Về chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ tại Thái Lan 1997 - 1999 (Trang 26 - 30)

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực nhng Thái Lan lại là một trong những nớc có tình hình chính trị bất ổn định nhất ở Đông Nam

á. Sự tranh giành quyền lực của các phe phái chính trị, hiện tợng giải tán quốc hội, thay đổi Chính phủ, cải tổ nội các, liên minh cầm quyền giữa nhiều đảng thờng xuyên diễn ra ở Thái Lan. Ngời ta tính rằng ở Thái Lan ít khi có vị Thủ t- ớng nào cầm quyền đủ 2 nhiệm kỳ, thậm chí là không đợc một nhiệm kỳ đã phải tuyên bố từ chức. Các phe phái chính trị đối lập ở Thái Lan hoạt động rất mạnh, nạn biểu tình của dân chúng khá phổ biến, đó là cha kể đến các vụ bạo

động khủng bố do các phần tử Hồi giáo ở miền Nam gây ra. Do đó, các đảng phái chính trị ở Thái Lan khi lên nắm quyền bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế đất nớc còn phải chịu một sức ép chính trị rất lớn. Bên cạnh đó, cũng do sự tranh giành quyền lực quyết liệt và tốn kém trong các cuộc bầu cử nên “phần lớn các chính khách Thái Lan khi lên nắm quyền đều tìm cách bù lỗ cho những chi phí khổng lồ bỏ ra trong các cuộc tranh cử ” [21;36]. Rất nhiều Chính phủ đã bị buộc tội tham nhũng hoặc tỏ ra yếu kém trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.

Đặc điểm lớn nhất của nền chính trị Thái Lan đó là sự chi phối của giới sự trong đời sống chính trị đất nớc suốt một thời gian dài, thậm chí cho đến ngày nay các tớng lĩnh quân đội vẫn có vai trò quan trọng trên chính trờng Thái Lan.

Chế độ quân chủ lập hiến ở Thái Lan đợc hình thành vào năm 1932. Nếu hoạt động đúng theo nguyên tắc của thể chế chính trị này thì quyền lực lớn nhất phải thuộc về Nghị viện. Thế nhng ở Thái Lan quyền lực thực tế lại nằm trong tay phái quân sự, chế độ lập hiến chỉ là chiếc “áo khoác”. Có thể nói lịch sử chính trị Thái Lan đã trải qua một thời kỳ dài bị lực lợng quân sự thao túng (từ năm 1947, sau cuộc đảo chính của Phibun Songkram đến năm 1973 khi Chính phủ dân sự đầu tiên đợc thành lập)

Từ 1932 - 1978, ở Thái Lan diễn ra 14 cuộc đảo chính quân sự với sự ra đời của 12 bản Hiến pháp khác nhau, 7 Thủ tớng vốn là tớng lĩnh quân đội cầm quyền trong vòng 43 năm. Đến năm 1973, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự của các lợng lợng dân chủ, tiến bộ ở Thái Lan dâng cao mạnh mẽ. Đi đầu trong phong trào là lực lợng sinh viên trong các trờng đại học ở Băng Cốc. Những ngời đấu tranh phản đối chính sách theo đuôi Mỹ và bóp nghẹt nền dân chủ của nhà nớc độc tài quân sự, đòi cải tổ hệ thống chính trị, thiết lập Nghị viện và ban hành Hiến pháp mới. Phong trào nhanh chóng lan

rộng ra phạm vi cả nớc và phát triển thành những cuộc xung đột đẫm máu ở thủ đô Băng Cốc.

Trớc tình thế đó, nhà vua Thái Lan Bumiphôn đã buộc Thanỏm phải rời khỏi cơng vị Thủ tớng, chấm dứt sự tồn tại 26 năm của chế độ độc tài quân sự (1947 - 1973) ở Thái Lan.

Sau khi chế chế độ độc tài quân sự sụp đổ, một Chính phủ dân sự do nhà vua chỉ định đợc thành lập. Tuy nhiên, những bất ổn về chính trị vẫn cha chấm dứt trong những năm tiếp theo, các Chính phủ dân sự liên tiếp sụp đổ sau thời gian cầm quyền ngắn ngủi. Đến tháng 10- 1976, lực lợng quân sự đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ phe dân sự. Một Chính phủ mới đợc thành lập do luật s Thanin Kravichiên đứng đầu nhng trên thực tế Chính phủ Thanin hoạt động d- ới sự điều khiển của lực lợng quân sự. Năm 1978, dới sức ép của những ngời đấu tranh đòi dân chủ, giới cầm quyền quân sự Thái Lan đã có sự nhợng bộ trong bản Hiến pháp năm 1978 bằng việc chấp nhận thành lập Quốc hội lỡng viện, trong đó Hạ viện do dân bầu cử. Tuy nhiên, chính sách trên của giới quân sự cũng chỉ mang tính hình thức, bởi lẽ trên thực tế giới quân sự vẫn nắm quyền chi phối việc bổ nhiệm các Thợng nghị sĩ để thông qua đó khống chế nền chính trị đất nớc. Thợng viện đợc sử dụng nh một công cụ để giới quân sự thực thi quyền lực của mình. Thậm chí bớc vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, mặc dù lực lợng dân chủ đã trở lại địa vị lãnh đạo đất nớc (từ tháng 8 - 1988) nhng các cuộc đảo chính quân sự vẫn thờng xuyên diễn ra, giới quân sự vẫn chi phối mạnh mẽ đến tình hình chính trị đất nớc.

