ba chấm kia chứa đựng không

biết bao nhiêu tủi hờn, chua xót, bao nhiêu mặc cảm cay đắng. Acxinhia bảo Grigôri lấy Natalia đi, nhng câu nói của nàng lại chất chứa bao nhiêu níu kéo, bao nhiêu ghen tị rất đàn bà.

Có thể dẫn ra rất nhiều những đoạn thoại dày đặc dấu chấm lửng nh thế trong những lần Acxinhia đối thoại với ngời yêu. Vì khuôn khổ luận văn không cho phép chúng tôi liệt kê hết những đoạn thoại đặc sắc (có thể xem thêm các trang 69/I; 636/III; 441/IV...).

Một biến thế khác trong nghệ thuật tạo sự giãn cách ngôn từ trong đối thoại của Sôlôkhôp là đối thoại không lời. Ngôn ngữ bị triệt tiêu hoàn toàn. Qua sự im lặng của ngôn từ, Sôlôkhôp đã thể hiện sâu sắc những tình cảm phức hợp, tinh tế nhất của thế giới tâm hồn. Những khoảng lặng ngôn từ có khả năng "nói" nhiều hơn cả ngôn ngữ. Im lặng là đỉnh cao của mọi âm thanh.

Hai lần Acxinhia và Grisca gặp nhau trên bến Sông Đông, đã "đối thoại" bằng sự im lặng là hai lần trong nội tâm của họ chồng chất nhiều mâu thuẫn, nhiều cảm xúc nhất. Có thể nói đây là hai đoạn thoại đặc biệt trong tác phẩm và có tính chất tơng ứng kỳ lạ. Lần thứ nhất, sau những đêm bị chồng hành hạ, cả thể xác và tâm hồn quằn quại trong đau đớn, hờn giận, nhớ th- ơng, Acxinhia gặp Grigôri trên bến sông quen thuộc. Một nỗi cay đắng trớ trêu không ao diễn tả đợc trong tâm hồn cả hai ngời. Họ không tìm đợc lời nào để nói với nhau ngôn ngữ đã bất lực. "Chàng rung rung lông mày, mỉm một nụ cời đờ đẫn. Acxinhia vẫn đi, mắt nhìn qua đầu Grigôri ra Sông Đông xanh biếc đang thở hổn hển dới những làn sóng" (114/I). Lần thứ hai, cũng trên bến sông ấy sau bao nhiêu năm xa cách vời vợi, bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, cả hai đã già dặn, từng trải hơn, có cả những lãng quên, lầm lỡ... nhng tình yêu vẫn là ngọn lửa nồng nàn, bỏng cháy trong hai trái tim. Một lần nữa Sôlôkhôp lại dùng đối thoại vo ngôn đề diễn tả những xúc động vô bờ trong nội tâm hai nhân vật chính: "Grigôri chuyển*** mắt từ khuôn mặt Acxinhia ra Sông Đông. Với những thân cây trắng nhợt, đám tiêu huyền bị ngâm nớc lắc l..." (509/III). Không có một lời nào trao đổi giữa họ nhng chính sự im lặng lại truyền tải đợc mãnh liệt nhất tiếng lòng dào dạt yêu th-

ơng và nghẹn ngào xúc động trong tâm hồn họ ở khoảnh khắc ấy. ánh mắt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật Acxinhia trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm của Mikhain Sôlôkhốp (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w