Mặc dù đạt đợc tốc độ tăng trởng kinh tế cao, có những lúc lên tới hai con số (năm 1988, 1989 trên 10%), nhng việc phái quân sự thao túng đời sống chính trị đã làm cho tình hình chính trị - xã hội liên tục mất ổn định. Sự thiếu vắng của một nền dân chủ thực sự ở Thái Lan đã kìm hãm sự phát triển năng động của nền kinh tế. Bởi lẽ khi kinh tế thị trờng tự do cạnh tranh phát triển thì sự tồn tại của các yếu tố phi dân sự sẽ không còn phù hợp. Giới quân sự Thái

Lan trong nhiều năm cầm quyền đã mắc phải những sai lầm trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, thiếu chiến lợc phát triển ổn định và bền vững, quá thân phơng Tây để mất đi sự chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sau nhiều thập kỷ đạt đợc tốc độ tăng trởng kinh tế cao, Thái Lan đợc nhìn nhận là một trong những “hiện tợng” của châu á. Sự đánh giá quá cao về triển vọng phát triển của Thái Lan của cộng đồng quốc tế đã phần nào làm cho ngời Thái nóng vội trên hành trình trở thành nớc công nghiệp mới mà quên đi những khuyết tật trong hệ thống chính trị - xã hội của đất nớc.

Truyền thống thân phơng Tây của giới cầm quyền Thái Lan đã đa quốc gia Phật giáo này đến với một nền văn hoá mang nặng tính thực dụng. Thái Lan trở thành một trong những xã hội tiêu dùng xa xỉ nhất ở châu á. Trong khi nền kinh tế chỉ chạy theo những chỉ số tăng trởng mà không quan tâm đến tính cân đối và bền vững thì chỉ số tiêu dùng của ngời dân luôn ở mức cao. Các mặt hàng xa xỉ phẩm đợc nhập vào Thái Lan hàng năm tiêu tốn hàng tỷ USD. “Thủ đô Băng Cốc cổ kính, một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam á đã trở thành một trong những ổ chứa mại dâm lớn nhất thế giới ” [21; 122].

Sự phát triển nhanh của nền kinh tế đã hình thành ngày càng nhiều tầng lớp kinh doanh ở các đô thị lớn, đặc biệt là Băng Cốc. Trong đó hơn một nửa là ngời Hoa, họ nắm trong tay nhiều tập đoàn kinh tế lớn. Sự xuất hiện của tầng lớp doanh nhân mới, đặc biệt là doanh nhân ngời Hoa đã làm rạn nứt cơ cấu xã hội hình thành từ năm 1932 vốn dựa trên những đặc quyền đặc lợi của giới quân đội và cảnh sát. Từ một tầng lớp nhỏ bé, họ đã vơn lên trở thành một giai cấp trong xã hội có học thức, có tiềm lực kinh tế. Giai cấp này đã đòi có vị trí chính trị tơng xứng với tầm vóc kinh tế của họ. Vì thế nhiều ngời trong số họ đứng trong hàng ngũ những ngời biểu tình đấu tranh đòi thực hiện dân chủ ở Thái Lan. Đây là tầng lớp nhận đợc sự ủng hộ của dân chúng trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện nền chính trị thực sự dân chủ ở Thái Lan.

Trong khi đó, tình trạng bạo loạn ở miền Nam luôn trở thành vấn đề nóng bỏng thách thức giới cầm quyền Thái Lan. Năm tỉnh miền Nam Thái Lan là nơi c trú của khoảng 6 triệu ngời Hồi giáo, chiếm 10% dân số nớc này, trong đó 85% dân số theo đạo Hồi. Từ năm 1959, cộng đồng Hồi giáo ở đây đã lập ra Mặt trận Giải phóng dân tộc Pattani (BNPP) với mục tiêu giành độc lập hoàn toàn và thành lập một bang Hồi giáo. Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, những cuộc xung đột vũ trang kết hợp với thơng lợng liên tục diễn ra giữa BNPP và Chính phủ Băng Cốc. Chính phủ đã bãi bỏ một số luật lệ nhằm trao trả lại các đặc quyền cho cộng đồng Hồi giáo, đồng thời thực hiện một số dự án kinh tế để cải thiện tình trạng nghèo khổ ở các tỉnh miền Nam. Tuy nhiên, những cố gắng của Chính phủ cũng không thể giải quyết đợc tình hình, hố ngăn cách giữa chính quyền Băng Cốc với cộng đồng Hồi giáo miền Nam vẫn còn rất rộng.

Có thể nói trớc khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bùng nổ ở Thái Lan, đất nớc này đã trải qua một thời kỳ dài mất ổn định về chính trị - xã hội. Chính vì thế, khi nhận thấy nguy cơ khủng hoảng sắp bùng nổ, giới doanh nhân và ngời dân đã nhanh chóng rút tiền ra khỏi ngân hàng để mua USD làm cho hệ thống tài chính ngân hàng suy sụp nhanh chóng.

Tóm lại, mặc dù không phải nguyên nhân chính nhng sự mất ổn định của tình hình chính trị - xã hội là một trong những tác nhân góp phần dự báo, đẩy nhanh và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ tại Thái Lan 1997 - 1999 (Trang 26 - 30)